Chuyên đề Hướng dẫn học sinh cách học môn ngữ văn Năm học: 2007 – 2008

doc10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hướng dẫn học sinh cách học môn ngữ văn Năm học: 2007 – 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NINH GIA 
 TỔ VĂN 
 

CHUYÊN ĐỀ

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH HỌC MÔN NGỮ VĂN
Năm học: 2007 – 2008



A. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2006 – 2007 : 

 Trong năm học 2006 – 2007, tổ Văn đã triển khai đến học sinh khối 6 + 9 chuyên đề “Hướng dẫn học sinh cách học môn Ngữ văn”. Qua một thời gian thực hiện, chúng tôi đánh giá lại tình hình việc thực hiện chuyên đề như sau.

 1. Ưu điểm: 
 - Bước đầu, học sinh đã biết cách học từng phân môn.
 - Biết cách soạn bài, chuẩn bị bài ở nhà.
 - Phần lớn học sinh đã hình dung được tiến trình ôn tập, biết sắp xếp kế hoạch ôn tập để 
 chuẩn bị cho bài kiểm tra.
 - Đã biết hệ thống hoá kiến thức (ở mức cơ bản nhất) theo từng phân môn theo sơ đồ.

 2. Hạn chế:
 - Học sinh vận dụng cách học các phân môn chưa linh hoạt.
 - Học sinh còn hạn chế trong việc vận dụng từ lý thuyết sang thực hành.
 - Một số học sinh yếu bộ môn vẫn chưa biết cách xây dựng kế hoạch ôn tập cho bản thân 
 mình.
 - Một số học sinh vẫn chưa xây dựng được thói quen tự học.

 
 * Đánh giá chung :

 Sau khi thực hiện chuyên đề, chỉ tiêu bộ môn Văn năm học 2006 – 2007 tuy có giảm sút hơn năm học trước, nhưng chỉ tiêu đó đã đánh giá được một cách thực chất chất lượng học bộ môn của học sinh trong năm học. Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trên, tổ Văn tiếp tục triển khai chuyên đề “Hướng dẫn học sinh cách học môn Ngữ văn” cho học sinh khối 7 + 8, năm học 2007 – 2008.





B. TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ “HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH HỌC MÔN NGỮ VĂN” – năm học 2007 – 2008.

Phần I. Mở đầu.

Hãy nêu nhận xét về hiệu quả, chất lượng hoạt động nghệ thuật của 2 diễn viên kịch nói sau:

1. Người thứ nhất: Thuộc lời thoại, siêng năng luyện tập, chuẩn bị trang phục chu đáo.
2. Người thứ hai: Thuộc lời thoại, siêng năng luyện tập, chuẩn bị trang phục chu đáo. Bên cạnh 
 đó, người này còn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu để thể hiện nội tâm nhân vật, 
 hoà mình vào nhân vật.

* Nhận xét :
 - Người thứ nhất : Không thể diễn xuất tốt, không được công chúng đón nhận. Tóm lại không 
 thành công trong vai diễn.
 - Người thứ hai : Có thể mang lại hiệu quả nghệ thuật cao. Khán giả sẽ nhớ mãi hình tượng 
 nhân vật được người này thể hiện. Vì sao nói có thể ? Vì còn phụ thuộc vào năng khiếu, vào 
 tay nghề của người đó.

* Vận dụng vào việc học :
Muốn học tốt môn Văn cần có:
 1. Nắm chắc hệ thống kiến thức, bao gồm: Học thuộc, hiểu định nghĩa, khái niệm, nắm nội 
 dung và nghệ thuật của từng văn bản cũng như sự chuẩn bị những điều cần thiết của diễn 
 viên kịch nói.
 2. Nắm vững phương pháp học bộ môn cũng như cách nhập vai nhân vật của diễn viên kịch 
 nói.
 3. Có sự cảm thụ tốt + năng khiếu để vận dụng làm bài cũng như năng khiếu và tay nghề 
 của diễn viên kịch nói.
 
Phần II. Nội dung.

I. Hãy kiểm soát hoạt động học của chính mình .
 1. Hãy tập trung chú ý.
 2. Hỏi ngay những gì mình chưa rõ.
 3. Tái hiện ( làm hiện ra trở lại ) trong đầu những gì vừa được học.
 4. Trình bày lại trong đầu.
 5. Cố gắng tự giải thích lại cho chính mình ( cho bạn nếu đang thảo luận nhóm ) từng chi tiết. 

 I. 1. Hãy chuẩn bị tâm thế cho việc học bằng cách hãy tập trung chú ý.
 (?) Tại sao phải chú ý ? Hậu quả của việc không chú ý luyện tập đối với diễn viên kịch nói ?
 - Không thuộc lời thoại, lúng túng trong diễn xuất.
 - Lẫn lộn lời thoại giữa các cảnh kịch, màn kịch.
 - Hậu quả: Ảnh hưởng đến bản thân, gây ấn tượng không tốt cho người xem. Dần dần sẽ 
 không có chỗ đứng trong lĩnh vực kịch nói.
 I.2. Hậu quả của việc học không chú ý.
 - Không thể theo dõi bài học.
 - Không thể suy nghĩ và không hiểu bài.
 - Không nắm được cốt lõi, bản chất của vấn đề.
 - Không trình bày lại được nội dung bài học.
 - Không vận dụng để làm bài tập được.
 - Không biết chắc lọc kiến thức để ghi, không thể nhớ.
 - Học bài sẽ không thuộc, khó thuộc, khó nhớ bài.

 I.3. Chú ý như thế nào?
 - Khi bắt đầu giờ học hãy gạt bỏ ra khỏi đầu mọi vấn đề khác không liên quan.
 - Hãy nhìn, hãy nghe và cố gắng tái hiện lại trong đầu những gì vừa nghe, vừa nhìn.

 I.4. Chú ý những gì trong giờ học?
 - Nhìn, quan sát : Nhẩm, tái hiện lại trong đầu.
 - Đọc : Hiểu, cảm thụ tác phẩm.
 - Nghe : Tiếp thu và tái hiện.
 - Luyện tập :Vận dụng lí thuyết để giải quyết bài tập, qua đó củng cố khắc sâu kiến thức.

 I.5. Cách học để ghi nhớ, dễ vận dụng, không học vẹt (Học mà không hiểu).
 Để đạt kết quả tốt đối với từng dạng bài học, để ta có thể căn cứ vào các đặc điểm sau :
 + Một vấn đề bao giờ cũng bao gồm nhiều khái niệm (đối tượng) liên kết với nhau, do đó 
 cần nắm chắc mọi khái niệm liên quan (cũ, mới).
 + Để nắm chắc và hiểu cặn kẽ cần chia nhỏ vấn đề (câu, đoạn, cả bài) rồi liên kết từng 
 phần nhỏ lại với nhau.

II. Nội dung cụ thể.

 II.1. Đối với phân môn Văn học

 1. Chuẩn bị ở nhà:
 (?) Để học tốt phần văn bản trên lớp ở nhà em chuẩn bị những gì và chuẩn bị như thế nào? 
 (Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và hướng dẫn cách học ).
 HD :	- Để học tốt các văn bản, khi học tác phẩm văn học phải đọc trước tác phẩm 2 -> 3 lần. 
 Lần 1 đọc qua để nắm bắt được nội dung tác phẩm, lần 2 đọc chậm, kỹ để nắm sâu hơn, 
 lần 3 đọc và kết hợp tự tìm hiểu dựa vào hệ thống gợi ý tìm hiểu, kết hợp nắm những 
 nét cơ bản về tác giả, tác phẩm từ chú thích.
	- Nếu tác phẩm là thơ, phải tập đọc diễn cảm để bước đầu có thể cảm nhận được cái hay, 
 cái đẹp trong thơ, tìm nghệ thuật sử dụng trong bài, tìm từ ngữ quan trọng.
	- Đối với tác phẩm là truyện, đọc tác phẩm lần 1 sau đó tóm tắt tác phẩm một cách ngắn 
 gọn, đọc lần 2 tìm chi tiết cần phân tích, tìm kết cấu của truyện, tìm hiểu nhân vật, nghệ 
 thuật và trả lời câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.
	- Nếu làm được như vậy để chuẩn bị cho công việc soạn bài, thì đến lớp sẽ hiểu bài dễ 
 dàng và hiểu sâu hơn.
	- Ngoài ra, để mở rộng kiến thức phần văn bản, ngoài sách giáo khoa, học sinh cần tham 
 khảo thêm tư liệu như các tác phẩm lớn, tạp chí văn học, từ điển văn học, các bài văn, 
 bài báo hay. Khi đọc, cần ghi chép những lời hay, ý đẹp vào sổ tay văn học của mình để 
 khi cần thiết đưa ra vận dụng.
Ví dụ:
* Câu hỏi 1: Để học tốt bài “ Sông núi nước Nam” em chuẩn bị những gì ở nhà? (Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung).
GVHD : Để chuẩn bị tốt văn bản “ Sông núi nước Nam” chúng ta phải thực hiện theo các bước sau:
 + Bước 1: Đọc kỹ bài thơ.
 Đây là bài thơ ở phần văn học trung đại, được viết bằng chữ Hán. Vì vậy khi đọc bài thơ, ta 
 phải đọc cả phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ 2 -> 3 lần. Không những thế, ta phải đọc kỹ 
 phần giải nghĩa từng chữ trong bài thơ để nắm được nghĩa của chúng.
 + Bước 2 : Tìm hiểu chú thích trong sách giáo khoa.
 - Chúng ta phải đọc phần chú thích để nắm được tiểu sử tác giả, thể loại, hoàn cảnh ra đời 
 của tác phẩm.
 - Thường thì chúng ta không đọc hoặc đọc sơ qua phần này. Nhưng đây lại là phần quan 
 trọng, nó góp phần giúp chúng ta hiểu dược nội dung của tác phẩm. Vì vậy ta phải đọc kỹ 
 phần này và trả lời được các câu hỏi:
 + Bài thơ thuộc thể loại gì ?
 + Tác giả của bài thơ là ai ?
 + Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
 + Bước 3: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật bài thơ thông qua việc trả lời các câu hỏi trong 
 phần đọc hiểu văn bản.
	- Trong sách giáo khoa đã đưa ra 5 câu hỏi rất cụ thể để giúp chúng ta nắm được nội 
 dung, nghệ thuật của tác phẩm. Muốn trả lời được 5 câu hỏi trên, chúng ta cần đọc lại 
 bài thơ trên một lần nữa, dựa vào phần chú thích ( * ) để trả lời.
	- Với mỗi câu hỏi, chúng ta phải đọc kỹ để hiểu được yêu cầu của nó trước khi trả lời.
 - Sau khi đã trả lời đầy đủ các câu hỏi trong sách giáo khoa, chúng ta nên rút ra nội 
 dung, nghệ thuật chung của bài thơ. Đây cũng là bước quan trọng để giúp ta nhớ và 
 hiểu rõ hơn về tác phẩm này.
 + Bước 4: Làm bài tập.
 - Chúng ta phải làm bài tập trong phần luyện tập để khi thầy, cô giáo giảng bài trên lớp 
 chúng ta sẽ có cơ sở đối chiếu, sẽ nhận ra mình đã hiểu đúng chưa và như vậy chúng ta 
 sẽ dễ dàng tiếp thu được kiến thức thầy, cô truyền đạt trên lớp. 
 - Nếu như ta thực hiện được các bước trên thì việc học và hiểu các tác phẩm văn học sẽ 
 không có gì là khó đối với ta cả.

* Câu hỏi 2: Để học tốt bài “ Cô bé bán diêm” em chuẩn bị những gì ở nhà? (Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung ).
GVHD : Để học tốt bài “ Cô bé bán diêm” ở lớp thì ở nhà chúng ta phải chuẩn bị:
 + Đọc tác phẩm ba lần.
 - Đọc lần 1: Đọc qua để nắm bắt được nội dung tác phẩm. Sau khi đọc, chúng ta sẽ tóm tắt 
 tác phẩm một cách ngắn gọn, đầy đủ, chính xác để có thể giúp cho việc tìm hiểu tốt.
 - Đọc lần 2: Đọc kỹ hơn, chú ý vào các chi tiết tiêu biểu để tìm chi tiết cần phân tích.
 VD: ­ Chú ý gia cảnh cô bé: Mẹ chết, sống với bố, đầu trần, đi chân đất …
 ­ Tình trạng cuộc sống thì chú ý chi tiết : Cha em sẽ đánh em, sống trên gác sát mái nhà, 
 rét buốt …
 - Đọc lần 3: Đọc kỹ để tìm hiểu. Dựa vào những gợi ý tìm hiểu, kết hợp nắm những nét cơ 
 bản về tác giả, tác phẩm từ chú thích, qua đó tìm hiểu kết cấu, giá trị nội dung, nghệ thuật, 
 đặc điểm nhân vật … và trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.
 + Với văn bản “ Cô bé bán diêm” phải đọc lần ba để tìm bố cục. Bố cục có thể chia làm 3 
 phần :
 ­ Phần 1 có nội dung : Em bé trong đêm giao thừa.
 ­ Phần 2 có nội dung : Thực tế và mộng tưởng.
 ­ Phần 3 có nội dung : Một cảnh thương tâm.
 + Đọc lần 3 chúng ta phải tự tìm hiểu nhân vật, hoàn cảnh sống, công việc như : Trong đêm 
 giao thừa em bé làm gì ? Khi quẹt diêm những mộng tưởng nào đến với em ? Nhưng sau đó 
 thực tế như thế nào với cô bé ?
 + Để tìm hiểu giá trị nghệ thuật, chúng ta cần xem xét chi tiết nào đã làm cho hoàn cảnh của 
 cô bé thêm nổi bật ? Thái độ của mọi người ra sao trước cảnh thương tâm ở cuối truyện ?
 VD: Chi tiết mùi ngỗng quay, nhà nào đèn cũng sáng rực cho thấy sự đối lập với hoàn cảnh 
 hiện tại.
 - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn qua ba lần mộng tưởng đan xen thực tế.
 - Từ việc tìm hiểu đó, các em sẽ có thể trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa phần đọc 
 hiểu văn bản một cách dễ dàng. Ngoài ra, để nắm kỹ hơn văn bản, các em còn phải đọc 
 thêm các tư liệu của các tác giả, nhà phê bình khác nói về tác phẩm. 

 2. Học trên lớp:
(?) Để tiếp thu bài tốt thì trong giờ học em phải làm những gì?( Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung ).
HD : - Cần tập trung nghe giảng, nghe ý kiến xây dựng bài của bạn, hỏi ngay những điều mình 
 chưa hiểu.
- Có vở nháp ghi những gì thầy, cô giáo giảng (cần thiết) những dẫn chứng minh hoạ, mở 
 rộng và tích luỹ thêm kiến thức vào sổ tay văn học.
 - Thực hiện đầy đủ, đầu tư tốt các bài tập thầy cô giáo giao về nhà, chú ý các bài tập viết 
 đoạn liên quan đến kiến thức văn học như : Phát biểu cảm nghĩ, nghị luận.

Ví dụ: Vận dụng - Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn kết của văn bản “ Cô bé bán diêm”.
 Mẫu: Bị cái đói và cái rét hành hạ, lại bị đe doạ, chửi mắng, em bé bán diêm vẫn thể hiện những tình cảm đẹp đẽ và hướng thiện. Khi chết vẫn thanh thản mỉm cười, như được an ủi bởi một niềm tin. Nhưng nụ cười trong cơn mê, trong giấc mơ làm sao thay thế được thực tế ? Cho nên kết thúc tác phẩm vẫn mang đậm chất bi kịch. Nó là bị kịch của cõi đời thiếu vắng tình người. Những điều kì diệu trong ngọn lửa diêm thực chất đều là ảo ảnh của ước mơ, những ảo ảnh đã tan biến khi que diêm vụt tắt. Và ảo ảnh cuối cùng đã bay lên cùng linh hồn đáng thương của em. Đoạn kết cho thấy người đời vẫn không hiểu được nỗi khát khao của một đồng loại bé bỏng. Cô bé bán diêm chết đâu phải giản đơn vì rét, mà chủ yếu là do thiếu tình người. Những con người qua lại bên cạnh cô bé lúc cô sống cũng như khi cô đã chết dửng dưng trước số phận của cô. Người bố thì trở thành nỗi sợ hãi của cô. Toàn bộ hi vọng cứu vớt cô bé được gửi gắm vào linh hồn người bà đã quá cố và cuối cùng là gửi vào thượng đế. Cho nên những điều kì diệu và cảnh huy hoàng cuối cùng không khoả lấp được lòng thương xót đối với số phận cô bé. Cô bé đã chết rồi nhưng cái chết của cô vẫn nhắn lại nhiều điều với những ai đang sống.

 3. Học ở nhà:
(?) Sau khi đã tìm hiểu văn bản ở lớp, về nhà em phải làm gì ? Phải học như thế nào để hiểu sâu sắc hơn văn bản đã học? ( Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung ).
HD : Sau khi đã tìm hiểu văn bản ở lớp, về nhà chúng ta cần:
 - Học ngày bài của ngày hôm đó.
 - Tự ôn luyện ngay từ khi chưa làm bài kiểm tra, nên ôn tập theo cụn văn bản. (VD: Cụm văn 
 bản nhật dụng, cụm văn bản truyện trung đại. Cần hệ thống theo chủ đề với những dẫn 
 chứng cụ thể).
 - Tuyệt đối không được học vẹt, phải vừa học vừa tự kiểm tra theo cách tự đặt ra vấn đề và tự 
 giải quyết. Có thể dựa vào những câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc các đề mục cấu trúc, 
 các đơn vị kiến thức trong bài học. VD: Những gì cần nắm về tác giả? Xuất xứ, thể loại, 
 phương thức biểu đạt? Nghệ thuật? Nội dung chính? Nội dung đó thể hiện với những ý nào? 
 ……

 II.2. Đối với phân môn Tiếng Việt.

 1. Chuẩn bị ở nhà:
(?) Để học tốt bài tiếng việt ở lớp về nhà em chuẩn bị những gì và chuẩn bị như thế nào? (Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung).
HD : - Như ta đã biết, tiếng Việt là một phân môn rất quan trọng của môn Ngữ văn. Nếu chúng 
 ta nắm vững kiến thức phần này thì có thể tích hợp tốt khi học văn bản, sẽ phân tích được 
 giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản một cách sâu sắc. Với Tập làm văn, tiếng Việt sẽ 
 giúp ta biết dùng từ, diễn đạt câu văn trôi chảy, có ý nghĩa. Không những thế, tiếng Việt 
 còn giúp ta khi giao tiếp hằng ngày. Chính vì vậy mà ta phải học tốt phân môn tiếng Việt 
 ở nhà qua hai khâu : Học bài cũ và soạn bài mới.
 - Phần bài cũ ta phải học kĩ, học thuộc lí thuyết. Từ lí thuyết vận dụng giải quyết các bài 
 tập một cách triệt để. Sau khi nắm được kiến thức trọng tâm của bài cũ, chúng ta tiến 
 hành học bài mới bằng cách : Đọc kĩ ví dụ, phân tích ví dụ theo câu hỏi sách giáo khoa. 
 Từ ví dụ rút ra kiến thức ở mức độ sơ giản nhất. Khi tìm hiểu bài mới phần lí thuyết, 
 chúng ta phải xem phần luyện tập, dự kiến cách giải quyết các bài tập theo hiểu biết của 
 mình, có như vậy đến lớp khi thầy cô giảng bài mới tiếp thu một cách hứng thú và say 
 sưa. Nếu chúng ta chuẩn bị tốt ở nhà thì việc học phân môn tiếng Việt sẽ không khó 
 khăn, ta sẽ nắm chắc kiến thức ngay tại lớp và đạt hiệu quả cao trong học tập.

(?) Với bài “ Từ láy” em chuẩn bị ở nhà như thế nào để lên lớp học tốt? (Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung).
HD : Để chuẩn bị tốt cho tiết học bài “ Từ láy” ở trên lớp ta cần chuẩn bị những công việc sau:
 + Bước 1 : 
 Trước tiên ta cần ôn lại định nghĩa về từ láy ở chương trình tiếng Việt lớp 6 ( Từ láy là 
 những từ phức có sự hoà phối về âm thanh giữa các tiếng dựa trên một tiếng có nghĩa ).
 + Bước 2 : 
 - Tiếp theo, chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi ở phần I là phân loại từ láy. Cần chú ý, muốn trả 
 lời được các câu hỏi ở phần này chúng ta phải dựa vào và phân tích được các ví dụ trong 
 sách giáo khoa (các từ láy trong ví dụ sẽ phân ra thành các loại khác nhau, có các tiếng lặp 
 lại hoàn toàn và có các tiếng lặp lại ở một bộ phận nào đó ). 
 - Sau khi nắm được 2 loại từ láy các em có thể tự vẽ sơ đồ ra giấy nháp và lấy ví dụ về từ 
 láy, đặt câu có sử dụng từ láy.
 + Bước 3: 
 - Bước này các em soạn câu hỏi tìm hiểu nghĩa của từ láy bằng cách lần lượt trả lời các câu 
 hỏi 1a, 2b, 3 (Chú ý tìm hiểu về âm thanh, về nghĩa của các từ láy ở ví dụ ).
 - Sau khi đã trả lời các câu hỏi ở phần phân loại từ láy và nghĩa của từ láy, chúng ta đã phần 
 nào hiểu và nắm được kiến thức về từ láy (Lưu ý chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau 
 giữa từ ghép và từ láy ).
 + Bước 4: 
 Bước cuối cùng là làm các bài tập ở phần luyện tập. Chúng ta làm bài tập cần chú ý bài dễ 
 làm trước, bài khó làm sau, và làm theo cách hiểu của mình. Với bài tập khó ta không nên 
 nản chí mà cần nghiên cứu kĩ lý thuyết để suy nghĩ tìm ra cách làm đúng.

 2. Học trên lớp:
(?) Để tiếp thu bài tốt thì trong giờ học em làm những gì? (Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung).
HD : - Chú ý nghe giảng bài, hăng say phát biểu, xây dựng bài, biết tiếp thu từ ý thức đến khái 
 niệm. Từ khái niệm đó tập lấy ví dụ.
 - Sau khi đã sơ bộ hình thành tri thức mới, học sinh cần củng cố, khắc sâu kiến thức bằng 
 cách làm thêm một số bài tập nhận biết, phân tích (Bài tập trong sách giáo khoa, sách bài 
 tập và có thể là một số bài tập sưu tầm ).
 - Củng cố kiến thức theo từng phần, từng chương đã học theo hình thức mô hình, sơ đồ.
 - Mỗi loại như vậy cũng phải lấy ví dụ, làm bài tập ứng dụng.
 - Đối với một khái niệm phức tạp, nhiều ý, cần tách từng ý để hiểu.
 - Cần tích hợp phân môn Văn, Tập làm văn vào phần ứng dụng tiếng Việt.
 - Khi thực hành bài Tập làm văn, áp dụng kiến thức tiếng Việt vào bài cho hiệu quả như: 
 Các biện pháp tu từ, từ ngữ biểu cảm, từ tượng thanh, từ tượng hình, văn miêu tả, biểu 
 cảm có sử dụng miêu tả…

Ví dụ: Đoạn văn sử dụng một số từ láy
 Ở vùng này, lúc hoàng hôn và lúc trăng sáng, phong cảnh rất nên thơ. Gió rừng thổi vi vu làm các cành cây đu đưa một cách nhẹ nhàng, yểu điệu. Mặt trời chênh chếch rọi xuống, biến ức triệu giọt sương trên lá cây ngọn cỏ thành những hạt ngọc nhấp nháy, lung linh. Những con suối trong vắt, chảy róc rách, hoạ với những giọng ca líu lo của hàng nghìn, hàng vạn chim rừng…
(?) Em hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn văn trên? (Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung ).
HD : Đoạn văn trên có 9 từ láy, đó là: Hoàng hôn, vi vu, đu đưa, nhẹ nhàng, chênh chếch, nhấp nháy, lung linh, róc rách, líu lo.

 3. Học ở nhà:
(?) Sau khi tìm hiểu lý thuyết ở lớp, về nhà em phải làm gì để hiểu sâu hơn bài học? (Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung ).
HD : - Khi học mỗi đơn vị kiến thức cũng không quên tự tìm thêm ví dụ kèm theo. Phải siêng 
 năng làm bài tập, trước hết là làm hết bài tập trong sách giáo khoa, sau đó đến bài tập 
 nâng cao.
 - Sau khoảng 5 bài tiếng Việt, chúng ta tự ôn lại kiến thức theo hệ thống rồi quy loại, phân 
 loại các đơn vị kiến thức.
 - Khi rút ra được cái chung của các sự kiện ngôn ngữ, tập phân chia chúng ra từng nhóm và 
 quy loại vào các nhóm riêng biệt. Việc chia các hiện tượng ngôn ngữ thành các nhóm dựa 
 vào nét giống nhau, khác nhau của chúng.
 - Bản thân mỗi chúng ta có thể phấn đấu để có riêng một cuốn từ điển Tiếng Việt hoặc 
 nếu được một số cuốn sách cần thiết như : Thành ngữ tiếng Việt, hoặc tục ngữ, ca dao 
 ……

 II.3. Đối với phân môn Tập làm văn

(?) Để viết tốt phần Tập làm văn, em cần thực hiện những bước nào? (Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung ).
HD : Muốn thực hiện tốt phần tập làm văn chúng ta cần thực hiện các bước sau:
 1. Nắm vững yêu cầu chung về hình thức, nội dung của bài.
 2. Phải đọc kỹ đề, chú ý các từ ngữ quan trọng để xác định đúng nội dung kiểu bài sẽ thực 
 hiện. Đề bài thường có hai phần từ ngữ thể hiện điều đó.
 3. Xác định tư liệu sử dụng tư liệu để làm bài : Vốn sống thực tế hay vốn sống văn học (Tuỳ 
 theo dạng đề). Cụ thể :
 - Phải biết lựa chọn từ ngữ (gọt giũa ), dùng từ độc đáo -> tích luỹ vốn từ ngữ phong phú, 
 có ý thức sử dụng khi viết.
 - So sánh, liên tưởng, tưởng tượng, liên hệ ……
 - Vận dụng những ngôn ngữ hay, đẹp tích luỹ, cảm nhận từ khi học các văn bản.
Ví dụ: Phân tích đề văn sau : Cảm nghĩ của em về ngày khai trường.
HD : + Để phân tích đề chúng ta cần phải đọc kỹ đề, chú ý các từ ngữ quan trọng để xác định 
 đúng nội dung kiểu bài sẽ thực hiện. Với đề này, ta cần gạch dưới các từ ngữ quan trọng 
 sau: Cảm nghĩ, em, ngày khai trường. Sau đó, các em cần xác định những yêu cầu về 
 nội dung và hình thức của đề:
 - Kiểu bài : Phát biểu cảm nghĩ.
 - Nội dung (Đối tượng) : Ngày khai trường.
 - Người nêu cảm nghĩ : Em.
 - Tư liệu làm bài : Vốn sống thực tế.
 + Sau khi phân tích đề xong, chúng ta tiến hành lập dàn ý với ba phần : Mở bài, thân bài, 
 kết bài.
 Chú ý ở phần thân bài, chúng ta phải tìm được một số ý chính để xây dựng doạn văn. Dàn 
 ý này chính là bộ xương để chúng ta xây dựng một bài văn hoàn chỉnh.

III. Ôn tập.
 Sau một thời gian, kiến thức đã học thường bị phai nhạt đi hoặc quên hẳn, do đó ta phải ôn lại để gợi nhớ lại, để ghi nhớ lâu hơn, vững chắc hơn. Đây là việc phải làm nếu muốn học tốt.

 1. Ôn tập khi nào?
 a. Ôn thường xuyên:
 - Trong khi học bài mới ( về những kiến thức cũ có liên quan ).
 - Trong khi làm bài tập (về những kiến thức cũ có liên quan ).
 b. Ôn định kỳ:
 - Khi học hết một dạng bài.
 - Khi chuẩn bị cho kiểm tra một tiết, kiểm tra định kỳ.

 2. Ôn tập như thế nào? 
 - Hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ.
 - Cố gắng tái hiện kiến thức cũ, trình bày, lý giải lại.
 - Ôn tập bằng cách trả lời các câu hỏi, giải các bài tập.
 - Sơ đồ giúp ta dễ dàng nhận thấy mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức.
Từ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép 
Từ láy
Từ ghép chính phụ 
 ghghép 
Từ ghép đẳng lập
Láy hoàn toàn 
Láy 
bộ 
phận


















(?) Vậy học thế nào để thi cho tốt? Thi thế nào để đạt điểm cao?
HD :
 1. Trước hết, chúng ta nên “ Học bài nào xào bài ấy”. Nghĩa là, trên lớp ta học bài nào, về 
 nhà ta phải giải quyết ngay bài học ấy, không nên để dây dưa, không nên hẹn lần, hẹn lữa, 
 ta phải luôn tâm niện “ Việc hôm nay chớ để ngày mai”.
 2. Kết hợp học với hành. Ta vừa học lý thuyết vừa vận dụng làm bài tập. Có như thế ta mới 
 vừa

File đính kèm:

  • docChuyen de Cach hoc mon Van.doc