Chuyên đề Hướng dẫnhọc sinh đọc- Hiểu tốt bài “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”

doc11 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hướng dẫnhọc sinh đọc- Hiểu tốt bài “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
CHUYÊN ĐỀ

HƯỚNG DẪNHỌC SINH ĐỌC- HIỂU TỐT BÀI “HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN”.

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

1.Lý do chọn đề tài:
Đọc văn là phân môn quan trọng trong học ngữ văn của học sinh phổ thông trung học (HSPTTH).Trong chương trình cũ HSPTTH chưa được học những bài văn trích trong những tác phẩm lịch sử của dân tộc. Vì thế việc học tập đoạn trích “HĐĐV Trần Quốc Tuấn” trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên là một bài học mới mẻ đối với giáo viên (GV) và học sinh (HS). Do đó cả HS và GV đều còn lúng túng khi dạy bài văn này.Để có hướng giúp HS chuẩn bị và tiếp thu tốt bài học , tôi chọn chuyên đề “Hướng dẫn HS đọc hiểu tốt bài “HĐĐV Trần Quốc Tuấn”.Đó là lý do chính tôi lựa chọn chuyên đề này.
2.Nhiêm vụ và đối tượng nghiên cứu:
-Đối tượng:Nội dung baì học “HĐĐV Trần Quốc Tuấn” lớp 10 Ban cơ bản.
- Nhiệm vụ:Nhằm giúp Hs từng bước đọc, tìm hiểu để tiếp thu tốt nhất nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài văn,hiểu rõ hơn nghệ thuật viết sử của sử gia Ngô Sĩ Liên.Đặc biệt hiểu được TQT là một bậc tướng gồm đủ tài và đức.
3.Phạm vi đề tài:
- Không gian:HS khối 10 PTTH trường THPT Hoàng Văn Thụ.( Lớp 10 B1,10D2,10D3)
- Thời gian: tiết 67,68 tuần 23 theo phân phối chương trình của khối 10 PTTH.

IIGIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Trần Quốc Tuấn (TQT)là một vị tướng tài ba thời trung cổ có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông và rất được nhân dân ta kính trọng tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần.Thế nhưng từ trước đến nay, HS chỉ biết đến TQT với tư cách là tác giả của áng hùng văn “Hịch tướng sĩ” ,là người có lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc cao độ và có tinh thần trách nhiệm cao cả đối với việc giữ nước.Còn trong bài văn này, dưới ngòi bút chép sử của sử gia Ngô Sĩ Liên, HS sẽ thấy rõ hơn những phẩm chất cao quí của TQT qua nghệ thuật xây dựng nhân vật và cách kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn của sử gia Ngô Sĩ Liên. Để nắm tốt giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn đó là điều không dễ đối với HS. Vì thế GV cần có cách hướng dẫn đọc-hiểu cho phù hợp nhằm giúp HS nắm tốt bài học này.
Như chúng ta đã biết, “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên là cuốn sử biên niên ghi chép sự việc, sự kiện,con người theo năm, tháng.Thế nhưng tác phẩm này của Ngô Sĩ Liên lại có giá trị văn học rất cao về cả nội dung lẫn nghệ thuật trình bày.Do đó, GV cần có biện pháp để hướng dẫn cụ thể giúp HS từng bước khám phá ,cảm nhận sâu sắc cái hay,cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của bài văn.
Trước hết là về bố cục bài văn:
 Bài văn này có thể chia thành 3 đoạn với những nội dung cụ thể.Vì thế GV cần hướng dẫn trước cho HS trong lần dặn dò học bài mới để các em soạn tốt bố cục và nội dung từng đoạn, từ đó nắm tốt nội dungcủa cả bài văn.
GV cần nhắc nhở HS đây tuy là bài văn viết theo lối chép sử biên niên nhưng sử gia Ngô Sĩ Liên đã sắp xếp các chi tiết, tình tiết một cách linh động không theo đúng trình tự thời gian mà theo trình tự: từ hiện tại trở về quá khứ và từ quá khứ lại trở về hiện tại.Tuy thế bài văn vẫn có sự gắn kết chặt chẽ để làm nổi bật tính` cách, phẩm chất của TQT.
Về giá trị nội dung:
GV cần từng bước giúp HS thấy được những phẩm chất cao quí của TQT qua hệ thống câu hỏi, thảo luận nhóm, tranh luận, nêu vấn đề…
Đọc qua bài văn HS có thể nhận thấy phẩm chất đầu tiên của TQT là tinh thần trung quân, ái quốc: Tình cảm này có thể được biểu hiện ở nhiều chi tiết thế nhưng sử gia NSL lại chú trọng đến kế sách giữ nước và sự lựa chọn của TQT giữa chữ “Trung” và chữ “Hiếu”.Đặc biệt hơn nữa kế sách giữ nước của TQT được trình bày với vua Trần khi ông đang lâm bệnh nặng cũng như việc lựa chọn đặt chữ “Trung” lên trên chữ “Hiếu” lại được tác giả biểu hiện rõ ràng qua thái độ, tình cảm của ông khi nghe những câu trả lời của hai gia nô và hai con.Điều đó cho thấy cách chép sử giàu tính văn chương của NSL để khắc họa làm nổi bật chân dung nhân vật TQT.Chính vì lẽ đó, GV cần hướng dẫn HS phân tích nhân vật lịch sử TQT như phân tích nhân vật trong truyện kí văn học, để qua đó HS thấy được tính chất bất phân của văn học trung đại là: “ văn – sử- triết bất phân”.
Qua cách viết của NSL ta còn biết TQTcòn là người có tài năng , mưu lược và có đức độ lớn lao.Tài năng của TQT được thể hiện trong kế sách đánh giặc, trong việc thực hiện đoàn kết toàn dân cũng như việc biên soạn nhiều sách để dạy dỗ binh sĩ dưới quyền.Còn đức độ của ông thể hiện ở việc một lòng khiêm nhường,luôn luôn giữ tiết làm tôi.Có thể nói nội dung trên cũng rất quan trọng để giúp HS hiểu tốt hơn về TQT nhằm xây dựng một tinh thần, một thái độ cảm phục, tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc TQT.Do đó GV nên cho HS thảo luận, tranh luận về một trong hai nội dung trên trước khi Gv định hướng nội dung cho HS cả lớp.
Về giá trị nghệ thuật:
GV từng bước giúp HS thấy được nghệ thuật khắc họa nhân vật và nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của sử gia NSL.
-Trong bài văn tác giả khắc họa nhân vật lịch sử một cách rõ nét bằng cách: đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ khác nhau: 
-Quan hệ với nước.
- Quan hệ với dân.
- Quan hệ với tướng sĩ.
- Quan hệ quan hệ với con cái. 
-Quan với chính bản thân .
Vì thế Gv nên cho Hs tìm các chi tiết thể hiện cụ thể các mối quan hệ đó đồng thời yêu cầu các em phân tích để thấy rõ nhân vât lịch sử TQT đã được sử gia NSL khắc họa sinh động, cụ thể như thế nào trong bài văn.
-Tuy là một bài văn kể chuyện lịch sử về người anh hùng dân tộc TQT nhưng tác giả đã có một lối kể chuyện mang đầy tính nghệ thuật. Tác giả kể chuyện không tuân theo trật tự bình thường của một cuốn sử biên niên mà theo trình tự ngược thời gian giống như trong nhiều tác phẩm văn học:“Chí Phèo”-Nam Cao, “Rừng xà-nu”-Nguyễn Trung Thành…Từ hiện tại trở về quá khứ và từ quá khứ lại đến hiện tại làm cho câu chuyện không đơn điệu một chiều,tạo sức lôi cuốn và hấp dẫn đối với người đọc.Điều này GV cần dựa vào bố cục của bài văn để giúp HS nắm tốt vấn đề.


BÀI GIẢNG MINH HỌA:
TÊN BÀI DẠY:

HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN.

(Trích “Đại Việt sử kí toàn thư”)
Ngô Sĩ Liên.

TIẾN TRÌNH DẠY :

A.Ổn định lớp
B.Kiểm tra bài cũ:
1.Thế nào là hiền tài?Vì sao hiền tài là nguyên khí quốc gia?
2.Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có phải là hiền tài hay không?Vì sao?

GIỚI THIỆU BÀI:

Trong lịch sử của dân tộc ta nói đến những vị anh hùng thời Trần làm ngời sáng “Hào khí Đông A” thì trong chúng ta không ai không biết đến HĐĐV TQT: Một vị anh hùng thuở “Bình Nguyên” văn ,võ toàn tài, tên tuổi gắn liền với chiến công Bạch Đằng giang bất tử. Thế nhưng từ trước đến nay,thường HS chỉ biết HĐĐV TQTvới tư cách là tác giả của tác phẩm “Hịch tướng sĩ”. Hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu về HĐĐV TQT một vị tướng anhhùng đầy tài năng ,mưu lược,một con người có nhiều phẩm chất cao quí với tư cách là một nhân vật lịch sử qua cách kể chuyện mạch lạc,khúc chiết,linh hoạt,đầy ấn tượng của sử gia NSL trong “Đại Việt sử kí toàn thư”.Đó là những điều chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

C.Dạy bài mới:

Hoạt động của GV-HS
Nội dung bài
*HS đọc phần tiểu dẫn.
*GV ưu cầu Hs nêu tóm tắt về:
-Tác giả?.








-Tác phẩm?.





-Xuất xứ? của “Đại Việt sử kí toàn thư”.
-Gv có thể cung cấp thêm cho Hs nắm khái niệm sử biên niên.


*Hs đọc văn bản.
*Gv hướng dẫn HS đọc:
-Phần lời kể của người ghi sử cần đọc rõ ràng, nhấn vào các mốc sự kiện.Khi đọc lời bình cần thể hiện rõ chính kiến của tác giả đối với những hành động, phẩm chất của nhân vật lịch sử.
-Phần ghi lại lời nhân vật cần thay đổi giọng đọc cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng tình huống cụ thể.

*GV gọi 1HS tóm tắt lại tác phẩm.

-HS nêu bố cục và nội dung từng phần của bố cục đó.

-Nội dung đoan 1?


-Nội dung đoạn 2?


-Nội dung đoạn 3?




* Nêu những phẩm chất cao quí HĐĐV TQT .(Hs thảo luận tổ sau đó cử người trả lời)
-Phẩm chất nổi bật của TQT là gì?
-Lòng trung quân ,ái quốc của TQT được thể hiện ở những điểm nào?Em hãy tìm và phân tích một số chi tiết trong văn bản để thấy rõ tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân cao cả của TQT?
-Hãy trình bày về kế sách đánh giặc của TQT?






-Kế sách đó nói lên phẩm chất gì của TQT?



-Tại sao nói lòng trung quân của TQT được đặt trong hoàn cảnh có thử thách?


-TQT đã giải quyết thử thách đó như thế nào?

-Chi tiết TQT đem lời cha dặn hỏi ý kiến hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào?









*HS đọc lại đoạn 3.
-Phẩm chất thứ hai của TQT là gì?
=> Gv diễn giảng thêm về những chiến công của TQT khiến giặc phương Bắc cũng phải kính sợ để HS thấy rõ hơn tài năng, mưu lược của TQT.





- Hs trình bày phẩm chất thứ ba của TQT?




-Câu nói “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” và chi tiết sau khi mất TQT còn hiển linh phò trợ cho dân nói lên điều gì?






-Qua phần đọc-hiểu trên em đúc kết được gì về những phẩm chất cao quí của HĐĐV TQT?

=>GV liên hệ chuyển ý từ phần nội dung nói về phẩm chất của TQT sang phần nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật của sử gia NSL.

-Hãy chỉ ra sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của tác giả?

(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời)



-GV cho mỗi nhóm nêu ngắn gọn một hoặc hai phương diện trong những phẩm chất cao quí của TQT.





-Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này?



-Gv diễn giảng cho Hs hiểu “sao sa” là gì?



-Theo em cách kể chuyện trên nói lên điều gì?











*Gv hướng dẫn cho Hs thâu tóm ngắn gọn những nét chính mang tính khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài học.









*Gv cho 1,2 HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa trang 45.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Ngô Sĩ Liên (?-?).
-Quê: làng Chúc Lí, huyện Chương Đức (nay thuộc xã Chúc Sơn,huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây.
-Đỗ tiến sĩ: năm 1442 dưới thời vua Lê Thái Tông.
-Đời vua Lê Thánh Tông ông giữ chức: Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc sử quán.Ông vâng lệnh vua Lê Thánh Tông soạn bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”.
2.Tác phẩm:
“Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn thời Trung Đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn.
+Hoàn tất: năm 1479, gồm 15 quyển.
+Nội dung: ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi năm 1428.
+Xuất xứ: “ĐVSKTT” được biên soạn dựa trên cơ sở “Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu thời Trần và “Sử kí tục biên” của Phan Phu Tiên thời Hậu Lê.


II.Đọc- Hiểu văn bản:










1.Tóm tắt tác phẩm:( Hs tự tóm tắt)

2.Bố cục:Bài văn có thể được chia thành 3 đoạn:

- Đoan 1: “Tháng 6…giữ nước vậy”:lời nói cuối cùng của TQT với vua Trần về kế sách giữ nước.
-Đoạn 2: “QT là…vào viếng”:TQT với lời trối của cha, trong các câu chuyện với gia nô và hai con trai.
-Đoạn 3: “Mùa thu…Vạn Kiếp tông bí truyền thư”: nhắc lại những công tích lớn, trước tác chính và lời dặn con của TQT.

3Đọc-hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản:
a.Nội dung:
Những phấm của HĐ ĐV TQT:
*Trung quân, ái quốc:Đây là phẩm chất nổi bật nhất của TQT.
-Lòng trung với vua của TQT được thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước.Thể hiện ở chỗ HĐĐV TQT hết lòng lo tính kế sách giúp vua cứu nước,an dân.
=>Dẫn chứng: lời phân tích với vua về cách đánh giặc của TQT.Kế sách đánh giặc của TQT là:
-Tùy thời mà có sách lược phù hợp.
-Linh hoạt trong vận dụng binh pháp chống giặc.
-Toàn dân đoàn kết một lòng.
-Phải khoan thư sức dân (giảm thuế, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân)
=>TQT không những là vị tướng có tài năng, mưu lược mà còn biết thương dân, trọng dân và lo cho dân.
- Lòng trung quân của TQT được đặt trong hoàn cảnh có thử thách:
=>Dẫn chứng:Mối hiềm khích giữa cha TQT và vua Trần Thái Tông.Lời dặn dò của cha “Vì cha lấy được thiên hạ”.

Thế nhưng TQT đã đặt chữ “Trung” lên trên chữ “Hiếu”, nợ nước trên thù nhà. “Trung” cũng như “Hiếu” đều bị chi phối bởi nghĩa lớn đối với đất nước.Chính vì thế TQT đã hỏi ý kiến của hai gia nô và hai con để thử lòng:
.Yết Kiêu, Dã Tượng trả lời=>ông “cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người”
.Hưng Vũ Vương trả lời =>ông “ngầm cho là phải”.
.Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng trả lời=> ông nổi giận rút gươm định trị tội và ra lệnh sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.
=> Ý nghĩa:TQT là một người hết lòng trung nghĩa với vua, với nước,không tư lợi. TQT còn là người có tình cảm chân thành, thẳng thắn và rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái.
*TQT là một vị tướng anh hùng đầy tài năng mưu lược:
=> Dẫn chứng: TQT lập nhiều chiến công, có sự nghiệp lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên- Mông.TQT cống hiến những tác phẩm có giá trị cho đời sau: “Binh gia diệu lí yếu lược”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”.
TQT là người biết rất rõ tương quan địch ta và có đối sách phù hợp,chú trọng đoàn kết toàn dân=>chứng tỏ ông có tầm nhìn xa ,trông rộng và sáng suốt của một vị tướng tài ba.
*TQT còn là người có đức độ lớn lao:
=>Dẫn chứng: Khiêm tốn kính cẩn giữ tiết làm tôi.Tận tình với tướng sĩ dưới quyền (soạn sách dạy bảo,khích lệ,tiến cử người tài).Sau khi mất TQT còn hiển linh phò trợ dân chống tai nạn, dịch bệnh.
Câu nói: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” của TQT là câu nói đầy dũng khí đó là tượng trưng cho khí phách Đại Việt, cho “Hào khí Đông A” sáng rực đến ngàn thu và sự hiển linh của TQT là để cho thấy TQT là hồn thiêng Đại Việt, tình cảm yêu nước, thương dân và khí phách anh hùng của ông đã trở thành bất tử trong lòng mọi người dân,nhân dân tôn kính và ngưỡng mộ ông vô cùng đã lập sinh từ và gọi ông là Đức Thánh Trần.
Sơ kết: HĐĐV TQT là người trung quân , ái quốc,dũng cảm, tài năng, mưu lược,có đức độ lớn lao.Có thể nói HĐĐV TQT đã để lại một tấm gương sáng về đạo làm người.
b.Nghệ thuật :
Nghệ thuật nổi bật trong bài văn là nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.


*Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật sắc nét, sống động:
-Nhân vật TQT được xây dựng trong nhiều mối quan hệ và được đặt trong những tình huống có thử thách, nhờ đó làm nổi bật những phẩm chất cao quí của nhân vật ở nhiều phương diện:
+Đối với nước:sẵn sáng quên thân“Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”
+Đối với vua :hết lòng trung quân
+Đối với dân:quan tâm ,lo lắng cho dân
+Đối với tướng sĩ dưới quyền: tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài
+Đối với con cái:nghiêm khắc giáo dục.
+Đối với bản thân: khiêm tốn giữ đạo trung nghĩa.
*Nghệ thuật kể chuyện:
Cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong “Đại Việt sử kí toàn thư” không đơn điệu theo trình tự thời gian mà kể chuyện một cách rất linh hoạt:
-Từ hiện tại: “Tháng 6,ngày 24,sao sa”.
-Trở về quá khứ: kể chuyện về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
-Sau đó lại trở về hiện tại với dòng sự kiện đang xảy ra.
=> Cách kể chuyện này cho thấy,đoạn trích không phải là ôn lại lịch sử một cách khô khan mà bằng cách kể mạch lạc,khúc chiết,đầy ấn tượng (Phản ứng của Trần Quốc Tuấn với câu trả lời của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, “Tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn”…) sử gia Ngô Sĩ Liên đã cho người đọc thấy được những công lao,đức độ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được thể hiện trong những câu chuyện lịch sử sinh động .( Điều này cho thấy rõ quan niệm, cách viết theo lối xưa “Văn – sử -triết bất phân”)
4.Tổng kết:
Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với những chi tiết chọn lọc và xúc động, đoạn trích khắc họa đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại bất tử trong lòng dân tộc.
Có thể nói, qua đoạn trích “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” ta cảm thấy sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựng nên một tượng đài kì vĩ,tráng lệ về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng toàn tài,toàn đức có công lớn nhất trong ba lần đánh thắng giặc Nguyên- Mông.

=>GHI NHỚ: (SGK trang 45).

D.Củng cố:

*Giáo viên giúp HS củng cố trọng tâm của bài học:
-Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
-Nghệ thuật :Khắc họa nhân vật và kể chuyện.

*Luyện tập:

1.Hs tóm tắt lại câu chuyện về HĐĐV TQT không quá 20 dòng.

*Hs có thể tóm tắt câu chuyện về HĐĐV TQT theo hai cách:
-Tôn trọng mạch kể của tác phẩm.
-Tổ chức lại lời kể, bắt đầu từ việc giới thiệu những nét riêng về hoàn cảnh xuất thân, các sự kiện trong cuộc đời giúp vua, giúp nước, TQT ốm và mất, được nhà vua phong những danh hiệu cao quí, sự hiển linh của ông sau khi mất.

2.Sưu tầm những câu chuyện viết về HĐĐV TQT hoặc có liên quan đến TQT hay những tác phẩm văn thơ viết về ông.
( Hs có thể sưu tầm từ các tài liệu lịch sử, văn học, giai thoại dân gian.Chẳng hạn một vài tài liệu sau đây:
-Bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu.
-“ Mười danh tướng thế giới” , NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1994 (Phan Quế Dương-chủ biên)
- “ Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên- Mông thế kỉ XIII”,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975.(Hà Văn Tấn-Phạm Thị Tám))

E.Dặn dò:

-Học bài cũ đặc biệt lưu ý trọng tâm bài.
-Coi lại đề bài và nắm chắc kiến thức để giải quyết đề bài làm văn số 4(Bài kiểm tra học 
kì I) để học tốt bài “Trả bài viết số 4”.

III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

1.Kết quả đạt được:

-Khi thực hiện chuyên đề này GV nên tận dụng sức mạnh riêng của mọi phương pháp thành một hợp lực chung, để giờ dạy có thể đạt hiệu quả tối ưu không loại trừ phương pháp nào, đặc biệt cần chú ý nhiều đến phương pháp chia nhóm thảo luận nhằm tạo điều kiện cho HS tự nhận thức, tự khám phá để rút ra kết luận chung về nội dung bài học.Vì thế, khi xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng phần của bài học GV cần phải biết vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp đọc-hiểu văn bản khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong từng phần của bài học, giúp HS nắm tốt kiến thức của bài đọc-hiểu này.
-Có thể nói, qua sự hướng dẫn đọc-hiểu của GV bằng một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh và tập trung vào những vấn đề trọng tâm của bài học, GV từng bước hình thành nơi HS những kĩ năng quan trọng để biết hướng tìm hiểu những văn bản sử học mang đậm màu sắc văn học như bài văn này. Có như vậy HS mới cảm thấy thích thú khi tìm hiểu những bài văn được viết theo lối xưa “Văn-Sử-Triết bất phân”.Đồng thời qua bài “HĐĐV TQT” này GV giáo dục cho HS tình cảm yêu nước, lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của cha ông xưa, cũng như tự hào về người anh hùng dân tộc TQT,một vị tướng toàn tài, có nhiều phẩm chất cao quí của một người sẵn sàng hy sinh tất cả vì nền hòa bình của dân tộc, biết vượt lên trên hận thù riêng để đoàn kết toàn dân kháng chiến giành thắng lợi cuối cùng.Cũng qua bài học này HS thấy được tài năng chép sử của Ngô Sĩ Liên,một sử gia nổi tiếng của dân tộc ta với bộ sử “Đại Việt sử kí toàn thư”.

2.Tồn tại cần khắc phục:

-Thời gian dạy bài này tương đối hạn chế(1,5tiết),vì thế giáo viên cần phân bố thời gian hợp lí cho từng phần của bài dạy,nên giành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài học, phần giới thiệu tác giả, tác phẩm cần đi nhanh để không mất quá nhiều thời gian.
-Hệ thống câu hỏi cần tập trung vào trọng tâm của bài học và ý chính của từng phần, không nên lan man làm xé vụn bài dạy.
-Câu hỏi thảo luận cần có ý tưởng để HS tự bộc lộ nhận thức và tư tưởng tình cảm riêng của mình về nội dung bài học, cũng như kích thích khả năng tư duy và bày tỏ chủ kiến của bản thân,tránh những câu hỏi thảo luận mang tính chung chung đã có sẵn nội dung trả lời trong bài học.
-Đây là bài văn nhưng được rút ra từ một cuốn sử biên niên, do đó, giờ dạy dễ bị khô khan thiên về trình bày kiến thức lịch sử về người anh hùng dân tộc TQT.Vì thế ,GV cần chủ động hướng dẫn HS tìm hiểu về TQT giống như tìm hiểu về đặc điểm, tính cách của một nhân vật văn học.

3.Hướng nghiên cứu thực hiện tiếp:

-GV có thể thực hiện chuyên đề này trong các bài học khác như bài “Thái sư Trần Thủ Độ”.
-Sau mỗi tiết dạy bài này cần rút kinh nghiệm, có sự đánh giá về mức độ nhận thức của HS sau khi tiếp thu bài theo từng lớp để có hướng khắc phục những hạn chế, nhằm dạy tốt hơn trong những tiết sau và những lớp khác.
-Cần phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện của các GV dạy chung trong khối để có sự thống nhất khi áp dụng chuyên đề này.

Châu Thành ngày….tháng …năm
Giáo viên viết chuyên đề.



Trần Ngọc Ngoan.

















File đính kèm:

  • docChuyen deHDDV Tran Quoc Tuan.doc