Chuyên đề Khóa luận Cách khai thác nghệ thuật trong thể thơ thất ngôn bát cú đường luật trong chương trình ngữ văn lớp 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Khóa luận Cách khai thác nghệ thuật trong thể thơ thất ngôn bát cú đường luật trong chương trình ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : Cách khai thác nghệ thuật trong thể thơ ‘’thất ngôn bát cú đường luật ‘’trong chương trình ngữ văn lớp 7. A . đặt vấn đề I – lí do chọn đề tài 1 . Cơ sở lí luận Như chúng ta đã biết môn ngữ văn là một môn có vai trò quan trong trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường trung học cơ sở . Tạo điều kiện để HS hoà nhập một cách chủ độngvà tích cực với xã hội và môi trường hiện tại và tương lai . Củng cố cho HS những tri thức và phương pháp tiếp nhận văn học ,thực hành giao tiếp .Học sinh có kinh nghiệm thâm nhập các lĩnh vực văn hoá xã hội quan trọng gần như thiết thực của Việt Nam .Qua bộmôn ngữ văn giúp cho HS không những giao tiếp tốt mà còn hiểu biết thêm nhiều về các thời đại lịch sử trong nưoc svà nước ngoài qua việc học các phần văn học .Từ cổ đại ,trung đại ,đến hiện đại . Trong chương trình ngữ văn THCS các em được học thơ ca trung đại nhiều ở lớp 7,bên cạnh đó các em cũng tìm hiểu thêm nhiều thể thơ mới : ngũ ngôn tứ tuyệt , song thất lục bát ,thất ngôn bát cúđường luật ... mỗi thể thơ đều có những nét độc đáo riêng .Do vậy trong quá trình giảng dạy ,GV phải chú đến yêu cầu của từng thể loại .Nhưng để hiểu được cái hay của những thể thơ trên GV phải lưu ý HS khai thác được những nét đặc sắc về nghệ thuật .Mặc dù hiểu và phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật ,cảm thụ được tác phẩm văn học là điều rất khó .Tuy nhiên chúng ta không thể bỏ qua được ,đơn giản vì HS không hiểu dẫn đến việc cảm thụ ,dẫn đến kết quả học tập không cao . Trong chương trình ngữ văn THCS thì văn trung đại là khó ,nhưng kiến thức vừa mang tính trọng tâm vừa mang tính cơ bản . Nếu vì khó mà chúng ta bỏ qua thì vô hình chung HS sẽ khó tiếp nhận văn ,thơ trung đại ở chương trình lớp 8,9. Đặc biệt trong các thể thơ trên thì khó nhất là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật . Nhưng học sinh học tốt thể loại này ngay từ lớp 7 ,các em sẽ học rất tốt ở phần văn này ở lớp 8,9 .Khó ở chỗ làm thế nào để học sinh hiểu được nội dung qua nghệ thuật ngôn từ ? Điều đó phụ thộc rất nhiều vào cách khai thác đúng hướng , phụ thuộc vào cách dạy của GV . 2. Cơ sở thực tiễn . Trong thực tiễn giảng dạy các thể thổctung đại nhưng thì khó nhất là thể thơ’’ thất ngôn bát cú đường luật ‘’ .Bởi sự yêu cầu của thể loại rất chặt chẽ về niêm luật . Nếu GV không khai thác đúng hướng thì sẽ phản tác dụng giáo dục ,và rơi vào tình trạng diễn nôm thơ,mặt khác sẽ làm cho học sinh chán ,không hiểu tác phẩm làm cho các em không yêu thích bộ môn , như vậy chúng ta chưa đảm bảo được mục tiêu giáo dục,chỉ tiêu của bộ môn mình dạy . Cho nên khi hướng dẫn phân tích cho HS . GVcũng phải chú ý nhiều đến góc độ nghệ thuật của tác phẩm.Để giúp HS có thể cảm nhận được cái hay của thể loại thơ này , thì GV phải chú ý đến việc khai thác các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở thể loại này và trong từng bài cụ thể . Song song với việc khai thác nghệ thuật ,thì phải nêu được tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó , mục đích để rút ra nội dung tư tưởng của bài thơ ,dụng ý nghệ thuật của tác giả . Thơ trung đại nói chung , thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nói riêng thực sự rất khó trong việc giảng dạy và cảm thụ tác phẩm văn học của các em .Song đây là kiến thức vừa trọng tâm vừa cơ bản trong chương trình ngữ văn THCS .Nếu chúng ta chú ý đến vấn đề nâng cao kiến thức ,kĩ năng cho HS bằng việc rèn kĩ năng khai thác tốt các biện pháp nghệ thuật trong từng bài thơ của thể loại này sẽ giúp các em từng bước hiểu ,cảm nhận được cái hay của tác phẩm , từ đó các em yêu thích môn văn học hơn đặc biệt là phần văn học trung đại . Theo tôi nghĩ đây là vấn đề rất thiết thực đối với mỗi nhà trường ,với GV dạy văn và đặc biệt rất cần thiết với việc Có kiến thức ,kĩ năng và học tốt hơn phần văn học trung đại ở lớp 8,9 cả những phần văn họckhác mà các em có thể áp dụng. Xuất phát từ yêu cầu của bộ môn ,nhu cầu cá nhân muốn được nâng cao Về chuyên môn nghiệp vụ .Từ chất lượng học tập của HS .Tôi đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến khi dạy thể loạithơ thấtngôn bát cú đường luật .Đó chính là lí do tôi chọn đề tài :’’ Cách khai thác nghệ thuật của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật ở lớp 7’’ II-Thực trạng vấn đề Đây là một vấn mới và khó ,chọn chuyên đề này là một thách thức đối với tôi . Nhưng tôi thấy đây là vấn đề hay ở chỗ: phạm vi nghiên cứu qua một bài ,một thể loại văn học song phạm vi áp dụng rộng rãi cho các thể loại thơ sẽ học ở lớp 7,8,9 .Rất có ích cho việc giáo viên văn có thể áp dụng để thực hiện và giảng dạy đúng thể loại và kiểu bài . Bên cạnh đó còn tạo nền tảng cho học sinh có kĩ năng thực hành tốt ở phân môn tập làm văn . Chuyên đề này khi áp dụng sẽ gặp nhiềukhó khăn ở phía HS ,bởi các biện pháp nghệ thuật nhiều và khó khai thác .Trình độ nhận thức lại áp dụng cho HS đại trà ,nhưng thực sự có ích cho các em . B . Giải quyết vấn đề I – Phương pháp nghiên cứu - Để thực hiện được chuyên đề này tôiđã sử dụng các phương pháp sau: 1, Phương pháp giải thích ,phân tích ... 2 ,Phương pháp so sánh đối chiếu . 3 , Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề . 4, Phương pháp đọc 5, Phương pháp liệt kê. 6, Phương pháp thảo luận nhóm 7, Phương pháp trực quan ,quan sát ,tư duy II- Nộidung thực hiện chuyên đề 1 . Vai trò và vị trí :thể thơ thất ngôn bát cú đường luật trong nền văn học nước nhà và trong chương trình ngữ văn THCS. - Đâylà thể thơ hay ,từ lâu đã được mọi người yêu thích .Bởi về tính niêm ,luật chặt chẽ và nó có xuất xứ từ đời đường TQ . Được các nhà thơ trung đại của TQ ,Việt Nam vận dụng để sáng tác ra các áng thơ bất hủ để lại cho muôn đời sau như ‘’Qua Đèo Ngang’’-Bà Huyện Thanh Quan ‘’Bạn đến chơi nhà’’của nguyễn khuyến . ..Vận dụng thể thơ một cách sáng tạo song vẫn giữ được yêu cầu về niêm.luật của thể loại đó là thành công rất lớn của tác giả trung đạiVN . Mặc dù ở chương trình lớp 7 số lượng bài không nhiều song cũng đủ để HS cảm nhận được cái hay ở : Tính ước lệ , sử dụng điển tích ,Hoặc không gian và thời gian mang tính ước lệ ,mang bản sắc rất riêng cho từng tác phẩm . Thể thơ này được các nhà nghiên cứu ,phê bình văn học ,những người yêu văn chương được đọc,được nghiên cứu là một điều bổ ích . 2.Cách khai thác nghệ thuật của thể loại a .Trước hết : Muốn HS hiểu rõ về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật giáo viên phải yêu cầu HS đọc chú thích và hỏi ? Em có thể hiểu như thế nào về thể thơ này ? Như vậy bước đầu tiên phải hướng dẫn học sinh hiểu khái niệm về thể thơ, nhịp thơ ,vần ,đối ,niêm luật như thế nào ?( Trong bài soạn t29 phần tìm hiểu chung ) b.Tiếp đó Giáo viên hướng dẫn đọc chú ý ngắt nhịp đúng,sauđó tìm hiểu cấutrúc của bài thơ sáng tác theo thể thơ này .GV lưu ý cấu trúc bắt buộc phải là 2/2/2/2.( Đề ,thựcluậnkết ) Tuy nhiên tuỳ nội dung từng bài mà GV phân tích sao cho phù hợp ,cũng có những bài phân tích theo cấu trúc 1/6/1 ‘’Bạnđến chơi nhà ‘’ C các biện pháp tu từ * Nghệ thuật đối ->Tác dụng *Nghệ thuật đảo ngữ -> Tác dụng *ẩn dụ tượng trưng -> td *sử dụng điển tích *Chơi chữ -> tác dụng IV . Bài soạn minh hoạ cho chuyên đề Tuần8 Tiết 29: qua Đèo Ngang Ngày soạn : 4/10/2008 - Bà Huyện Thanh Quan - Ngày day : 13 /10/2008 I - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo. - Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên và cảm thông, chia sẻ tâm sự với mọi người. - Tích hợp với T.V ở bài Luyện tập quan hệ từ với tập làm văn ở bài viết số 2 - Rèn kĩ năng đọc và phân tích theo bố cục bài thơ . II-Chuẩn bị -GV : Bài soạn ,TLTK ,Máy chiếu,Phiếu học tập - HS : Soạn bài theo hướng dẫn ở vở bài tập III- các bước tiến trình lên lớp A.ổn định B- Kiểm tra bài cũ: + Đọc thuộc lòng bài "Bánh trôi nước" (Hồ Xuân Hơng) bài thơ có nét đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật. + Đọc thuộc lòng đoạn thơ "Sau phút...". Nêu cảm nghĩ về nỗi sầu chia li của người chinh phụ... C - Bài mới: GV vào bai hoạt động của giáo viên - học sinh Kiến thức cần đạt GV: Cho HS đọc chú thích "dấu sao", và giới thiệu vài nét về tác giả. I - tìm hiểu chung 1- Tác giả, tác phẩm HS: trả lời GV: Bổ sung bằng lời giảng về tác giả: GV: nêu yêu cầu đọc: Là bài thơ trữ tình đ đọc thong thả, khoan thai, tha thiết, nhấn giọng ở một số từ láy, ngắt nhịp đúng. HS: đọc văn bản/và đọc chú thích - Lu ý chú thích 1, 4, 5. GV: Dựa vào chú thích, em hãy xác định thể thơ của bài thơ theo các phương diện sau: + Số câu số chữ trong câu. + Cách gieo vần, cách đối. HS: Trình bày: + Số câu trong bài: 8 (bát cú) + Số chữ trong câu: 7 (thất ngôn). + Cách gieo vần: Chỉ gieo 1 vần ở chữ cuối cùng của câu (1) - (2) (4) - (6) - (8) đ câu chẵn: Ví dụ: tà - hoa - nhà - gia - ta + Phép đối: đ Giữa câu 3 và 4: Lom khom... Lác đác... (Đối về thanh, ý, từ loại) đ Giữa câu 5 và câu 6 Nhớ nước... Thương nhà... + Luật bằng trắc: Luật bằng hay trắc được xét ở chữ thứ 2 của các câu đầu. Ví dụ: tới: thanh trắc. GV: Giới thiệu thêm: Ngoài ra còn qui định về niêm luật, bố cục đường luật đ (tìm hiểu sau) đ Có thể nói là thể thơ gò bó nhất trong lịch sử thơ ca nhân loại. Song luật thơ nghiêm ngặt như vậy mà thành tựu thơ đạt được vẫn bề bế... 2- Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật. GV: hướng dẫn HS tìm hiểu, phân tích bài thơ GV: Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang. những câu thơ nào trong bài tả cảnh trực tiếp? Đọc những câu thơ ấy? (HS đọc 6 câu đầu). GVH: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ tâm trạng? HS: Trả lời/bổ sung nếu cần II - Đọc hiểu văn bản 1.đọc 2.Giải thích từ khó 3.Bố cục : - Đề ,thực ,luận,kết . 4. Phân tích a.Hai câu đề Cảnh Đèo Ngang. - Thời điểm: Bóng xế tà đ Thời khắc của ngày tàn. đ Thời điểm thường gợi buồn, nhớ. " GV: Trong thời khắc giao thời giữa ngày và đêm ấy, cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết nào? HS: Trình bày/bổ sung (nếu cần). GV: ở câu thứ 2: ĐT chen cùng 5 sự vật được liệt kê trong câu thơ 7 chữ, có 2 ý kiến, một cho rằng gợi nên cảnh vật tươi tốt, thiên nhiên tràn sức sống, một cho rằng gợi vẻ um tùm, chen lấn, rậm rạp cảnh hoang dã. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? + Cỏ cây chen đá lá chen hoa. HS: ý kiến 2 vì động từ "chen" cho thấy sự um tùm hoang dã chứ không phải tươi tốt, sức sống. ị ĐT chen cùng 5 sự vật liệt kê trong câu thơ 7 chữ gợi vẻ um tùm, rậm rạp hoang dã. GV: Hình ảnh Đèo Ngang còn được thể hiện qua con người và cuộc sống nơi đây. Đọc hai câu thơ ấy và cho biết cách dùng từ và trật tự các thành phần trong câu có gì đặc biệt? ý nghĩa của sự đặc biệt ấy. Cuộc sống con người có làm cảnh bớt quạnh hiu không? b.hai câu thực HS: trả lời/nhận xét/bổ sung Lom khom... Lác đác... Từ láy và đảo trật tự ngữ pháp: Sự kết hợp của từ láy với đảo ngữ nhấn mạnh vào dáng vẻ gợi sự nhỏ bé của con người và sự thưa thớt của cuộc sống nơi đây. + Từ láy: Lom khom, Lác đác. + Đảo ngữ ị Gợi sự nhỏ bé và thưa thớt. c.hai câu đề GV: Ngoài hình ảnh cây, cỏ, hoa, lá, sông, con người... cảnh Đèo Ngang còn được miêu tả ở chi tiết nào nữa? HS: trả lời/Âm thanh tiếng chim quốc quốc, gia gia. - Âm thanh tiếng chim: + Nhớ nước – quốc quốc + Thương nhà - gia gia GV: Từ tượng thanh "quốc quốc" "gia gia" diễn tả những ý nghĩa gì? HS: Mô tả âm thanh tiếng chim rừng: chim cuốc và chim đa Mượn hiện tượng đồng âm: quốc: nước, gia: nhà. ị Mượn âm thanh tiếng chim, diễn tả tiếng lòng lữ khách tha hương. Đối , ẩn dụ tượng trưng , chơi chữ. Tâm trạng nhớ nước ,nhớ nhà . GV: Có âm thanh (cái động) vang trong không gian song cảnh vật Đèo Ngang có bớt quanh hiu không? Vì sao? HS: trả lời/bổ sung. . GV: Qua những chi tiết trên, hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan? HS: phát biểu/bổ sung. GV: Kết luận: Bằng những nét điểm xuyết, chấm phá tài hoa, cảnh Đèo Ngang được nhìn vào lúc chiều tà là không gian mênh mông của vùng núi đèo bát ngát, thấp thoáng sự sống con người nhưng còn hoang sơ, vẳng âm thanh chim rừng nhưng khắc khoải thê lương. Cảnh vật Đèo Ngang hiện lên buồn, vắng lặng vô cùng. GVH: Vì sao cảnh vật trong con mắt nữ sĩ lại đượm buồn vậy? ị Âm thanh khắc khoải da diết đ Cảnh thêm quạnh vắng, thê lương. HS: Tâm trạng nhà thơ - lữ khách tha hương - thổi hơi buồn cho cảnh. Nguyễn Du từng nói: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". GV: Mượn cảnh để nói tình. Theo em đó là cảnh thể hiện tình cảm như thế nào? (Trực tiếp hay gián tiếp)? HS: Thể hiện tình cảm một cách gián tiếp. GV: Em thử hình dung qua 6 câu thơ vừa tìm hiểu, tác giả kín đáo gửi gắm tâm trạng gì vậy? (buồn, nhớ). - Gián tiếp bộc lộ tâm trạng qua cảnh. ị buồn, cô đơn, hoài cổ (nhớ về quê hương) + Cảnh hoang vắng ị tâm trạng buồn xa gia đình) + Âm thanh khắc khoải là sự đồng vọng của tiếng lòng: nhớ nhà, quê hương dân tộc. GV: Gửi tâm sự vào cảnh vật. Song có ý kiến lại khẳng định: Bài thơ ngoài tả cảnh ngụ tình tác giả còn trực tiếp bộc lộ những tâm sự của mình. Căn cứ vào đâu mà khẳng định vậy? d. hai câu kết HS: Hai câu thơ cuối trực tiếp bộc lộ tình cảm của tác giả. GV: Đọc hai câu cuối. Đối diện với thiên nhiên mênh mông, rợn ngợp, Bà Huyện Thanh Quan đã bộc lộ tâm sự gì? HS: trả lời sau khi đọc 2 câu thơ/nhận xét/bổ sung. GV: Nỗi cô đơn này được thể hiện qua hình ảnh đối lập. Hãy chỉ ra? Tác dụng? HS: Trời non nước >< một mảnh tình riêng Thiên nhiên mênh nhỏ bé, riêng biệt mông, rộng lớn. Đối diện với cảnh thấy mình nhỏ bé. - đ Nỗi buồn cô đơn, không thể chia sẻ. + Trời ,non ,nước >< một mảnh tình riêng. Thiên nhiên rộng >< nhỏ bé cô đơn. GV: ị Một mảnh tình riêng giữa trời non nước bao la cho thấy tương quan đối lập ngược chiều. Trời non nước càng rộng lớn bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề khép kín. GV: Theo em cụm từ "Ta với ta" mang ý nghĩa gì? HS: Trả lời/GV kết luận GV tiểu kết: Giảng về câu cuối: Câu thơ cuối cùng có 7 chữ mà chữ nào cũng khắc sâu ấn tượng về sự cô đơn. Song dù không thể giãi bày tâm sự thì nối buồn ấy vân mang sự kiêu hãnh riêng của thi nhân, tâm sự buồn mà đẹp, đáng trân trọng biết bao. GV: Qua phân tích hãy nêu khái quát lại về cảnh Đèo Ngang và tâm sự của tác giả? Những nét nghệ thuật đặc sắc? + Ta với ta đ Sự cô đơn gần như tuyệt đối (một mình đối diện với lòng mình, cô đơn trong tâm sự không thể chia sẻ cùng ai). HS: trả lời/GV kết luận theo nội dung ghi nhớ. * Ghi nhớ SGK. III - Luyện tập GV: Phân biệt "mảnh tình riêng" có gì khác với "mối tình" "tấm tình" "khối tình" Nhỏ bé, riêng biệt >< nguyên vẹn Cô đơn, nhỏ nhoi. D. củng cố - Nhắc lại nội dung bài . - Đọc lại nọi dung mục ghi nhớ . - Hệ thống hoá kiến thức bằng bảng phụ . E . Dặn dò - Đọc lại bài thơ một cáh diễn cảm - Soạn bài bạn đến chơi nhà , - làm bài tập còn lạỉ ở phần vở bài tập văn . C .Kết thúc vấn đề 1. kết luận chung 2.Đề xuất ýkiến 3. đề tài tiếp tục nghiên cứu
File đính kèm:
- cuyen de7.doc