Chuyên đề Kiểm tra lần 2 lớp 11A 6,7 năm học 2011 – 2012 Môn: Ngữ Văn TRƯỜNG THPT VĨNHYÊN

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kiểm tra lần 2 lớp 11A 6,7 năm học 2011 – 2012 Môn: Ngữ Văn TRƯỜNG THPT VĨNHYÊN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VĨNHYÊN
________
KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 LỚP 11 A 6,7
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn 
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 ------------------
ĐỀ BÀI



 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
	
Câu I (2,0 điểm) 

Em hãy nêu hiểu biết về xu hướng văn học lãng mạn của bộ phận Văn học công khai (Văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945).
 
 Câu II (3,0 điểm) 

 Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
 Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng.
	 (Lưu ý: Viết bài luận khoảng 400 từ)

 PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
 
 Câu III.a. DÀNH CHO LỚP 11A 6 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Câu III.b. DÀNH CHO LỚP 11A 7 (5,0 điểm) 

Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục để làm rõ đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

-------------------------------
 
Giám thị không giải thích gì thêm.

 Họ và tên thí sinh:........................................................ Số BD.................Lớp 11A.....







 ĐÁP ÁN
KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 . LỚP 11 A 6,7
NĂM HỌC 2011 – 2012
Câu
Nội dung

Điểm
I
Xu hướng văn học lãng mạn là một trong hai xu hướng chính của văn học công khai hợp pháp của VH VN giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945
0,5

- VH lãng mạn là tiếng nói cuả cá nhân tràn đầy cảm xúc và trí tưởng tượng, diễn tả những khát vọng và ước mơ. Nó khẳng định cái tôi cá nhân, đề cao con người, muốn phủ nhận hiện tại, đi sâu vào tâm hồn, thế giới của mộng ước về thiên nhiên, tình yêu và quá khứ.
- VH lãng mạn góp phần thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống lại lễ giáo PK, để giải phóng cái tôi tự do. Nó khơi dậy lòng ham sống và tình yêu quê hương, yêu cuộc sống, giúp người đọc biết vui biết buồn... Hạn chế của VH lãng mạn đôi khi xa rời cuộc sống, hay đề cao cá nhân.
- Thành tựu nổi bật: các tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn, Thơ Mới, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân...
0.5



 0,5





 0,5


II
a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết câu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.










1,0




 b. Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh có thể có cách trình bày riêng nhưng cần nêu được các ý chính sau:
 - Trong cuộc sống cần biết nói lời xin lỗi khi cần thiết. Lời xin lỗi là lời nói tự nhận khi mình hiểu việc làm hay lời nói có thể khiến người khác bị thiệt hại về tinh thần hay vật chất. Lời xin lỗi là lời mong người đó cảm thông và tha thứ, bỏ qua. Sự im lặng là không nói gì, không tỏ thái độ, cảm xúc gì.


 - Lời xin lỗi dù "vụng về" nhưng chân thành dễ đem đến sự cảm thông, tha thứ. Nói được lời xin lỗi là giúp hai bên có cơ hội hiểu nhau, hiểu rõ sự việc. Lời xin lỗi có khi chỉ là lời chào hỏi xã giao, tạo sự thân mật hoặc tránh hiểu nhầm. Nói lời xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ là cử chỉ đẹp, văn minh. Lời xin lỗi dù vụng về chân thành vẫn quý giá hơn, vẫn tốt hơn nhiều sự im lặng. Đó là điều nếu "im lặng" không thể có được. 
 1.0

- Bài học nhận thức và hành động:
 -Thấy được vai trò quan trọng của lời xin lỗi. Một cử chỉ ứng xử đẹp của lối sống hiện đại ngày nay. Mỗi người nên thận trọng và thật lòng, nhiệt tình và cởi mở trong các mối quan hệ và công việc. Sống thẳng thắn và biết nói lời xin lỗi khi cần.

0.5

Trình bày lưu loát, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.
0.5
III a
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:



- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và hình tượng Huấn Cao.

0,5

Vẻ đẹp của Huấn Cao: Vẻ đẹp của cái tài, vẻ đẹp của cái tâm và của khí phách anh hùng. Nghệ sĩ tài hoa: “Có tài viết chữ nhanh và đẹp; có chữ ông Huấn cao như có vật báu trong nhà”; Cảnh cho chư rất đặc biệt, hiên ngang cổ đeo gông ,chân vướng xiềng… Khí phách hiên ngang, bất khuất:Đứng đầu bọn phản nghịch; không sợ uy vũ lao tù, không sợ chết; bình thản nhận rượu thịt. Người có tâm hồn thanh cao, trong sáng,; biết yêu cái đẹp, tấm lòng đẹp, biết trọng giá người tri âm tri kỷ…

2,5

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao ( Tình huống truyện, tương phản, độc lập, ngôn ngữ,…).

0,5


- Ý nghĩa hình tượng nhân vật. Nhân vật lý tưởng về người nghệ sỹ sống vì nghệ thuật, vì lý tưởng cao đẹp.

 0.5




- Mở bài, kết bài đúng và hấp dẫn.
 1.0
III b
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:



Cảnh tượng xưa nay chưa từng có: diễn ra trong “phòng giam tối tăm đầy phân gián phân chuột”,bẩn thỉu và chật trội. Tình huống éo le, kịch tính giữa người viết chữ với người chơi chữ. Trên lĩnh vực xã hội họ là kẻ thù; trêng lĩnh vực nghệ thuật là tri âm tri kỉ

 1,0

Người nghệ sỹ sang tạo cái đẹp cổ mang gong, chân vướng xiềng… Người tử tù ở thế bề trên, uy nghi, Còn kẻ có quyền lại khúm múm, run run, kính cẩn váy lạy và xin lời quý báu… Trật tự ngôi thứ đảo lộn bởi vẻ đẹp của nhân cách Huấn Cao đã toả sáng giữa đêm đen của ã hội tù ngục vô nhân đạo.

1.5


- Không gian ngục tù (chật hẹp, ẩm ướt; tường đầy mạng nhện; phân chuột, phân gián)
- Không khí trang nghiêm, cổ kính, có phần bí ẩn: khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực từ một bó đuốc tẩm dầu...
- Người cho chữ: tử tù tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh.
- Người nhận chữ: viên quản ngục (khúm núm), thầy thơ lại (run run).
Đối lập: ánh sáng >< bóng tối.
màu trắng tấm lụa >< nhà giam bẩn thỉu.
 Người cho >< người nhận.
->Không thể cầm tù nổi cái đẹp, dù bất cứ đâu, cái đẹp cũng toả sáng. Cái đẹp được sáng tạo trên mảnh đất chết ( nhà tù) bởi 1 người sắp chết (HC)
-> Gía trị của cái đẹp. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp,c ái cao cả, cái cao thượng đối với sự phàm tục, nhơ bẩn; của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu.

1.5


- Mở bài, kết bài đúng và hấp dẫn.


1.0

----- Hết -----

File đính kèm:

  • docDe thi Van CD lop 11 lan 2Vinh Yen.doc