Chuyên đề Kiểm tra lần 3 lớp 11A 6,7 năm học 2011 – 2012 Môn: Ngữ Văn Trường Thpt Vĩnh Yên

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kiểm tra lần 3 lớp 11A 6,7 năm học 2011 – 2012 Môn: Ngữ Văn Trường Thpt Vĩnh Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN
________
KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 3 LỚP 11A 6,7
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn 
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 ________
ĐỀ BÀI

 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
	Câu I (2,0 điểm) 
 Em hãy phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
 (Huy Cận- Tràng giang).
Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.
 (Nguyễn Tuân- Chữ người tử tù.)
 Câu II (3,0 điểm) 
 Mong ước của em để tình bạn tuổi học trò trung học mãi đẹp hồn nhiên trong sáng. 
 (Lưu ý: Viết bài luận khoảng 400 từ)
 
 PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
 Câu III.a. DÀNH CHO LỚP 11A 6 (5,0 điểm)
 Cảm nhận của em về đoạn thơ trong bài Tràng giang của Huy Cận:
 Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
 Con thuyền xuôi mái nước song song,
 Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
 Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
 Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót,
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

 Câu III.b. DÀNH CHO LỚP 11A 7 (5,0 điểm) 
 Cảm nhận của em về đoạn thơ trong bài Tràng giang của Huy Cận:
 Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
 Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
	
	Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
 ---------Hết----------
 Giám thị không giải thích gì thêm
 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN
CHUYÊN ĐỀ LẦN 3. LỚP 11 A 6,7
NĂM HỌC 2011 – 2012
Câu
Nội dung

Điểm
I
Học sinh hiểu và vận dụng kiến thức về nghĩa của câu gồm nghĩa sự vật và nghĩa tình thái


a. Nghĩa sự vật: Không có cây cầu bắc qua sông gợi sự thân mật giữa hai bờ.
 Nghĩa tình thái: Khẳng định sự việc không có cầu.

0.5

0,5


b. Nghĩa sự vật: Hai người Huấn Cao và quan ngục chọn nhầm nghề.
 Nghĩa tình thái: Phỏng đoán (Có lẽ) sự việc chưa chắc chắn.
0,5
0,5


II
a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết câu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.










1,0




 b. Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh có thể có cách trình bày riêng nhưng cần nêu được các ý chính sau:
 - Trong cuộc sống, tuổi trẻ luôn có nhu cầu kết bạn. Hoc sinh trung học có những thay đổi về tâm sinh lý nên việc kết bạn và chơi với nhau lâu dài là việc rất bình thường trong lứa tuổi nhiều mộng mơ.
- Tìm và kết bạn dựa trên sở thích và nhu cầu cá nhân sẽ tạo nên những tình bạn gần gũi và thân thiện, bền lâu. Tình bạn trong sáng và hồn nhiên không vì những mục đích vật chất, không vì lợi riêng, không lợi dụng nhau. Tình bạn chân thành và tự nhiên, thẳng thắn và sâu sắc, hết lòng chia sẻ để cùng giúp nhau tiến bộ. Sự hồn nhiên trong sáng làm tình bạn hướng đến những điều tốt đẹp, cao thượng.


 - Mong ước để tình bạn dài lâu, mãi đẹp và trong sáng hồn nhiên. Mỗi học sinh có những phát biểu theo sở thích nhưng cần hướng đến mục đích lành mạnh, thân thiện, cùng chia sẻ, cởi mở; trung thực, thẳng thắn, bình đẳng và tôn trọng nhau. Bạn bè không vụ lợi, không toan tính .
- Giúp nhau hiểu và tránh những quan niệm chưa đúng về tình bạn. Vật chất hóa, lợi dụng nhau và có ý định không lành mạnh. 
1.0

Bài học nhận thức và hành động:
 -Thấy được vai trò quan trọng của tình bạn chân thành trong sáng. Cùng bạn xây dựng tình bạn hồn nhiên, sâu sắc dài lâu. 

0.5

Trình bày lưu loát, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.
0.5
III a
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:



Mở bài đúng và hấp dẫn.: Giới thiệu đôi nét về giá trị nội dung và nghệ thuât bài thơ Tràng giang và tác giả Huy Cận.
- Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại
0,5

- Những hình ảnh cổ điển: một dòng tràng giang phẳng lặng, một con thuyền lặng lẽ trôi, một cành củi khô nhỏ bé.- Cảm giác buồn của con người hiện đại:+ Sóng gợn tràng giang nhưng lại buồn điệp điệp (điệp từ điệp điệp – từ cái hữu hình của sóng trên tràng giang mà nhận ra cái vô hình là nỗi buồn của con người).+ Thuyền và nước bên nhau nhưng giữa thuyền và nước là sự xa cách hững hờ. Thuyền và nước theo hai chiều đối nghịch (về – lại), nổi lên giữa cuộc chia li là sầu trăm ngả. + Cành củi bé nhỏ giữa tràng giang mênh mông, nhà thơ còn cố tình làm rõ: củi – một cành – khô. Đã thế, như có điều vô lí: một cành củi – lạc mấy dòng. Cành củi ở đây không chỉ là cành củi mà còn là cảm nhận về thận phận bé nhỏ của con người.
2,5

- Bức tranh phía bên kia tràng giang với những nét đơn sơ: mấy cồn đất nhỏ thưa thớt, những làn gió nhẹ thổi qua.- Bức tranh vẫn tiếp tục gợi lên nỗi buồn và cô đơn, bởi vì những cồn đất chỉ là lơ thơ cồn nhỏ, gió chỉ là gió đìu hiu. Câu thơ gợi một hình ảnh trong Chinh phụ ngâm : Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò.
Một chút âm thanh mơ hồ: từ đâu gợi cảm giác mơ hồ, âm thanh lại rất nhỏ: làng xa – vãn chợ chiều, cũng có thể không nghe thấy âm thanh nào của chợ chiều vọng lại.
- Cảm nhận về nỗi buồn không chỉ trong không gian mà cả trong thời gian. Đây là cảm nhận chỉ con người thời hiện đại mới có. Thời gian ngả sang chiều, giữa tràng giang và bầu trời càng cách xa, theo hai chiều đối nghịch: nắng xuống – trời lên. Khoảng xa cách càng trở nên đặc biệt với cái nhìn của nhà thơ: trời lên sâu chót vót. Trời không chỉ trên đầu mà còn là bầu trời soi bóng xuống tràng giang, vũ trụ mở ra vô tận vô cùng trong không gian ba chiều cao, rộng, sâu.
- Thân phận bé nhỏ và cô đơn của con người càng thấm thía trong sự so sánh: sông dài, trời rộng – bến cô liêu. Sông dài trời rộng là không gian ba chiều, bến cô liêu là cái bến Chèm, nơi nhà thơ đang ngồi, như cũng chính là thân phận con người.
1,5


Kết bài đúng và hấp dẫn
-Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.

 0.5



III b
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:


Mở bài đúng và hấp dẫn: Giới thiệu đôi nét về giá trị nội dung và nghệ thuât bài thơ Tràng giang và tác giả Huy Cận.
Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại
 0,5

- Những hình ảnh quen thuộc: những cánh bèo mặt nước, những bãi bờ với những cây cỏ tiếp nối bên tràng giang đến tận chân trời.
Hình ảnh cánh bèo trôi bồng bềnh trên sông thường dùng trong thơ cổ điển, gợi cái gì bấp bênh, nổi trôi của kiếp người vô định giữa dòng đời. Bèo trôi hàng nối hàng càng khiến lòng người rợn ngộp trước thiên nhiên, khiến lòng càng buồn tủi, cô đơn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:Mênh mông không một chuyến đò ngangKhông cầu gợi chút niềm thân mật.Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.- Hình ảnh của thân phận con người: bèo dạt về đâu (lạc loài, trôi nổi). Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm đến một sự gần gũi, một sự kết nối, rồi để thấm thía một sự đơn độc trọn vẹn. Hai từ “không” trong hai câu thơ như hai cái lắc đầu buồn bã. Chỉ có con người đơn độc giữa không gian vô tình, vô cảm.
2.0

- Một không gian quen thuộc, đúng là hình ảnh trong một bức tranh cổ : một rặng núi xa, những đám mây bạc từ mặt đất chầm chậm dâng cao.- Giữa bầu trời có một cánh chim nhỏ nghiêng xuống, tạo nên một bức tranh lạ, chỉ có một cánh chim đơn độc, không phải một đàn chim vẫn bay trong những bức tranh chiều quen thuộc. Đặc biệt cảm giác của nhà thơ: chim nghiêng cánh nhỏ – bóng chiều sa. Bóng chiều như đổ sập xuống theo cánh chim nhỏ.- Không nhìn vào không gian, nhà thơ nhìn vào chính tâm hồn mình. Nhà thơ gọi tâm hồn mình là lòng quê, gợi nhớ đến “hồn quê . Nhà thơ còn cảm nhận lòng quê dợn dợn. Dùng điệp từ dợn dợn để nói về sóng trên tràng giang để nói tâm trạng của chính mình : một cảm giác ngất ngây day dứt, bồn chồn nhớ thương, nhớ nhà. Nói không khói hoàng hôn, nhà thơ muốn nhắc đến hai câu kết trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu:Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai (Bản dịch của Tản Đà) Nhắc đến nỗi nhớ nhà của nhà thơ xưa, ý Huy Cận muốn nhấn mạnh : so với nhà thơ xưa, Huy Cận bây giờ nhớ nhà hơn nhiều, Huy Cận buồn hơn nhiều, cô đơn hơn nhiều. 

2,0

Kết bài đúng và hấp dẫn
-Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.


0,5


----- Hết -----

File đính kèm:

  • docDe CD11 lan3VinhYen.doc