Chuyên đề Luyện tập làm văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả

doc27 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3741 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Luyện tập làm văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề I
Luyện tập làm văn thuyết minh có sử dụng các 
biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả
 A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
Củng cố lại kiến thức về các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
Có ý thức sử dụng các yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh một cách hợp lí và có hiệu quả.
B.Chuẩn bị:
- Thầy: một số đoạn văn tham khảo.
- Trò: nắm chắc lí thuyết.
C.Nội dung:

Bài ca dao sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
?Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao là gì.
?Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì.
?Dựa vào nội dung bài ca dao, hãy thuyết minh về sự kết hợp giữa thực phẩm và gia vị(không dùng các biện pháp nghệ thuật).





?Đọc đoạn văn thuyết minh sau và cho biết những phương thức thuyết minh và những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.



?Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
?Khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh thì phải lưu ý điều gì.
?Thử trình bày cách làm bài văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố trên.
?Viết một đoạn văn thuyết minh về lợi ích của con trâu với người dân Việt Nam(Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.)
?Vì sao đoạn văn trên lại là văn bản thuyết minh.
?Phát hiện biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên.












































Cho học sinh phân tích yêu cầu thuyết minh rồi hình thành dàn ý.















?HS viết phần mở bài rồi trình bày. Lớp nhận xét.
?Viết đoạn văn thuyết minh về những đặc điểm cơ bản của cây mít.
?Đọc đoạn văn đã chuẩn bị, chỉ ra biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
?HS trong một bàn chữa lại bài của nhau.
?Viết đoạn văn thuyết minh về công dụng của cây mít.
?Hãy phát hiện biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong đoạn văn vừa viết.



































?Qua việc dựng các đoạn văn thuyết minh trên, em rút ra bài học gì về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.


 I.Lí thuyết:
VD1: Con gà cục tác lá chanh
 Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
 Con chó khóc đứng khóc ngồi
 Bà ơi đi chợ mua tôi đồng giềng.
 (Ca dao)
=> Là văn bản thuyết minh. Vì bài ca dao đã cung cấp những tri thức khoa học về những gia vị chế biến các món ăn đối với các loại thực phẩm: lá chanh với thịt gà, hành với thịt lợn, giềng với thịt chó.
=> biện pháp nghệ thuật: dùng hình thức thơ lục bát và lối nhân hoá. Tính cần thiết về sự kết hợp giữa thực phẩm và gia vị được diễn đạt dưới hình thức lời đòi hỏi của các loài vật.
=>Nhờ cách thuyết minh này mà nội dung thuyết minh trở nên rất hấp dẫn, sinh động chứ không khô khan. Hình thức thơ lục bát khiến cho lời thuyết minh dễ thuộc, dễ nhớ.
VD2:
 Núi Phượng Hoàng - Kì Lân, nơi Chu Văn An ở ẩn, chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Thạch Bàn, Bàn cờ tiên, Đền Kiếp Bạc..., mỗi một danh thắng, mỗi một di tích lịch sử đều gợi nhớ, gợi thương trong lòng ta về tổ tiên ông cha với bao tự hào. Nghe thông Côn Sơn reo, ta tưởng như nghe tiếng mài gươm của Nguyễn Trãi thuở "bình Ngô".Nghe tiếng sóng Lục Đầu Giang vỗ, ta tưởng như nghe tiếng reo của trăm vạn hùng binh dưới ngọn cờ người anh hùng Trần Quốc Tuấn đang ào ào xông tới Vạn Kiếp tiêu diệt giặc Nguyên Mông... 
 1.Sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
 a.Tác dụng: Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và làm bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng.
b.Một số lưu ý khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
- Đảm bảo mục đích của văn bản thuyết minh, tránh sa đà, lạc đề.
- Các biện pháp nghệ thuật chỉ phù hợp với một số đề thuyết minh về: đồ vật, danh lam thắng cảnh, danh nhân...(Còn một số đề thuyết minh về một phương pháp, cách thức thì không phù hợp).
 2.Sử dụng yếu tố miêu tả :
 a.Tác dụng:
Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật,
gây ấn tượng.
b.Một số lưu ý khi sử dụng yếu tố miêu tả:
- Miêu tả chỉ nhằm tái hiện hình ảnh của đối tượng ở mức độ nhất định, giúp hiện rõ thêm về đối tượng.
- Sử dụng những từ ngữ có giá trị gợi tả như: từ láy, từ gợi hình, gợi thanh...
- Sử dụng xen kẽ những câu văn miêu tả với những câu văn lí giải, minh hoạ để không lạc thể loại và tạo được lối diễn đạt phong phú.
 II.Cách làm:
- Xác định chính xác đối tượng và yêu cầu thuyết minh (VD: Con trâu trong đời sống người dân quê, Cây đào trong ngày tết cổ truyền Việt Nam...).
- Lập dàn ý chi tiết: sắp xếp các đặc điểm cần thuyết minh theo trình tự hợp lí.
- Dự kiến sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả: 
 Định sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? yếu tố miêu tả như thế nào và sử dụng ở những ý nào là phù hợp.
- Viết bài : theo các ý đã có trong dàn ý và đưa các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả theo dự kiến.
 III.Luyện tập:
 1.Bài tập 1:
 Con trâu không chỉ là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam mà còn là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu để sản xuất các hàng thủ công mĩ nghệ nổi tiếng. Trung bình mỗi con trâu cho khoảng 45% thịt. Thịt trâu ngon, mát và bổ. Ai đã từng thưởng thức món thịt trâu xào rau muống, tỏi thì khó có thể quên được hương thơm và vị ngọt đặc trưng của nó.Da trâu, ngoài việc dùng chế biến thức ăn, còn được dùng chủ yếu làm giầy, dép, cặp bền và đẹp . Đặc biệt, những chiếc trống trong các lễ hội hoặc trong các nhà trường đều được bưng bằng da trâu. Mặt trống tròn, phẳng, căng, âm vang trầm ấm, rộn rã đã đi vào kí ức của biết bao thế hệ học trò. Có thể nói, quí nhất vẫn là sừng trâu. Đôi sừng cong cong, xù xì, mốc thếch lại chính là chất liệu để làm ra các đồ thủ công, mĩ nghệ đẹp và quí như lược, trâm cài tóc...
- Trình bày được ích lợi của con trâu trong lĩnh vực cho thực phẩm và nguyên liệu làm đồ thủ công mĩ nghệ.
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá
- Yếu tố miêu tả: Món thịt trâu, những chiếc trống, sừng trâu... 
 2.Bài tập 2:
Cây mít ở quê em.
 I.Lập dàn ý:
 1.Mở bài:
Giới thiệu cây mít ở quê em.
 2.Thân bài:
Thuyết minh về đặc điểm, công dụng của cây mít đối với người dân quê em:
a. Đặc điểm: 
- Loài cây, nơi sinh sống, chủng loại.
- Sinh trưởng
b.Công dụng(lợi ích) của cây mít:
- Lấy quả ăn
- Gỗ mít làm tang trống, tạc tượng
- Lấy bóng mát, tạo nên nét cổ kính cho ngôi nhà.
 3.Kết bài:
Suy nghĩ, cảm nhận chung về cây mít,
 II.Viết đoạn văn thuyết minh về cây mít có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả:
 1.Viết đoạn mở bài:
 2.Viết đoạn thân bài:
 a.Đặc điểm:
 b.Công dụng:
VD: Đoạn thuyết minh về đặc điểm:
 Mít là loài cây cổ thụ, thân gỗ thường được trồng nhiều ở trước hoặc sau nhà, hoặc trong các ngôi chùa cổ. Cây mít không cao lắm, thân không thẳng tắp như nhiều loài cây khác, mà có nhiều cành to, chắc khoẻ đâm ngang tạo nên dáng sum suê, khoẻ khoắn. Có cây mít tuổi thọ hàng trăm năm, thân xù xì, gân guốc vì dãi nắng dầm mưa.
Mít thường có hai loại: mít mật và mít dai.Mít mật có lá xanh thẫm hơn, khi quả chín, múi mềm, ăn có vị ngọt sắc. Còn mít dai, lá nhạt hơn, khi chín múi ăn giòn ngọt.
Mỗi năm, mít ra quả một lần. Có quả đứng một mình, nhưng cũng có chỗ mít mọc thành chùm 4,5 quả. Có quả mọc ngay sát đất, nhưng cũng có quả mọc chót vót trên tít ngọn cây. Quả mít to, tròn,vỏ có gai xù xì, có quả nặng tới hàng chục cân.
 VD2:
 Đoạn văn thuyết minh về tác dụng của cây mít ở quê em.
Cây mít có rất nhiều tác dụng với người dân quê em.
 Mít chủ yếu trồng để lấy quả ăn. Mùa quả chín vào khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch. Múi mít có màu vàng ươm, mọng nước, ăn vừa ngọt, vừa thơm. Nhất là những ngày mưa, mát trời, có mít ăn thì thật là tuyệt diệu. Mùi mít thơm lâu, ăn hết rồi mà vẫn còn phảng phất hương thơm quyến rũ. Ngày nay, người ta còn đem múi mít sấy khô, đóng gói xuất khẩu. Mít khô ăn giòn, ngọt và vẫn giữ được hương thơm đặc trưng của mít chín.
 Gỗ mít không làm được cột nhà, giường, tủ nhưng lại rất tốt khi làm tang trống hoặc tạc tượng.
 Cây mít không chỉ cho quả, cho gỗ mà còn đem lại bóng mát và nét cổ kính cho ngôi nhà ở nông thôn. Những ngày hè oi bức, nhìn những ngôi nhà ngói ẩn mình dưới tán mít xanh um, ai cũng có cảm giác thật mát mẻ, dễ chịu.
 Lá mít dùng để đun. Đặc biệt, những chú trâu làm bằng lá mít trông rất ngộ nghĩnh đã vô cùng quen thuộc và thân thiết với tuổi thơ ở nông thôn.
*Lưu ý:
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả nhưng vẫn phải kết hợp với các phương pháp thuyết minh(định nghĩa, liệt kê, số liệu...)
- Diễn đạt trong văn thuyết minh phải mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết mang đúng dáng dấp của văn thuyết minh.
- Văn viết ngắn gọn để đảm bảo tính lô gíc, khoa học, chính xác của phương thức thuyết minh.

	D.Củng cố - Hướng dẫn:
Về nhà lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh về đề tập làm văn sau:
Cây đào trong ngày tết cổ truyền của người dân Việt Nam.
Viết đoạn văn thuyết minh về Con trâu là người bạn thân thiết của tuổi thơ ở làng quê.
Chuẩn bị Các phương châm hội thoại.





























Chuyên đề II.
Các phương châm hội thoại
	A.Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá và củng cố kiến thức cơ bản về các phương châm hội thoại đã học.
- Biết vận dụng kiến thức vào trong giao tiếp hàng ngày một cách hiệu quả.
	B.Nội dung:
I.Hệ thống hoá kiến thức về các phương châm hội thoại đã học:
1.Các phương châm hội thoại: 
Phương châm
Đặc điểm
Ví dụ

Về lượng
- Nói có nội dung
- Nội dung lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp 
- Không thừa, không thiếu


Về chất
Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực

Quan hệ
- Nói đúng đề tài giao tiếp 
- Tránh nói lạc đề

Cách thức
- Nói ngắn gọn, rành mạch
- Tránh cách nói mơ hồ

Lịch sự
Cần tế nhị, tôn trọng người khác

2.Các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
 
 Các trường hợp không
 tuân thủ phương châm hội thoại

 Người nói vụng về, vô ý trong giao tiếp
 Để tuân thủ một phương châm hội thoại khác .
 Để ưu tiên cho một mục đích khác quan trọng hơn.
 Để hướng người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.
II. Luyện tập:
?Các trường hợp sau đây có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Hãy phân tích.
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Miền Nam đang đẹp nắng xanh trời.
 (Bác ơi! - Tố Hữu)
- Rộng thương cỏ nội hoa hèn
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
 (Ca dao)







?Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu trên.

?Từ đó, em có nhận xét gì thêm về phương châm lịch sự.



?Các cách nói sau đây có tuân thủ phương châm hội thoại không? Vì sao?
- Đêm hôm qua cầu gẫy.
- Họp xong, bạn nhớ ra cửa trước.
- Lớp tớ, hai bạn mua 5 quyển sách.
- Hôm nay, hai anh em đều đi vắng.
- Người định đoạt chức vô địch là bạn An.
?Hãy chữa lại cho đúng với phương châm cách thức.








?Có ý kiến cho rằng, các trường hợp sau đây đã vi phạm phương châm quan hệ:
Đúng ? Sai?
1.
- Cháu đã đi học về đấy à?
- Cháu chào bác ạ!
2.
- Lan ơi, đi học đi!
- Phải nửa tiếng nữa mẹ tớ mới về.
3. A ngồi chơi đã lâu ở nhà B. B hỏi:
- Không biết mấy giờ rồi nhỉ!
- Thôi, bạn nấu cơm đi, tớ đi về đây.
?Từ bài tập này, em rút ra kinh nghiệm gì khi xét các phương châm hội thoại.
 Một khách mua hàng hỏi người bán:
- Hàng này có tốt không anh?
- Mốt mới đấy, mua đi, dùng rồi sẽ biết.
?Cách trả lời của người bán hàng vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
?Theo dõi đoạn đối thoại sau đây của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ và cho biết trong câu trả lời của Nguyễn Thị Lộ có vi phạm phương châm hội thoại nào không? Vì sao? Trong tiếng Việt, cách nói này còn gọi là gì?
- Nàng ở đâu ta bán chiếu gon
Hỏi thăm chiếu ấy hết hay còn
Xuân xanh chừng độ bao nhiêu nả
Đã có chồng chưa, có mấy con?
- Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon
Cớ sao chàng hỏi hết hay còn
Xuân xanh chừng độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có hỏi chi con?

 Bài tập 1:
a.Liên quan đến phương châm lịch sự:

- "Đi": Chỉ cái chết=> Cách nói giảm, nói tránh để làm giảm bớt cảm giác đau đớn, xót xa trước sự ra đi vĩnh viễn của Bác Hồ.
- Các từ: "cỏ nội", "hoa hèn", "thân bèo bọt": Thuý Kiều tự nói về mình với Từ Hải => Chỉ thân phận nhỏ nhoi của Thuý Kiều => Cách nói nhún nhường, khiêm tốn, lịch sự khiến Từ Hải rất hài lòng và càng thêm trân trọng Thuý Kiều (Nghe lời vừa ý gật đầu
Cười rằng : Tri kỉ trước sau mấy người)
- "Giếng sâu": Chỉ tấm lòng, tình cảm chân thành, sâu sắc của người con trai.
Còn "Sợi dây dài": chỉ tình cảm sâu nặng, thắm thiết, thuỷ chung của người con gái.
=> Dùng lối ẩn dụ=> lời trách móc nhẹ nhàng, kín đáo nhưng thâm thuý.
 b.Các biện pháp tu từ:
- Nói giảm, nói tránh
- Nói quá, ẩn dụ
- ẩn dụ.
=> Trong giao tiếp, người ta có thể sử dụng các biện pháp tu từ: nói giảm, nói tránh, nói quá, ẩn dụ... để thực hiện phương châm lịch sự.
 Bài tập 2:
 a.Không tuân thủ vì đều vi phạm phương châm cách thức:
 Cả 5 trường hợp đều có cách nói mơ hồ, không rõ ràng, gây khó hiểu theo một nghĩa chính xác.






 b.Chữa lại để chỉ còn hiểu theo một nghĩa:
- Họp xong, bạn nhớ đi trước ra cửa.
- Đêm qua, cầu bị gẫy.
- Lớp tớ có hai bạn mỗi người mua 5 quyển sách.
- Hôm nay, hai anh của em đều đi vắng.
- Bạn An là người quyết tâm đoạt chức vô địch.
 Bài tập 3:
- Không vi phạm phương châm quan hệ. Vì:
1.Câu"Cháu đã ... à" thực chất mục đích là để cdháo hỏi xã giao nên hai người rất hiểu nhau.
2."Phải nửa tiếng..." => Cách nói hàm ngôn, ý: chưa đi được.
3.Cách nói hàm ngôn. Cả hai đều hiểu nhau, nói đúng đề tài, đạt được mục đích giao tiếp.
=> Khi xét phương châm hội thoại phải lưu ý đến nghĩa thực, ý định thực của người nói. Có khi lời nói được hiểu theo nghĩa tường minh, nhưng cũng có khi phải hiểu theo hàm ý.





 Bài tập 4:
Vi phạm phương châm về lượng(thừa: Mốt mới đấy), phương châm cách thức (Nói mơ hồ: Dùng rồi sẽ biết).

 Bài tập 5:









- Vi phạm phương châm cách thức, có thể hiểu theo hai nghĩa (hỏi chi con)
=> Lối chơi chữ rất hóm hỉnh.

C. Củng cố - Hướng dẫn:
1.Các trường hợp sau có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Có vi phạm không? vì sao?
a.
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
 	(Nam Cao)
b. 
- Việc gì thế, cụ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!...
 	(Nam Cao)
2.Câu trả lời của Hồng có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Hồng có vi phạm không? vì sao?
Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
(...) Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
(Nguyên Hồng)
3.Xếp các câu sau đây vào các phương châm hội thoại cho phù hợp:
- Nói có sách, mách có chứng
- Câm miệng hến
- ăn ngay nói thật
- Nói phải củ cải cũng nghe
- Lắm mồm lắm miệng
- Nói có đầu có đũa
- Đánh trống lảng
- Nói có ngọn có ngành
- Dây cà ra dây muống
- ăn không nên đọi, nói không nên lời
- Ông nói gà, bà nói vịt
- Cú nói có, vọ nói không
- Nói bóng nói gió
- Nói cạnh nói khoé
- Nửa úp nửa mở
- Nói nước đôi
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm quan hệ
Phương châm cách thức
- Lắm mồm, lắm miệng
- Câm miệng hến
- Nói có sách, mách có chứng
- ăn ngay nói thật
- Nói phải củ cải cũng nghe.
- Đánh trống lảng
- Ông nói gà, bà nói vịt
- Cú nói có, vọ nói không
- Nói bóng nói gió
- Nói cạnh nói khoé

- Nói có đầu có đũa
- Nói có ngọn có ngành
- Nửa úp nửa mở
- Nói nước đôi
- Dây cà ra dây muống
- ăn không nên đọi, nói không nên lời

4.Các trường hợp sau đây có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
- Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như là mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
- Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
- Như trên đã nói, mỗi học sinh chúng ta phải có nghĩa vụ học tập, rèn luyện để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.
Các từ: Hình như, dường như, như trên đã nói được dùng để làm gì? 


	Tuần 5
Soạn: 1/10/06
Chuyên đề 3
Hình ảnh người phụ nữ 
trong "Chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ
A.Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Có được cái nhìn khái quát về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương.
- Cảm thụ được vẻ đẹp hoàn hảo cũng như số phận bi kịch của nhân vật.
- Thấy được giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm.
- Rèn kĩ năng tâpn khái quát, tổng hợp kiến thức.
B.Nội dung:
?Chuyện người con gái Nam Xương ra đời trong hoàn cảnh xã hội như thế nào.






?Kể tên những tác phẩm văn học trung đại đã học trước thế kỉ XVI. Em nhận xét gì về đề tài của các tác phẩm ấy.(VD: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Thiên Trường vãn vọng...)




?Chuyện người con gái Nam Xương đề cập tới đề tài gì? Có gì khác với đề tài của các tác phẩm trước đó.
?Vì sao nói lấy người phụ nữ làm nhân vật chính là một nét mới mẻ, thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ.





?Nhận xét khái quát về hình ảnh người phụ nữ trong truyện.





?Vẻ đẹp hoàn hảo của nàng được thể hiện như thế nào.












?Tình cảm yêu thương, chung thuỷ của Vũ Nương được thể hiện qua những chi tiết nào. Chi tiết nào khiến em xúc động nhất. Vì sao?
































?Ngoài tình cảm yêu thương, chung thuỷ đối với Trương Sinh, Vũ Nương còn là người con hiếu thảo. Em hãy chứng minh.(Lưu ý đến quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trong xã hội phong kiến)













?Tìm những chi tiết chứng minh rằng Vũ Nương còn là người phụ nữ rất trọng nhân phẩm.







?Phát hiện vẻ đẹp của Vũ Nương khi sống dưới thuỷ cung.














?Em đánh giá như thế nào về nhân vật Vũ Nương.











?Có ý kiến cho rằng: cuộc đời của Vũ Nương là một tấn bi kịch đau lòng. Hãy phân tích.























?Tìm thêm những câu ca dao để chứng minh rằng số phận của Vũ Nương là tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
I.Đề tài của tác phẩm:
 - Ra đời vào thế kỉ XVI, khi xã hội phong kiến bắt đầu đi vào con đường suy tàn, các cuộc nội chiến triền miên, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, đạo đức xã hội suy đồi như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khảng định:
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
 (Thói đời)
- Các tác phẩm văn học ra đời trước thế kỉ XVI, hầu hết đều đề cập tới những vấn đề hết sức lớn lao, trọng đại của quốc gia, dân tộc: vấn đề đấu tranh chống ngoại xâm, ý thức tự cường của dân tộc, ca ngợi quê hương, đất nước, không đề cập tới số phận, đời tư của mỗi cá nhân.
- Chuyện người con gái Nam Xương đề cập tới thân phận của con người cụ thể.Trong chế độ phong kiến, người phụ nữ không có vị trí xứng đáng trong văn học, Đưa hình ảnh một người phụ nữ thường dân vào trung tâm tác phẩm của mình là tác giả đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới những tầng lớp "thấp cổ, bé họng" nhất trong XH, tầng lớp đáng được quan tâm, bênh vực nhất => Biểu hiện của giá trị nhân đạo.
II.Hình ảnh người phụ nữ:
- Tác phẩm đã xây dựng thành công hình ảnh người phụ nữ VN trong XHPK: có vẻ đẹp hoàn hảo nhưng lại chịu số phận bi đát, bất hạnh.
 Vũ Nương được coi là hình tượng người phụ nữ đẹp trong văn chương VN thế kỉ XVI
1.Vũ Nương là người phụ nữ đẹp hoàn hảo:
+Là người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh:
Mở đầu trang truyện, tác giả đã giới thiệu Vũ Nương là người phụ nữ "thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp". Mặc dù là con nhà nghèo lấy chồng nhà giầu lại đa nghi, ít học nhưng do hiền dịu, nết na, khéo cư xử nàng đã san bằng được khoảng cách về môn đăng hộ đối, một quan niệm nặng nề của lễ giáo phong kiến và giữ được không khí trong gia đình luôn yên ấm, hạnh phúc.
+Là người vợ hết lòng yêu thương, chung thuỷ:
-Trong buổi tiễn đưa: Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng những lời lẽ dịu dàng, tha thiết và cảm động:
"Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi".Người đọc xúc động trước khao khát, ước mơ bình dị của Vũ Nương. Đằng sau niềm khao khát, ước mơ ấy là cả một tấm lòng yêu thương chân thành, đằm thắm vượt ra ngoài cả sự cám dỗ của vật chất tầm thường và vinh hoa phú quý.
- Khi Trương Sinh ở ngoài chiến trận: Tình cảm của nàng luôn hướng cả về Trương Sinh. Hình ảnh "Bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi " là những hình ảnh thiên nhiên hữu tình và gợi lên sự trôi chảy của thời gian đã khiến cho "nỗi buồn góc bể chân trời lại không thể nào xua đi được". Tất cả đã diễn tả tinh tế, chân thực nỗi niềm nhớ nhung, mong mỏi kín đáo, âm thầm mà da diết.
- Buổi tối: nàng trỏ bóng mình trên vách nói là cha Đản. Việc làm ấy của nàng đâu phải đơn thuần là nói với con, mà còn là nói với chính lòng mình. Nàng luôn tưởng tượng trong căn nhà nhỏ bé của hai mẹ con lúc nào cũng có hình bóng của Trương Sinh, ý nghĩ ấy đã làm vơi bớt nỗi cô đơn, trống vắng trong lòng.
Trong suốt 3 năm Trương Sinh đi vắng, nàng đã :"Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót", một dạ thuỷ chung, chờ đợi.
- Là người con hiếu thảo:
Trong thời gian Trương Sinh đi vắng: nàng đã một mình thay chồng phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ không một lời kêu ca, phàn nàn. Khi mẹ ốm, nàng thuốc thang và dùng lời lẽ ngọt ngào, khéo léo để động viên. Khi mẹ mất, nàng hết lời thương xót và lo ma chay chu đáo. Lời trăng trối của mẹ chồng trước lúc lâm chung "Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, con cháu đông đàn, xanh kia ắt chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ" đã minh chứng cho tấm lòng hiếu thảo của nàng. Rõ ràng, cách cư xử của nàng với mẹ chồng không phải xuất phát từ ý thức trách nhiệm mà được xuất phát từ tình cảm yêu thương chân thành của người con có hiếu.
- Là người phụ nữ trọng nhân phẩm:
Khi bị vu oan: nàng đã tha thiết thanh minh, thề non, nguyện biển nhưng không được, nhân phẩm bị xúc phạm nặng nề, nàng đã tìm đến cái chết để minh chứng cho tấm lòng trong sáng, thuỷ chung. Khao khát được sống nhưng nàng quyết đổi mạng sống của mình để bảo vệ nhân phẩm, cái mà nàng coi trọng và quí hơn tất cả.
- Là người phụ nữ nhân hậu, bao dung:
ở dưới thuỷ cung: được sống đầy đủ, sung sướng, quan hệ giữa người với người tốt đẹp nhưng lúc nào nàng cũng đau đáu nhớ về quê hương, gia đình, chồng con. Câu nói của nàng với Phan Lang khiến người đọc rưng rưng xúc động:"ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam, tôi tất phải tìm về có ngày". Lẽ ra, nàng có quyền căm thù nơi trần thế đã đẩy nàng đến cái chết oan khuất, nhưng trái tim nàng vẫn không vẩn một chút oán hờn mà vẫn trong như ngọc, nhân hậu, bao dung".
=> Có thể nói Vũ Nương là người phụ nữ lí tưởng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến ngày xưa. ở cương vị nào nàng cũng thể hiện vẻ đẹp cao quý: Là người vợ: đó là người vợ hết lòng yêu thương, chung thuỷ. Là người con: đó là người con hiếu thảo. Là người mẹ: đó là người mẹ hết lòng yêu thương con. Là người phụ nữ : đó là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, trọng nhân phẩm, nhân hậu, bao dung. Nàng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
2.Số phận bi kịch:
- Là người phụ nữ đoan chính, rất mực đằm thắm, thuỷ chung nhưng lại bị khép ngay vào tội không chung thuỷ, một trong những tội nặng nhất của người phụ nữ, đáng bị người đời nguyền rủa, phỉ nhổ. Nhân phẩm mà nàng coi trọng nhất, quý nhất và ra sức giữ gìn thì nay đã bị xúc phạm nặng nề. Nỗi đau mà nàng phải chịu đựng là quá lớn.
- Nàng tha thiết thanh minh, tha thiết được sống cùng chồng, con nhưng cũng không được. Khao khát rất bình dị của nàng trong lúc tiễn đưa nay đã không thể thành hiện thực. Trương Sinh đã trở về với hai chữ "bình yên" nhưng cũng là lúc nàng phải từ giã cõi trần.
- Nàng bị đẩy vào bước đường cùng, phải chọn lấy cái chết trong khi nàng vẫn còn đang khao khát sống.
Số phận của nàng là một tấn bi kịch đau thương. Cái chết oan khuất, tức tưởi của nàng đã là lời tố cáo đanh thép chế độ phong kiến bất công, vô lí đã cướp đi mất quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của con người.
* Kết luận: 
Hình ảnh nhân vật Vũ Nương là tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: vừa có phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng lại vừa phải chịu số phận bi đát, bất hạnh. 
	II.Luyện tập:
Lập dàn ý cho các đề tập làm văn sau:
	Đề 1: 
"Chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ vừa có giá trị hiện thực lại vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Bằng những hiểu biết của mình về tác phẩm, hãy chứng minh ý kiến trên.
	Đề2:
Vũ Nương là hình tượng người phụ nữ đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI.
Hãy phân tích nhân vật chính trong "Chuyện người con gái Nam Xương" để làm rõ ý kiến trên.
	Đề 3:
Hình ảnh nhân vật Vũ Nương là tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
Hãy chứng minh.
	........................................................







File đính kèm:

  • docGIAO AN CHUYEN DE VAN 9 NAM HOC 06-07.doc