Chuyện đề luyện thi đại học Hóa 12

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyện đề luyện thi đại học Hóa 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: Một hợp chất hữu cơ A chứa 38,71% Cacbon về khối lượng. Khi đốt cháy A tạo ra CO2 và H2O. Khi cho 0,01 mol A tác dụng với Na dư thu được khí H2 có thể tích (đktc) bằng thể tích khí thu được khi cho 0,56 gam Fe tác dụng với HCl dư.
a) Tìm công thức đơn giản và CTPT của A.
b) Khi oxi hoá 0,1 mol A bằng CuO đun nóng thu được 3,48 gam chất hữu cơ B (hiệu suất đạt 60%). Tìm công thức của B.
Bài 8: Hỗn hợp X gồm một rượu đơn chức no và một axit đơn chức no. Chia hỗn hợp X thành 3 phần bằng nhau.
- Phần I: Tác dụng với Na (dư) thu được 5,6 lít H2.
- Phần II: Đốt cháy hoàn toàn thu được 26,88 lít O2.
- Phần III: Đun nóng với H2SO4 đặc thu được 20,4 gam một este có tỉ khối so N2 bằng 3,64.
a) Viết và cân bằng các phương trình phản ứng xảy ra dạng tổng quát.
b) Xác định CTPT của rượu và axit trong hỗn hợp X (Biết các thể tích khí đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 11,8 gam hỗn hợp một rượu no đơn chức và một anđehit no đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử thu được 13,44 lít khí CO2 (đo đktc) và 12,6 gam H2O. Xác định CTCT và khối lượng từng chất trong hỗn hợp đầu.
Bài 10: Có một hỗn hợp gồm hai rượu no, đơn chức, mạch hở. Nếu đem m gam hỗn hợp này đốt cháy ta thu được 4,7 gam hỗn hợp CO2 và H2O, còn nếu đem các rượu oxi hoá thành các axit tương ứng rồi trung hoà bằng dung dịch NaOH 0,1M thì hết 200ml (Biết một trong hai axit tạo thành có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử một trong hai rượu đầu).
a) Xác định công thức hai rượu.
b) Viết công thức các rượu đồng phân.
c) Tính % khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp đầu.
(Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Bài 11: Đung nóng một axit đa chức có công thức là (C4H3O2)n (trong đó n<4) với lượng dư hỗn hợp A gồm 2 rượu no, đơn chức (có mặt H2SO4 đặc) thu được hỗn hợp B gồm các chất hữu cơ cùng chức. Khi đun nóng p (gam) A ở 1700C (có mặt H2SO4 đặc) thu được V lít hỗn hợp 2 olefin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Mặt khác cho p (gam) A tác dụng với Na dư thu được x (lít) H2 , còn khi đốt cháy p (gam) A thu được y (lít) CO2.
a) Viết CTCT của axit (biết axit không làm mất màu dung dịch Br2) và cho biết trong B có thể có những chất gì?
b) Lập biểu thức tính x và y theo p và V.
c) Khi p = 2,24 gam, V = 0,784 lít, hãy xác định CTCT của 2 rượu (Biết khi cho hơi rượu đi qua bột CuO đun nóng tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương).
d) Tính thành phần % khối lượng các chất trong A.
(Biết: các thể tích khí đo ở đktc, giả thiết hiệu suất các phản ứng đạt 100%)
Bài 12: M là hỗn hợp của một rượu no A và axit hữu cơ đơn chức B đều mạch hở. Đốt cháy 0,4 mol hỗn hợp M cần 30,24 lít O2 (đktc) thu được 52,8 gam CO2 và 19,8 gam H2O.
a) Xác định CTPT và CTCT của A và B biết:
- Số nguyên tử cacbon trong A và B bằng nhau.
- Trong hỗn hợp M, số mol của B lớn hơn số mol của A.
b) Lấy 0,4 mol hỗn hợp M. Thêm một ít H2SO4 đặc làm xúc tác, rồi nung nóng một thời gian thì thu được 19,55 gam một este duy nhất. Tính hiệu suất phản ứng este hoá.
Bài 13: Có p gan hỗn hợp (X) gồm một axit hữu cơ A có CTTQ là CnH2nO2 và rượu B có CTTQ là CmH2m+2O. Biết A và B có khối lượng phân tử bằng nhau.
- Lấy 1/10 hỗn hợp (X) cho tác dụng với lượng dư kim loại Na thì thu được 168ml khí H2 (đktc).
- Đốt cháy 1/10 hỗn hợp (X) rồi cho toàn bộ sản phẩn cháy hấp thụ hết vào dung dịch NaOH dư, sau đó thêm tiếp dung dịch BaCl2 dư vào thì nhận được 7,88 gam kết tủa.
a) Viết và cân bằng các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định CTPT của A và B.
c) Tính p.
d) Đun p gam hỗn hợp (X) với H2SO4 đặc (làm xúc tác). Tính khối lượng este thu được (Giả thiết các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%)
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Huế năm 1998/1999)
Bài 14: Cho 5,88 gam hỗn hợp A gồm một axit cacbonxylic đơn chức, một rượu đơn chức và một este của rượu và axit trên. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau.
Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất cho 3,36 lít CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O.
Phần thứ hai phản ứng vừa đủ với 150ml dung dịch NaOH 0,1M. Khi đun nóng thu được E gam chất B và 2,22 gam chất C. Hoá hơi 2,22 gam chất C rồi dẫn qua ống đựng CuO (dư) nung nóng thu được sản phẩm hữu cơ D. Cho toàn bộ D tham gia phản ứng tráng gương thu được Ag.
Cho toàn bộ lượng Ag phản ứng với HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí (ở đktc). (Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
a) Tính số mol các chất trong hỗn hợp A và số E gam chất B.
b) Xác định CTCT các chất trong hỗn hợp A.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Đà Lạt năm 1998/1999)
Bài 15: Một hợp chất hữu cơ A gồm C, H, O, có 50% oxi về khối lượng. Người ta cho A qua ống đựng 10,4 gam CuO nung nóng thu được 2 chất hữu cơ và 8,48 gam chất rắn. Mặt khác cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ trên tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) trong NH3 tạo ra hỗn hợp 2 muối và 38,88 gam Ag. Cho hỗn hợp 2 muối đó tác dụng với NaOH thu được khí E.
a) Tính khối lượng chất A ban đầu.
b) Tính thể tích khí E ở 25 oC và 1 atm.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Ngoại thương năm 1998/1999)
Bài 16: 1. X là rượu no, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu X cần vừa đủ 3,5 mol O2. Hãy xác định CTCT của X, biết rằng mỗi nguyên tử cacbon chỉ liên kết với một nhóm OH.
2. Hợp chất hữu cơ mạch hở Z chỉ chứa một loại nhóm chức được điều chế từ rượu X và axit đơn chức Y. Xác định CTCT có thể có của Y và Z, biết rằng:
- Hỗn hợp Y và Z có số mol bằng nhau phản ứng vừa hết với 20ml dung dịch NaOH 16% (d = 1,05 g/ml).
- Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp của Y và Z có số mol bằng nhau như trên, rồi cho khí cháy sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 62,055 gam kết tủa.
3. a) Xác định CTCT đúng của Y và Z , biết rằng khi cho 3,5 gam axit Y bay hơi thì thu được 1,68 lít hơi Y ở 136,5 oC và 1 atm.
b) Cho 22,32 gam axit Y tác dụng với 8,28 gam rượu X (xúc tác: H2SO4 đặc) ta thu được 17,145 gam Z. Tính hiệu suất của phản ứng.
	(Trích ĐTTS vào Trường ĐHXD năm 1998/1999)
Bài 17: Hỗn hợp X gồm một axit đơn chức, một rượu đơn chức và một este được tạo bởi axit và rượu đó. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp X được 5,04 gam H2O và 6,944 lít CO2 (ở đktc).
Mặt khác 3,1 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch NaOH 0,1M, sau phản ứng thu được 1,48 gam rượu. Cho toàn bộ lượng rượu này phản ứng hết với Natri kim loại được 224ml H2 (ở đktc).
a) Xác định CTPT và viết CTCT mỗi chất trong hỗn hợp X?
b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X ban đầu.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội năm 1998/1999)
Bài 18: Một hỗn hợp X (gồm rượu mêtylic và một rượu D trong dãy đồng đẳng rượu etylic) được chia thành ba phần bằng nhau. Phần I tác dụng với Na dư giải phóng 0,672 lít khí ở đktc. Phần II sau khi chuyển hoàn toàn thành anđehit tương ứng, tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 giải phóng 19,44 gam bạc. Sản phẩm đốt cháy của phần III được trung hoà hoàn toàn vừa hết với 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M.
Xác định thành phần % theo số mol mỗi rượu trong X và CTPT của rượu D. 
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Nông nghiệp I năm 1998/1999)
Bài 19: Hỗn hợp A gồm 2 rượu no đơn chức đều có số nguyên tử cacbon chẵn. Khi oxi hoá a gam hỗn hợp A bằng CuO đun nóng, được hai anđêhit tương ứng. Cho hai anđêhit tác dụng với dung dịch Ag2O (trong NH3) lấy dư, thu được 21,6 gam Ag. Nếu đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp A, rồi cho các sản phẩm lần lượt đi qua bình thứ nhất đựng H2SO4 đặc và bình thứ hai đựng dung dịch KOH dư, thấy khối lượng của bình thứ hai tăng 14,08 gam.
a) Hãy xác định CTPT và CTCT có thể có của mỗi rượu. Biết rằng ete tạo ra bởi rượu có số nguyên tử cacbon nhỏ là đồng phân của rượu có số nguyên tử cacbon lớn.
b) Tính khối lượng của mỗi rượu trong hỗn hợp A.
(Cho biết các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%)
(Trích ĐTTS vào Viện Đại học Mở năm 1998/1999)
Bài 20: a) Oxi hoá hết 8,7 gam một rượu đơn chức không no A bằng CuO đun nóng được anđêhit B. Đem hết B thực hiện phản ứng tráng gương thu được 32,4 gam Ag. Xác định CTCT của A (hiệu suất phản ứng 100%).
b) Đun A với một axit hữu cơ được este E mạch thẳng có phân tử khối bằng 170. Xác định CTPT và CTCT của E.
(Trích ĐTTS vào Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán năm 1998/1999)
Bài 21: a) Đốt cháy hoàn toàn một lượng rượu đơn chức A, thu được 13,20 gam CO2 và 8,10 gam H2O. Xác định CTCT của A.
b) Hỗn hợp X gồm A, B là đồng đẳng của nhau. Khi cho 18,80 gam hỗn hợp X tác dụng với natri kim loại dư, thu được 5,60 lít khí H2 (đktc). Xác định CTCT của B và số mol của mỗi rượu trong hỗn hợp X.
c) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên, rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng nước vôi trong dư, thu được 35 gam kết tủa. Tính khối lượng hỗn hợp X đem đốt cháy.
d) Oxi hoá m gam hỗn hợp X trên bằng oxi không khí có bột đồng nung nóng làm xúc tác, thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 8,64 gam kết tủa. Tính khối lượng m.
(Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Huế năm 1999/2000)
Bài 22: Oxi hoá m gam rượu đơn chức bậc một A bằng CuO ở nhiệt độ cao được anđêhit B. Hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng được chia làm 3 phần bằng nhau.
- Phần 1 cho tác dụng với Na (dư) được 5,6 lít H2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
- Phần 2 cho tác dụng với AgNO3 trong NH3 (dư) được 64,8 gam Ag.
- Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn bằng oxi được 33,6 lít CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn và 27 gam H2O.
a) Tính hiệu suất phản ứng oxi hoá rượu thành anđêhit.
b) Xác định CTCT của rượu A và anđêhit B.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Mỏ - Địa chất năm 1999/2000)
Bài 23: Rượu A có một loại chức. Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam A cần dùng hết 15,68 lít khí O2 ở điều kiện tiêu chuẩn và thu được tỉ lệ: số mol CO2 : số mol H2O = 5 : 6.
a) Xác định công thức tối giản và CTPT của A.
b) Lấy 5,2 gam A cho tác dụng vừa hết với 4 gam CuO (nung nóng) và thu được chất hữu cơ B có khả năng tráng gương. Xác định CTCT của A.
(Trích ĐTTS vào Viện Đại học Mở năm 1999/2000)
Bài 24: Trộn a gam một rượu đơn chức với b gam một axit đơn chức, rồi chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau:
- Cho phần thứ nhất phản ứng hết với Na thu được 5,04 lít H2 (đktc).
- Đốt cháy hoàn toàn phần thứ hai thu được 59,4 gam CO2.
- Đun nóng phần thứ ba với H2SO4 đặc thu được 15,3 gam este. Hiệu suất phản ứng este hoá là 100%. Đốt cháy 5,1 gam este này thì thu được 11 gam CO2 và 4,5 gam H2O.
a) Xác định công thức của rượu và axit.
b) Tính giá trị của a và b.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Công nghệ Tôn Đức Thắng năm 1999/2000)
Bài 25: Hỗn hợp X có khối lượng m gam gồm một axit cacboxylic đơn chức no A và một rượu no đơn chức B. A và B có khối lượng phân tử bằng nhau. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1/2 hỗn hợp X rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 400ml dung dịch NaOH 1M, sau đó cho thêm BaCl2 (dư) vào thì thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 1/2 hỗn hợp X tác dụng với natri dư thì thu được 840ml khí (đo ở đktc).
a) Xác định CTPT của A và B.
b) Tính khối lượng m và thành phần % theo khối lượng của A và B trong hỗn hợp X.
c) Đun m gam hỗn hợp X với H2SO4 đặc. Tính khối lượng este thu được (Giả thiết hiệu suất phản ứng este hoá là 80%).
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Đà Nẵng - Đợt 2 năm 1999/2000)
Bài 26: A là axit hữu cơ mạnh thẳng; B là rượu đơn chức bậc 1 có nhánh. Khi trung hoà hoàn toàn A thì số mol NaOH cần trung hoà gấp đôi số mol A. Khi đốt B tạo ra CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 4 : 5.
Khi cho 0,1 mol A tác dụng với B với hiệu suất 73,5% thu được 14,847 gam chất hữu cơ E.
a) Viết CTCT của A, B, E và tên gọi.
b) Tính khối lượng của A, B đã phản ứng để tạo ra lượng chất E như trên.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Ngoại thương - Phía nam năm 1999/2000)
Bài 27: Một hỗn hợp A gồm x mol axit cacboxylic đơn chức, y mol ancol đơn chức, z mol este tạo thành từ axit và ancol trên. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau, mỗi phần 1,55 gam. Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất, thu được 1,736 lít CO2 (đktc) và 1,26 gam H2O. Phần thứ hai phản ứng vừa hết với 25ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được p gam chất B và 0,74 gam chất C. Cho toàn bộ C phản ứng với CuO (lấy dư) thì thu được chất D (hiệu suất 100%). Cho D phản ứng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 giải phóng Ag. Lọc lấy Ag rồi hoà tan hết trong HNO3 đặc nóng thu được 0,448 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
a) Tính x, y, z và p.
b) Xác định CTCT của các chất trong hỗn hợp A.
c) Tính thành phần % khối lượng của các chất trong hỗn hợp A.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐHSP Vinh năm 2000/2001)
Bài 28: Oxi hoá một rượu đơn chức bằng O2 (có mặt chất xúc tác) thu được hỗn hợp A gồm: anđehit, axit tương ứng, nước và rượu còn lại.
Lấy a gam hỗn hợp A cho tác dụng vừa hết với Na, thu được 4,48 lít H2 (ở đktc) và hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B bay hơi, còn lại 24,4 gam chất rắn.
Mặt khác, khi lấy 2a gam hỗn hợp A cho tác dụng với Na2CO3 (dư), thu được 4,48 lít khí (ở đktc).
a) Tính % rượu đã bị oxi hoá thành axit.
b) Xác định công thức phân tử của rượu ban đầu, biết rằng khi cho a/2 gam hỗn hợp A tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư thu được 5,4 gam Ag.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Dược Hà Nội năm 2000/2001)
Bài 29: Hỗn hợp A gồm một axit đơn chức và một rượu đơn chức có tỉ lệ số mol là 1 : 1. Chia A làm hai phần bằng nhau. Phần I cho tác dụng với Na dư được 1,344 lít khí (đktc). Phần II đun nóng với H2SO4 đặc (làm xúc tác) được 4,4 gam este. Chia lượng este này thành hai phần bằng nhau. Một phần este được đốt cháy hoàn toàn. Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư đựng trong bình thì bình nặng thêm 6,2 gam, trong đó có 19,7 gam kết tủa. Một phần este được xà phòng hoá hoàn toàn bằng NaOH dư, thu được 2,05 gam muối natri.
a) Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
b) Xác định CTPT của axit và rượu.
c) Tính hiệu suất của phản ứng este hoá.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Nông nghiệp I năm 2000/2001)
Bài 30: Hỗn hợp A gồm hai rượu no đơn chức liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng:
a) Đốt cháy hoàn toàn m1 gam hỗn hợp A cần vừa đủ 38,808 lít không khí (ở 27,3 oC và 1 atm). Mặt khác đem oxi hoá hoàn toàn m1 gam bằng oxi (xúc tác: Cu, to) thu được hỗn hợp hai anđehit tương ứng (hỗn hợp B). Tỉ khối hơi của A so với B bằng 219/211.
Xác định CTCT của hai rượu, tính số gam m1 và khối lượng của mỗi rượu có trong m1 gam A. (Không khí có 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2).
b) Trộn đều hỗn hợp B, rồi oxi hoá hoàn toàn m2 gam hỗn hợp B bằng oxi (có xúc tác, to), nhận được (m2 + 0,96) gam hỗn hợp hai axit tương ứng (hỗn hợp C). Tính % khối lượng của mỗi axit có trong hỗn hợp C.
c) Thực hiện phản ứng este hoá m1 gam hỗn hợp A với (m2 + 0,96) gam hỗn hợp C (xúc tác: H2SO4 đặc, to). Tính số mol các este tạo thành. (Giả thiết hiệu suất phản ứng 100%).
(Trích ĐTTS vào Trường ĐHXD năm 1998/1999)

File đính kèm:

  • docHon hop Radehitaxiteste.doc