Chuyên đề Nam Cao(1915-1951)
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Nam Cao(1915-1951), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ Nam Cao(1915-1951) 1. Sù nghiÖp v¨n häc a. Nam Cao (1915-1951) tªn thËt lµ TrÇn H÷u Tri, sinh ra trong 1 gia ®×nh n«ng d©n lµng §¹i Hoµng, tØnh Hµ Nam. ¤ng lµ nhµ v¨n cã vÞ trÝ hµng ®Çu trong nÒn v¨n häc ViÖt Nam thÕ kû XX, lµ mét trong nh÷ng ®¹i diÖn xuÊt s¾c nhÊt cña trµo lu v¨n häc hiÖn thùc phª ph¸n tríc 1945. Nam Cao còng lµ c©y bót tiªu biÓu cña chÆng ®Çu nÒn v¨n häc míi sau c¸ch m¹ng. b. Sù nghiÖp Vhäc cña Nam Cao tr¶i dµi trªn 2 thêi kú, tríc vµ sau CMT 8. -Tríc CMT8: s¸ng t¸c cña N.Cao tËp trung vµo 2 ®Ò tµi chÝnh: cuéc sèng ngêi trÝ thøc tiÓu t s¶n nghÌo vµ cuéc sèng ngêi n«ng d©n ë quª h¬ng. + ë ®Ò tµi ngêi trÝ thøc tiÓu t s¶n nghÌo, ®¸ng chó ý lµ c¸c truyÖn ng¾n" nh÷ng truyÖn kh«ng muèn viÕt"; "Tr¨ng s¸ng", "§êi thõa", "Mua nhµ", "Níc m¾t", "Cêi"...vµ tiÓu thuyÕt "Sèng mßn"(1944). Trong khi m« t¶ hÕt søc ch©n thùc t×nh c¶nh nghÌo khæ, bÕ t¾c cña nh÷ng nhµ v¨n nghÌo, nh÷ng "Gi¸o khæ trêng t", häc sinh thÊt nghiÖp...Nam Cao ®· lµm næi bËt tÊn bi kÞch tinh thÇn cña hä, ®Æt ra nh÷ng vÊn ®Ò cã ý nghÜa XH to lín. §ã lµ tÊn bi kÞch dai d¼ng cña ngêi trÝ thøc, nh÷ng ngêi cã ý thøc s©u s¾c vÒ gi¸ trÞ sù sèng vµ nh©n phÈm, muèn sèng cã hoµi b·o, nhng l¹i bÞ g¸nh nÆng c¬m ¸o vµ hoµn c¶nh XH lµm cho "chÕt mßn", ph¶i sèng" ®êi thõa" + ë ®Ò tµi vÒ ngêi n«ng d©n, ®¸ng chó ý nhÊt lµ c¸c truyÖn:"ChÝ PhÌo", “TrÎ con kh«ng ®îc ¨n thÞt chã"," Mét b÷a no"," L·o H¹c"," Mét ®¸m cíi", "Lang RËn"...ë ®Ò tµi nµy, Nam Cao thêng nh¾c ®Õn nh÷ng h¹ng cè cïng, nh÷ng sè phËn hÈm hu bÞ øc hiÕp, bÞ lu manh ho¸ ...Nhµ v¨n ®· kÕt ¸n s©u s¾c c¸i XHéi tµn b¹o lµm huû diÖt c¶ nh©n tÝnh cña nh÷ng con ngêi l¬ng thiÖn. ë 1sè TP, Nam Cao ®· thÓ hiÖn niÒm xóc ®éng tríc b¶n chÊt ®Ñp ®Ï, cao quÝ trong t©m hån hä (L.H¹c) -Sau CMT8, Nam Cao s¸ng t¸c ®Ó phôc vô c«ng cuéc kh¸ng chiÕn, truyÖn ng¾n "§«i m¾t" (1948) “NhËt ký ë rõng” (1948) vµ tËp bót kÝ "ChuyÖn biªn giíi" (1950) cña «ng thuéc vµo nh÷ng s¸ng t¸c ®Æc s¾c nhÊt cña nÒn v¨n häc míi sau CM cßn rÊt non trÎ khi ®ã. - Ngßi bót Nam Cao võa tØnh t¸o, s¾c l¹nh, võa nÆng trÜu suy nghÜ vµ ®»m th¾m yªu th¬ng. Nam Cao lµ c©y bót bËc thÇy, «ng xøng ®¸ng ®îc coi lµ 1 nhµ v¨n lín giÇu søc s¸ng t¹o cña v¨n häc VN. - Nh÷ng tphÈm ®îc coi lµ tuyªn ng«n nghÖ thuËt cña NCao +TruyÖn ng¾n "Tr¨ng s¸ng" (1943): "Chao «i! NghÖ thuËt kh«ng cÇn ph¶i lµ ¸nh tr¨ng lõa dèi, kh«ng nªn lµ ¸nh tr¨ng lõa dèi, nghÖ thuËt chØ cã thÓ lµ tiÕng ®au khæ kia, tho¸t ra tõ nh÷ng kiÕp lÇm than" - TruyÖn ng¾n"§êi thõa (1943) + Mét t¸c phÈm" thËt gi¸ trÞ" th× ph¶i cã néi dung nh©n ®¹o s©u s¾c: " Nã ph¶i chøa ®ùng ®îc mét c¸i g× lín lao, m¹nh mÏ, võa ®au ®ín l¹i võa phÊn khëi. Nã ca tông t×nh th¬ng, t×nh b¸c ¸i, sù c«ng b×nh...Nã lµm cho ngêi gÇn ngêi h¬n". + Nhµ v¨n ®ßi hái cao sù t×m tßi s¸ng t¹o vµ l¬ng t©m ngêi cÇm bót "V¨n ch¬ng kh«ng cÇn ®Õn nh÷ng ngêi thî khÐo tay, lµm theo mét vµi kiÓu mÉu ®a cho. V¨n ch¬ng chØ dung n¹p nh÷ng ngêi biÕt ®µo s©u, biÕt t×m tßi, kh¬i nh÷ng nguån cha ai kh¬i vµ s¸ng t¹o nh÷ng c¸i g× cha cã" - V¨n ch¬ng ®ßi hái ph¶i cã l¬ng t©m cña ngêi cÇm bót: "Sù cÈu th¶ trong bÊt cø nghÒ g× còng lµ bÊt l¬ng råi. Nhng cÈu th¶ trong v¨n ch¬ng th× thËt lµ ®ª tiÖn. - Trong t¸c phÈm “§«i m¾t” (1948) NC ®· nªu 1 quan ®iÓm cña m×nh: “VÉn gi÷ ®«i m¾t Êy ®Ó nh×n ®êi th× cµng ®i nhiÒu, cµng quan s¸t l¾m, ngêi ta chØ cµng thªm chua ch¸t vµ ch¸n n¶n” TÁC PHẨM ĐỜI THỪA Nam Cao I/ TÊN “ĐỜI THỪA” Đọc tên tác phẩm Đời thừa của Nam Cao người đọc rất dễ liên hệ đến một kiểu mẫu nhân vật của văn học hiện thực phê phán thế kỉ XIX ở phương Tây. Đó là kiểu mẫu của những “con người thừa” sống trong môi trường quí tộc thượng lưu với bao nhiêu khát vọng đẹp đẽ nhưng cuối cùng tự phá hủy đời mình bằng các hành động phá bỉnh…“Đời thừa” không phải là nhân vật như thế. Nhà văn Hộ là người trí thức nghèo sống trong hoàn cảnh bị o ép về vật chất lẫn tinh thần của chế độ thực dân phong kiến ở Việt Nam những năm trước 1945. Trong tác phẩm Hộ đã hai lần kết án và đay nghiến mình là con người thừa và cuộc đời của hắn thừa. Như vậy tác phẩm đã cho thấy một tấn bi kịch lớn về tâm hồn. Đó là một con người muốn sống hết trách nhiệm cho vợ cho con nhưng rồi không làm tròn phận sự của người cha người chồng. Đây bi kịch tình thương. Điều mà Nam Cao nhấn mạnh, điều mà bản thân nhà văn Hộ day dứt đớn đau nhất lại chính là cuộc đời của hắn thừa. Đây là bi kịch về sự nghiệp, lí tưởng bị vỡ mộng. Hộ không giữ được tư cách nhà văn, không cống hiến được những trang văn kêu gọi tình thương bác ái, kêu gọi mọi người sống gần nhau hơn. Tuy nhiên, hai thứ bi kich này luôn giao thoa, luôn làm cho Hộ phải quẫn trí nhưng việc đặt tên tác phẩm như vậy phần nào đã phản ánh quan niệm về con người, về nhân sinh của Nam Cao “Làm người là phải cống hiến, ngọn đèn không chỉ cháy lên mà quan trọng là phải tỏa sáng”. II/ NHÂN VẬT HỘ TRONG TÁC PHẨM "ĐỜI THỪA" 1/ Bi kịch của một nhà văn - Hộ là một nhà văn nghèo, có lương tâm và có tài, có ý thức sâu sắc về sự sống. Anh muốn sống đẹp, muốn "nâng cao giá trị đời sống" của mình bằng một sự nghiệp văn chương có ích cho đời. - Hộ là một nhà văn có tài và tự tin, từng ôm ấp một hoài bão lớn về văn chương + Đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng, lòng hắn đẹp, đầu hắn mang một hoài bão lớn về văn chương. + Hắng khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất, chỉ lo vun cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. + Hộ khao khát vinh quang : Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời. => Đó chính là khát vọng chính đáng, là ước mong chân chính của người có tài, cso lương tâm, muốn khẳng định mình trong xã hội. Khao khát của anh không phải là sự thèm khát hư danh và hám lợi của bọn tiểu nhân phàm tục. - Hộ là nhà văn vừa mê văn, vừa tự hào về cái nghề cầm bút của mình. Mỗi lần đọc được một đoạn văn hay, một câu văn hay, hắn "Ngẫm nghĩ và để cho cái khoái cảm ngân ra trong lòng". Với Hộ văn chương là món ăn tinh thần vô giá. Hộ đã từng tâm sự với Từ: Nghĩ cho kĩ, đời tôi không đáng khổ mà hoá ra khổ, chính tôi làm cái thân tôi khổ, tôi mê văn quá nên mới khổ…nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi." - Hộ là một nhà văn có lương tâm nghề nghiệp: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là đê tiện, sự cẩu thả trong văn chương thì càng đê tiện hơn". Với Hộ, nhà văn không thể bắt chướng người mà phải sáng tạo: "Văn chương không cần đến người thợ khéo…..chưa có". Theo Hộ một tác phẩm văn chương có giá trị phải là một tác phẩm "vượt ra khỏi bờ cõi, nó ca tụng tình thương và lòng bác ái, nó làm cho người gần người hơn"=> Một quan niệm văn chương tiến bộ, đúng đắn. => Tóm lại: Ở Hộ đã hội tụ đầy đủ những tố chất tốt để trở thành một nhà văn chân chính, cống hiến những tác phẩm văn chương giá trị cho đời. Nhưng ước mơ trở thành nhà văn của Hộ không thực hiện được. Từ khi ghép cuộc đời Từ vào cuộc đời Hộ, hắn đã có cả một gia đình phải chăm lo. Những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí không phải không ngốn hết một phần lớn thời gian của hắn. Giờ đây Hộ phải gánh trên đôi vai mình nào vợ, nào con. Đứa con này chưa kịp lớn thì đứa khác đã ra mà đứa nào cũng nhiều sài, nhiều đẹn quấy rức suốt ngày. Rồi nợ nần triền miên: tiền nhà, tiền giặt, tiền thuốc, tiền nước…khiến Hộ nhiều lúc phải sầm mặt lại trước những lo lắng triền miên về vật chất. Hộ phải ra sức kiếm tiền để lo trang trải nợ nần, lo cho vợ con. Mà trong điều kiện của Hộ cách kiếm tiền duy nhất của Hộ là viết văn. Nếu trước kia hắn viết thận trọng, chăm chút từng trang văn thì giờ đây hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng, phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Hắn vô cùng xấu hổ mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, "hắn đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách và mắng mình là một thằng khốn nạn". "Chao ôi! hắn đã viết những gì toàn những cái vô vị nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý thông thường quấy loãng trong một thứ văn chương bằng phẳng và quá ư dễ dãi". Giấc mông văn chương tan biến, Hộ vô cùng chán ngán: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi". Lòng Hộ rũ buồn. Còn gì buồn hơn, đau đớn hơn "cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ lo những cơm áo mà đủ mệt". Đó là bi kịch của nhà văn, một kẻ sĩ mang mộng đẹp, hoài bão lớn nhưng bị ghánh nặng cơm áo ghì sát đất phải sống một cuộc sống vô ích, đời thừa. => Miêu tả bi kịch của nhà văn Hộ, NC phê phán thực tại xã hội. 2/ Bi kịch của một con người - Khi giấc mộng văn chương tan biến. Hộ rơi vào bi kịch, để thoát khỏi bi kịch đó, con đường duy nhất của Hộ là : Thoát li vợ con. Nhưng Hộ không thể lựa chọn cách giải quyết ấy. Bởi vì, thoát li vợ con, dù là vì gì đi chăng nữa, vẫn cứ là tàn nhẫn, vứt bỏ lòng thương: "Hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỉ; những hắn không thể vứt bỏ lòng thương". Như vậy với Hộ tình thương là tiêu chuẩn xác định tư cách làm người; không có tình thương, con người chỉ là "một thứ quá vật bị sai khiến bởi lòng tự ái". - Khi cuộc đời bắt anh phải lựa chọn giữa nghệ thuật và tình thương, anh đã hy sinh nghệ thuật để giữ lấy tình thương, hy sinh lẽ sống thứ nhất cho lẽ sống thứ hai. Như vậy là một lần nữa, người nghệ sĩ say mê lí tưởng nghệ thuật có thể hy sinh tất cả cho nghệ thuật ấy đã hy sinh nghệ thuật cho tình thương, cái mà anh thấy còn cao cả hơn tình thương. - Tuy nhiên sau sự lựa chọn ấy anh không thể yên tâm, thanh thản mà vẫn đau khổ, dai dẳng. lúc ngấm ngầm âm ỉ, lúc nhói lên dữ dội. Và anh luôn bị giày vò bởi mặc cảm cay đắng là đang sống một cách vô ích, vônghĩa, là một người thừa. Hộ đã cố hi vọng rằng sau một vài năm bỏ phí kiếm tiền cho vợ con có vốn làm ăn, lúc ấy anh sẽ quay lại sự nghiệp của mình. Nhưng cuộc sống cơm áo ngày càng chẳng dễ dàng khiến cho hi vọng của Hộ trở nên hão huyền. Gánh nặng cơm áo chẳng nhẹ đi mà ngày càng đè nặng lên vai Hộ: đứa con ngày chưa kịp lớn lên đứa khác đã ra mà đứa nào cũng nhiều sài nhiều đẹn, quấy khóc suốt ngày…Hộ điên lên vì phải xoay tiền". - Như một thông lệ người nghệ sĩ bất đắc chí ấy tìm đến rượu để giải sầu. Nhưng cả rượu cũng chẳng làm vơi đi mà chỉ càng làm cho anh thấm thía thêm nỗi khổ sở đắng cay của mình. Và anh đã trút nó vào vợ con mà anh thấy là nguồn gốc trực tiếp của tình cảnh bế tắc của đời anh. Con người giàu tình thương đã từng hy sinh những gì quý giá, thiêng liêng nhất của mình cho tình thương và trách nhiệm với vợ con đã hơn một làn đối xử phũ phàng với vợ con. Anh đã gây khổ cho vợ con. Như vậy Hộ đã vi phạm vào chính nguyên tắc, đạo lí làm người cao nhất của chính mình, để rồi sau mỗi cơn say, Hộ lại đau khổ vì đã gây đau khổ cho vợ con. => Đây là bi kịch của con người coi tình thương là nguyên tắc, đạo lí cao nhất, nhưng lại vi phạm vào chính nguyên tắc, đạo lí thiêng liêng đó của chính mình. * Tóm lại: Miêu tả bi kịch của nhân vật Hộ, Nam Cao đã lên án cái xã hội ngột ngạt đã bóp chết đi ước mơ, tước đi cuộc sống chân chính của con người. III/ NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN “ĐỜI THỪA” + Miêu tả tâm lí nhân vật: Nếu như ở các nhà văn hiện thực lớp trước, cốt truyện thường là yếu tố quan trọng hàng đầu, đồng thời, họ chú ý nhiều đến hình dáng bề ngoài và hành động của nhân vật,…thì trong truyện ngắn “Đời thừa” có hiện tượng mới mẻ, trái ngược với những điều nói trên. Nam Cao có ý thức và có năng lực phát hiện, miêu tả sâu sắc tâm lí con người. Có khi, chỉ cần quan sát một vài chi tiết có vẻ như vụn vặt, nhà văn lột tả được nét nổi bật nhất trong tâm lí nhân vật. Chẳng hạn, trước lúc tạm biệt vợ con đi lấy tiền, Hộ đã có sự ăn năn hối hận bởi đã tiêu phí phạm một món tiền hồi đầu tháng, có dự định mua thực ăn về cho vợ con, anh luôn tâm niệm lấy tiền xong là về luôn. Ngay lúc gặp Trung và Mão, mặc cho hai người bạn mời chào vồn vã, Hộ vẫn lạnh nhạt kiên quyết xin về. Nhưng khi vừa được tin cuốn sách của một người bạn văn, sắp được dịch ra tiếng Anh, lập tức Hộ “trợn mắt lên”. Anh cảm thấy người bồi hồi, rồi bám riết lấy Mão và Trung. Sau đó, chính Hộ bốc đồng, hăng hái rủ hai người đi uống rượu…Thì ra sự thay đổi nhanh chóng nói trên xuất phát từ tâm lí của một con người vốn suốt đời mê say nghề nghiệp, có hoài bão, nhưng đã bị cơm áo “ghì sát đất”, hoài bão không thành hiện thực. Bởi vậy khi gặp duyên cớ nào đó, niềm say mê ấy lại bùng lên, khiến anh ta quên tất cả,…Cũng nhờ biệt tài mô tả tâm lí, Nam Cao đã xây dựng Hộ thành một nhân vật khá sống động: say mê sáng tạo, khát khao quang vinh, khi cao hứng dễ bốc đồng. + Cốt truyện: Đời thừa tiêu biểu cho loại truyện không có cốt truyện. Nhân vật hành động và đối thoại không nhiều. Câu chuyện phần lớn diễn ra qua độc thoại, nói chính xác hơn là qua diễn biến tâm lí nhân vật Hộ> Hơn nữa truyện cũng không có bất kì một chi tiết nào đặc biệt, và cũng không cso sự xung đột giữa các nhân vật. Nhưng thông qua những chi tiết xoàng xĩnh, thường nhật, cũng như việc miêu tả tâm lí,…Nam Cao đã khái quát được những vấn đề lớn lao, có ý vị. + Kết cấu: Đây còn là một truyện ngắn có kết cấu mới mẻ. Tác giả đã phá vỡ lối kết cấu theo trình tự thời gian trong các sáng tác trước đây. Phần giữa câu chuyện được đưa lên phần đầu tác phẩm. Từ đó, nhà văn ngược lên phía trước, chủ yếu qua hồi ức, qua suy nghĩ của Họ,…sau đó, lại tiếp đến phần kết thúc. Đây là tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao có kết cấu phóng túng, nhưng chặt chẽ theo đúng logic tâm lí của nhân vật chính. + Giọng điệu: Trong Đời thừa, Nam Cao còn tạo được một giọng văn lạnh lùng khách quan, pha lẫn một chút hài hước, hết sức thích hợp cho việc miêu tả tâm trạng bi kịch của nhân vật, và những tình huống dở khóc dở cười. Tác giả đã gọi Hộ một cách dửng dưng, lạnh lùng là hắn, đồng thời chú trọng nhấn mạnh một vài nhược điểm thường thấy ở những người nghệ sĩ, chẳng hạn như dễ bốc đồng, hay kiêu ngạo,…Song đằng sau giọng văn có vẻ như kiêu bạc, lạnh lùng, đằng sau “bộ mặt không chơi được” là cả một tấm lòng trân trọng, thương xót sâu sắc. Cũng như Thứ trong “Sống mòn”, Điền trong “ Trăng sáng”, Hộ trong “Đời thừa”, ít nhiều đều có nguyên mẫu từ chính nhà văn Nam Cao đôn hậu, luôn cố gắng không ngừng vươn tới một cuộc sống cao đẹp, xứng đáng với con người. IV/ Bình luận câu :“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”. A - GỢi Ý CHUNG Đây là kiểu bài nghị luận hỗn hợp. Có thể kết hợp thực hiện cùng lúc cả ba thao tác nghị luận nhưng cùng có thể làm tách riêng từng phần: giải thích trước rồi mới bình luận và sau cùng là chứng minh. Muốn giải thích, bình luận được tốt và chứgn minh đúng vấn đề trọng tâm, phải hiểu rằng đây là ý kiến nói về vai trò của cá tính sáng tạo của nhà văn. Nếu không có khám phá độc đáo, văn học không phải là văn học. Ý kiến này mang đạm tính chất của một tuyên ngôn, không chỉ có ý nghĩa với riêng Nam Cao mà còn với mọi nhà văn khác. Nó vừa là những chiêm nghiệm lại vừa có ý nghĩa hướng dẫn tích cực đối với các sáng tác cụ thể. Trong phần chứng minh, cần biết sử dụng thao tác đối lập, so sánh. Có như vậy mới chỉ ra đựơc cái mới của Nam Cao.B - GỢi Ý CỤ THỂ I - MỞ BÀI - Nam Cao xuất hiện trên văn đàn và nổi tiếng trong lịch sử văn học như một người viết có nhiều khám phá nghệ thuật mới mẻ, độc đáo. Đây là một kết quả tất yếu, bởi khi sáng tác, ông từng tâm niệm : “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”. - Mọi tác phẩm của Nam Cao đều được viết ra với tinh thần của lời phát biểu trên. II – THÂN BÀI 1. Giải thích -“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài những kiểu mẫu đưa cho” nghĩa là sáng tạo, khi sáng tạo văn học tối kị sự sao chép, mô phỏng mang tinh thần nô lệ, dù sao chép, mô phỏng ấy có được thực hiện thành thục bao chăng nữa. -“Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” có nghĩa là văn học đồng thời đồng nghĩa với khám phá, sáng tạo và nhà văn chân chính phải đưa lại những cái mới, cái độc đáo về phương diện nghệ thuật.2. Bình luận - Ý kiến này tiếp tục hoàn chỉnh quan niệm sáng tác của Nam Cao từng ý nêu lên trong truyện ngắn Trăng sáng (1943): “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Nếu ý kiến trong Trăng sáng thiên về xác định thái độ trách nhiệm của nhà văn trước hiện thực cuộc sống, thì lời phát biểu trong Đời thừa lại thiên về nói tới bản chât của sáng tạo nghệ thuật cũng như vấn đề cốt tử quyết định vị trí nghệ sĩ trong lịch sử văn học. - Với ý kiến sau, Nam Cao đã dánh tan những ngộ nhận cho rằng sáng tạo văn học là chuyện dễ dàng, chỉ cần “khéo tay”, chỉ cần kĩ xảo là đủ. Nếu dừng lại ở mức độ đso, nhà văn chỉ là anh thợ viết không hơn không kém, và sáng tác của anh ta chỉ là thứ mặt hàng được sản xuất hàng loạt, kém bản sắc. Nam Cao đã hiểu đúng tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần độc đáo, không có phiên bản, bởi vậy nó đòi hỏi nhiều tâm huyết, nhiều công sức lao động của người nghệ sĩ. - Qua lời phát biểu của mình, Nam Cao tự chứng tỏ là một nhà văn có lương tâm nghề nghiệp, không chịu đựơc thói ăn sẵn. Ông múôn nhà văn phải tự khẳng định chỗ đứng của mình trong lịch sử văn học bằng chính những gì mình có. Múôn vậy , phải dao động sáng tạo cái mới, biết “khơi những nguồn chưa ai khơi”. Đồng thời, Nam Cao đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trước độc giả, không đánh lửa họ, không bắt họ phải “ thưởng thức” những món ăn tinh thần kém phẩm chất hoặc kể cho họ những chuyện thuộc loại “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. - Nam Cao hiểu được sự phong phú vô cùng, vô tận của cuộc sống - đối tượng phản ánh, nhận thức của văn học. Chính vì sự phong phú đó, người sáng tác có thể khai thác mãi không bao giờ cạn.Nhà văn đích thực chẳng sợ thiếu đề tài ,chẳng sợ không còn gì để viết, mà chỉ sợ không có đủ dũng khí, không đủ nghị lực và quyết tâm đào sâu, tìm tòi mà thôi. Ở đây, ta cũng thấy rõ bản lĩnh nghệ thuật của Nam Cao - một người bắt đầu bước vào nghề viết khi quanh mình đã có nhiều người nổi tiếng, ấy vậy mà ông vẫn không hề lùi bước, vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng con đường mà ông đã chọn. - Ý kiến của Nam Cao không chỉ đòi hỏi người viết phải sáng tạo, khám phá trên những vấn đề thuộc nội dung mà còn trên những vấn đề thuộc hình thức nghệ thuật. Sự thực , nội dung và hình thức luôn thống nhất với nhau. Nếu vấn đề tác giả nói tới thật sự mới mẻ thì bao giờ nó cũng đòi hỏi một cách viết mới mẻ tương ứng. Cách viết mới sẽ khiến cho vấn đề được thể hiện sâu sắc hơn.3. Chứng minh - Quan điểm nghệ thuật đã nêu của Nam Cao không phải hoàn toàn mới mẻ. Nhưng điều đáng trân trọng là nó thể hiện sâu sắc , chân thực con người Nam Cao và chỉ đạo một cách nghiêm túc sáng tác của ông. Dù sáng tác về đề tài gì, Nam Cao cũng đã tìm tòi, khám phá không mệt mỏi. - Trước Nam Cao đã có nhiều nhà văn viết về người nông dân rất nổi tiếng như Ngô Tất Tố,Nguyễn Công Hoan. Đến lượt mình Nam Cao cũng viết về họ nhưng có nhiều phát hiện mới. Ông không chỉ cho thấy nỗi đau khổ của người nông dân về phương diện vật chất ( chuyện miếng cơm, manh áo, chuyện sưu thuế) mà còn cho thấy nỗi đau khổ của họ về phương diện tinh thần, tức là đau khổ vì bị chà đạp, bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người và vì nhiều lẽ khác ( các truyện Chí Phoè, Lão Hạc, Lang Rận...) - Ngay với chuyện cái đói và miếng ăn - một đề tà được nhiều ngừoi thể hiện – Nam Cao cũng có cách nhìn riêng của mình, tác phẩm của ông không phải là tiếng kêu “hãy cứu đói” mà là tiếng kêu “hãy cứu lấy nhân cách nhân phẩm của con người” đang bị cái đói và miếng ăn làm cho thui chột (các truyện Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó, Tư cách mõ..) - Với đề tài tri thức tiểu tư sản, Nam Cao là người phân tíc sâu sắc hơn ai hết bi kịch của những người tri thức khát khao sáng tạo, khát khao sống đẹp nhưng rốt cục lại bị nhấn chìm trong biển đời phàm tục ( các truyện Đời thừa, Sống mòn...) - Nam Cao cũng là một trong số ít ngừoi đã mạnh dạn đưa cái hàng ngày vật vãnh vào văn học. Ông dám viết về cả “những chuyện không muốn viết”, vậy mà vẫn lôi cuốn độc giả, vẫn giúp độc giả “vỡ ra” được một cái gì đó có ý nghĩa. Đây không phải là cái mới trong sáng tác của ông ( các truyện Những người không múôn viết, Cái mặt không chơi đựơc....) - Trong nghệ thuật viết truyện, Nam Cao có rất nhiều đóng góp cho văn học. Ông là người chuyên sâu đi phân tích tâm lí nhân vật. Có thể nói ông là văn học bậc thầy của nghệ thuật phân tích tâm lí. Mọi tác phẩm của ông đều thể hiện đựơc ý hướng khám phá sâu sắc đời sống phức tạp của con người.III - KẾT BÀI - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo của Nam Cao là một bài học lớn cho những người cầm bút viết. - Do có sự thống nhất cao độ giữa thực tế sáng tác và quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ, tác phẩm của Nam Cao còn mãi đựơc nhắc nhở. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO “Chí Phèo” là kiệt tác của Nam Cao. Trên cơ sở những người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng, quê mình, Nam Cao đã hư cấu sáng tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với tất cả sự tối tăm, ngột ngạt cùng bao nhiêu bi kịch đau đớn, kinh hoàng,…Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong xã hội ấy đã không thể làm cho những người dân quê khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát sống tốt đẹp, lương thiện. Truyện ngắn này lúc đầu được Nam Cao đặt tên là “Cái lò gạch cũ”. Khi in thành sách lần đầu tiên (1941), nhà xuất bản đời mới đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”. Đến khi in lại trong tập “Luống cày”, Nam Cao đặt tên lại là “Chí Phèo”. Tóm tắt truyện: Ở làng Vũ Đại. Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ. Anh ta rước lấy đem về cho người đàn bà góa mù, bà này bán lại cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ, mãi năm 20 tuổi hắn làm canh điền cho Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bắt Chí xoa bụng đấm lưng gì đó. Bỗng một hôm Chí Phèo bị người ta giải huyện… Đi tù bảy, tám năm sau hắn trở lại làng, mặt mày trông khác hẳn, gớm chết! Về hôm trước thì chiều hôm hắn xách vỏ chai đến thẳng nhà Bá Kiến gây sự. Xô xát với Lý Cường, hắn đập vỏ chai, rạch mặt kêu trời ăn vạ. Sau cái vụ Năm Thọ, Binh chức, cụ Bá róc đời xử nhũn với Chí Phèo. Cụ mời hắn vào nhà, giết gà đãi rượu, lúc hắn ra về còn đãi một đống bạc uống thuốc. Mấy hôm sau, Chí Phèo đốt quán bà bán rượu… Hắn mang theo một con dao nhọn đến xin Cụ Bá đi ở tù. Chỉ một câu nói khích, cụ đã sai được Chí Phèo đến nhà đội Tảo đòi 50 đồng bạc nợ cho cụ. Chẳng phải giao tranh đổ máu, hắn đã đòi được nợ đem về. Cụ bá cho hắn 5 đồng và bán cho hắn 5 sào vườn ngoài bãi sông mới cắm thuế của một người làng. Năm đó Chí 27 hay 28 tuổi, hắn bỗng thành có nhà. Hắn trở thành anh đầy tớ chân tay mới của Bá Kiến, chuyên đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ. Hắn đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say mãi, say vô tận. Hắn chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi con mẹ chết tiệt nào đẻ ra hắn cho hắn khổ. Năm đó hắn ngoài 40, cái mặt như mặt một con vật lạ. Cả làng Vũ Đại đều sợ hắn một khi hắn đi qua trướcmặt. Tình cờ một đêm trăng, Chí Phèo lần vô nhà Tự Lãng, tên hoạn lợn kiêm nghề thầy cúng, hai đứa uống hết cả 3 chai rượu. Ngứa ngáy quá, Chí lảo đảo đi về lều. Hắn gặp Thị Nở đang há hốc mồm ngủ dưới trăng, hắn ôm chầm lấy thị mà làm tình. Gần sáng Chí bị cảm, hắn được thị Nở người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn cho ăn cháo hành. Cũng là lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành lại do bàn tay một người đàn bà cho. Hắn bâng khuâng nhớ lại một thời trai trẻ, hắn muốn cùng thị làm thành một cặp rất xứng đôi. Chí Phèo thèm lương thiện. Và hắn say thị lắm. Nhưng đến hôm thứ 6, thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã. Thị Nở bị bà cô xỉa xói vào mặt. Thị ton ton chạy sang lều trút tất cả giận dữ lên mặt nhân ngãi. Chí Phèo ngẩn mặt ra, chạy theo Thị Nở, hắn đã bị nhân tình giúi cho một cái ngã lăn khoèo xuống đất. Hắn toan đập đầu ăn vạ nhưng hắn chưa thật say. Và hắn uống, uống thêm chai nữa, càng uống càng tỉnh. Hắn đi đến nhà Bá Kiến với con dao ở thắt lưng để đòi lương thiện. Chém chết Bá Kiến, hắn đâm cổ tự sát. Cả làng Vũ đại xôn xao kéo đến xem 2 con quỷ giết nhau. Bà cô chì chiết Thị Nở. Thị nhìn nhanh xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua… I/ NHÂN VẬT CHÍ PHÈO Lưu ý chung Khi phân tích nhân vật Chí Phèo cần làm sáng tỏ được bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của một người nông dân cùng khổ bị xô đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi, bị cự tuyệt quyền làm người, hay nói một cách khác là số phận bi thảm của một con người mu
File đính kèm:
- on thi DH chuyen de Nam Cao.doc