Chuyên đề ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường TH&THCS Vũ Hòa

doc6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 14/05/2024 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường TH&THCS Vũ Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH&THCS VŨ HÒA Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
	Vũ Hòa, ngày 18 tháng 02 năm 2020
CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 8
 Giáo viên: Mai Trung Sơn
	 Đơn vị: Trường TH&THCS Vũ Hòa
	 Môn dạy: Hóa học 8
	 Ngày sinh: 10/05/1979
	 Năm học 2019 - 2020
I: Mục đích yêu cầu
	- Học sinh ôn tập lại các kiển thức đã học.
	- Khách sâu các kiến thức cho học sinh những kiến thức cơ bản đã học.
	- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng các ngôn ngữ, KHHH, tính toán hóa học. đặc thù của bộ nôn hóa học, khi học sinh mới tiếp cận bộ môn này.
	- GV cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trong những tuần đã học.
	II: Nội dung
A. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.
- Nguyên tố hóa học - Kí hiệu hóa học 
2. Thế nào là đơn chất , hợp chất. Cho ví dụ?
3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất :
+ Đơn chất : A ( đơn chất kim loại và một vài phi kim như : S,C  )
+ Đơn chất : Ax ( phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2 )
+ Hợp chất : AxBy ,AxByCz - Ý nghĩa của CTHH 
4. Hóa trị của nguyên tố -Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểu thức.
 Vận dụng : Tính hóa trị -lập CTHH
6.Sự biến đổi của chất : - Hiện tượng vật lý - Hiện tượng hóa học.
7.Phản ứng hóa học:- Định nghĩa – điều kiện 
8. Định luật bảo toàn khối lượng : 	A + B → C + D
- Định luật : Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
- Biếu thức về khối lượng:	mA + mB = mC + mD
9. Phương trình hóa học là gì ? các bước lập PTHH? Ý nghĩa của PTHH
10. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
- Mol (n) là lượng chất có chứa N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
con số 6.1023 là số Avogađro, kí hiệu là N
- Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó
- Thể tích mol (l) của chất khí là thể tích chiếm bơi N phân tử của chất khí đó.
m = n × M (g) 
rút ra 
- Thể tích khí chất khí : + Ở điều kiện tiêu chuẩn : = (l)
	 + Ở điều kiện thường : V = n × 24 = (l)
11. Tỷ khối của chất khí. 
- Khí A đối với khí B : 	- Khí A đối với không khí : 
B. BÀI TẬP
Dạng bài tập 1: Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hidro, nước , đường saccarozo (C12H22O11 ), nhôm oxit (Al2O3), đá vôi (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo.
Dạng bài tập 2: Hóa trị
Bài tập mẫu: a) Tính hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 
Giải: 
Gọi a là hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 (a>O)
Ta có: a II 
 N2O5 a*2 = 5*II a = a = V 
Vậy trong CT hợp chất N2O5 thì N(V)
Bài tập mẫu: b) Tính hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 , biết nguyên tố Ca(II) 
Giải: Gọi b là hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 (b>O)
Ta có: II b
 Ca3(PO4)2 3*II = 2*b b = b = III 
 Vậy trong CT hợp chất Ca3(PO4)2 thì PO4 (III)
Bài tập mẫu: Lập công thức hoá học theo các bước và tính phân tử khối của các hợp chất.
c) Hợp chất gồm sắt ( Fe ) có hoá trị III và nhóm Sunfat (SO4 ) có hoá trị II
	Giải: Đặt công thức tổng quát : 	
Biểu thức của quy tắc hoá trị : x . III = y . II	
Lập tỉ lệ : 	Chọn : x = 2 ; y = 3	
Công thức hoá học : Fe2(SO4)3 Phân tử khối của Fe2(SO4)3 : 2 . 56 + 3 ( 32 + 64 ) = 400 đvC
Bài tập mẫu: Lập công thức hoá học theo các bước và tính phân tử khối của các hợp chất.
d) Hợp chất gồm lưu huỳnh ( S ) có hoá trị VI và nguyên tố oxi ( O ) có hoá trị II
Giải: Đặt công thức tổng quát : 	
Biểu thức của quy tắc hoá trị : x . VI = y . II	
Lập tỉ lệ : Chọn : x = 1 ; y = 3	
Công thức hoá học : SO3	 Phân tử khối của SO3 : 32 + 3 . 16 = 80 đvC	
Câu1: Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố (N và kim loại)hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ; NO2 ; N2O3 ; N2O5; NH3; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca(HCO3)2 Na2HPO4 ; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2; HCl; H2SO4; H3PO4
Câu 2: Lập CTHH và tính Phân tử khối của những hợp chất sau tạo bởi:
P ( III ) và O; N ( III )và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH; Ca(II) và NO3(I); Ag(I)và SO4(II),
 Ba(II) và PO4(III); Fe (III) và SO4, Al (III)và SO4; NH4 (I) và NO3
Dạng bài tập 3: Định luật bảo toàn khối lượng
Câu 1: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit . Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra. 
Câu 2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng II oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic.
 A/ Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước. 
B/ Nếu thu được 6 g đồng II oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacsbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu?
Dạng bài tập 4: Phương trình hóa học
Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau:
1/ Al + O2 Al2O3 
2/ K + O2 K2O
3/ Al(OH)3 Al2O3 + H2O
4/ Al2O3 + HCl AlCl3 + H2O
5/ Al + HCl AlCl3 + H2 
6/ FeO + HCl FeCl2 + H2O
7/ Fe2O3 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2O 
8/ NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O
9/ Ca(OH)2 + FeCl3 CaCl2 +Fe(OH)3 
10/ BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + HCl 

Dạng bài tập 5: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
Câu 1: Hãy tính :
-Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc)
-Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2 
Câu 2: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc)
- Có bao nhiêu mol oxi?
-Có bao nhiêu phân tử khí oxi?
-Có khối lượng bao nhiêu gam?
-Cần phải lấy bao nhiêu gam khí N2 để có số ph/tử gấp 4 lần số ph/tử có trong 3.2 g khí oxi.
Câu 3: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,2.1023 phân tử H2 và 6,4 g khí SO2. 
-Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc.
-Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên.
Dạng bài tập 6: Tính theo công thức hóa học:
Bài tập mẫu: a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất NaOH Ta có: M= 23+16+1= 40 (g)
 %Na = 100% = 57,5 (%) ; %O = 100% = 4O (%) ; %H = 100% = 2,5 (%)
Bài tập mẫu: b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất Fe(OH)3 Ta có: M = 56+(16+1)*3 = 107 (g)
--> %Fe = 100% = 52,34 (%) ;%O = 100% = 44,86 (%);%H = 100% =2,80(%)
Câu 1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: NaNO3; K2CO3 , Al(OH)3, SO2, SO3, Fe2O3. 
Câu 2: Xác định CTHH của hợp chất giữa nguyên tố X với O có %X = 43,67%. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với O. (ĐS: P2O5)
Câu 3: Hợp chất B có %Al = 15,79%; %S = 28,07%, còn lại là O. Biết khối lượng mol B là 342.Viết CTHH dưới dạng Alx(SO4)y .Xác định CTHH. (ĐS: Al2(SO4)3 )
Dạng bài tập 7: Tính toán và viết thành công thức hóa học
Bài tập mẫu: Hợp chất Crx(SO4)3 có phân tử khối là 392 đvC. Tính x và ghi lại công thức hóa học? Ta có: PTK của Crx(SO4)3 = 392 Crx = 392 – 288 x = 104 : 52 = 2 
Vậy CTHH của hợp chất là Cr2(SO4)3 
Bài tập tự giải: Tính x và ghi lại công thức hóa học của các hợp chất sau:
1) Hợp chất Fe2(SO4)x có PTK là 400 đvC. 2) Hợp chất FexO3 có PTK là 160 đvC. 
3) Hợp chất Al2(SO4)x có PTK là 342 đvC. 4) Hợp chất K2(SO4)x có PTK là 174 đvC. 
Dạng bài tập 8: Tính theo phương trình hóa học
Câu 1: Cho 11,2gam Fe tác dụng với dung dịch HCl .Tính: 
a. Thể tích khí H2 thu được ở đktc.(ĐS:4,48 lít)
b. Khối lượng HCl phản ứng.(ĐS:14,6 g)
c. Khối lượng FeCl2 tạo thành.(ĐS:25,4 g)
Câu 2: Cho phản ứng: 4Al + 3O2 à 2Al2O3. Biết có 2,4.1022 nguyên tử Al phản ứng.
a. Tính thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng . Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.( ĐS: 0,672 lít; 3,36 lít)
b. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.(ĐS: 2.04 g)
Bài tập tự giải
Câu 1: Hòa tan hết 11 gam hỗn hợp Al và Fe trong dung dịch HCl dư thì thấy có 8,96 lít H2 (đktc) thoát ra. Tính khối lượng từng kim loại.
Câu 2: Cho 3,72 gam Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có 3,36 lít H2 (đktc) thoát ra. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3: Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl dư thì thấy có 0,8 gam khí H2 thoát ra. Tính % khối lượng mỗi kim loại
Câu 4: Cho 9,2 gam hỗn hợp CuO và Mg phản ứng với 0,3 mol HCl thì vừa đủ. Tính khối lượng mỗi chất.
Câu 5: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Mg phản ứng với HCl dư tạo ra 11,2 lít H2 (đktc) và 9,8 gam chất rắn không phản ứng. Tính % khối lượng của mỗi kim loại và tính khối lượng HCl đã phản ứng.
Câu 6: Cho 8 gam hỗn hợp Cu và Fe vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít H2 (đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại.
Câu 8: Cho 12,1 gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Tính % số mol mỗi kim loại.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Tính % khối lượng các kim loại.
Câu 10: Hòa tan hết 11,0 gam hỗn hợp Al và Fe trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 8,96 lít H2 (đktc). Xác định % khối lượng mỗi kim loại.
Câu 11: Để hòa tan hết 16 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 cần vừa đủ 0,5 mol HCl. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 12: Cho 5,4 gam một kim loại hóa trị III tác dụng vừa đủ với 3,36 lít O2 (đktc). Xác định tên kim loại.
Câu 13: Hòa tan 16 gam một oxit kim loại hóa trị III (M2O3) cần vừa đủ 0,3 mol H2SO4. Xác định tên kim loại.
Câu 14: Cho 12,1 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 4,48 lít H2 (đktc). Xác định tên kim loại.
Câu 5: Để hòa tan hết 8 gam một oxit kim loại hóa trị II cần 7,3 gam HCl nguyên chất. Xác định tên kim loại.
Câu 16: Cho 2,8 gam một oxit kim loại háo trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,07 mol H2SO4. Xác định tên kim loại.
Câu 17: Cho 7,28 gam một kim loại hóa trị chưa biết tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 2,912 lít H2 (đktc). Xác định tên kim loại.
Câu 18: Cho 2016 lít O2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 1080 gam đơn chất X (hóa trị IV). Xác định tên nguyên tố X và tính thể tích khí tạo thành (đktc)
Câu 19: Cho 1,3 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 448 ml khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại M.
Câu 20: Cho 1,15 gam kim loại X tác dụng với 560 ml Cl2 (đktc) thì vừa đủ. Xác định tên kim loại X.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_8_truong_ththcs_vu_hoa.doc
Đề thi liên quan