Chuyên đề: Phương pháp nêu câu hỏi trong môn Ngữ văn

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Phương pháp nêu câu hỏi trong môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.LỜI MỞ ĐẦU :
	
	Dạy và Học trong trường phổ thông là công việc quan trọng hàng đầu diễn ra trong hoạt động sư phạm. Hoạt động này hướng tới chất lượng của thầy cũng như của trò. Vì vậy, người thầy phải không ngừng nghiên cứu tìm tòi giải pháp hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả giảng dạy của mình. Cho nên, việc nâng cao chất lượng dạy và học là nhu cầu thiết yếu quan trọng hàng đầu hiện nay đặt ra trước mắt đối với mọi người đang làm nhiệm vụ giảng dạy. Làm thế nào để học sinh ngày nay yêu và học tốt môn Ngữ văn? Đó là câu hỏi thường trực trong trái tim của người giáo viên .Với quan điểm cá nhân tôi việc tìm ra phương pháp đặt câu hỏi là vấn đề quan trọng để nâng dần chất lượng dạy và học đối với bộ môn này.

II.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
	1.Khó khăn: Thầy và Trò
	- Thầy : Trình độ chyên môn nghiệp vụ sư phạm được đào tạo từ các nguồn khác nhau chưa đồng đều.Tài liệu nghiên cứu của giáo viên chưa nhiều, khả năng nhạy bén của một số giáo viên còn thấp trước sự thay đổi của giáo dục. Mặt khác đời sống của giáo viên còn nhiều khó khăn, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
	-Trò : Đa phần các em ở khu vực khó khăn nhà xa, đường, phương tiện đi lại bị hạn chế nên một phần ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.Tài liệu tham khảo nghèo nàn, các em học chủ yếu trông vào tài liệu sách giáo khoa, kiến thức của thầy cô. Mặt khác, do ảnh hưởng sự phát triển của xã hội đa phần các em ham chơi, ỷ lại là chính không chủ động trong học.
	2. Các giải pháp nâng cao làm văn học văn :
PHƯƠNG PHÁP NÊU CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
 a.Cơ sở thực tiễn :
Đề cập đến những vấn đề khó khăn nhất trong dạy học Ngữ Văn có lẽ ai cũng thừa nhận rằng xây dựng được những câu hỏi có chất lượng trong một hệ thống nào đấy là vô cùng khó khăn và phức tạp .Bằng thực tiễn dạy học đúc kết một số kinh nghiệm để xây dựng một số câu hỏi hay để giúp cho quá trình giảng dạy. Có lẽ thầy cô có tâm huyết trong giáo dục đều có chung nhận định rằng có câu hỏi tốt, biết nêu câu hỏi đúng lúc, biết xây dựng câu hỏi một cách hệ thống là điểm yếu của sách giáo khoa Ngữ văn và của đại đa số giáo viên từ trước đến nay.
 Báo văn nghệ này 12- 02- 1998 có đề cập đến phần nhấn mạnh của giáo sư tiến sĩ Trần Đình Sử “Hiện nay nội dung cách đọc cũng đã được chú ý qua một số câu hỏi gợi ý hướng dẫn học bài, nhưng chưa thành hệ thống, chưa có câu hỏi kiểm tra sự hiểu biết của học sinh”.
Nội dung câu hỏi, hình thức câu hỏi, diễn đạt trình bày câu hỏi bằng văn (Viết, nói) và mô hình cấu trúc câu hỏi đã phong phú và đa dạng vô cùng nhưng vấn đề quan trọng hơn rất nhiều vẫn là sắp xếp xây dựng câu hỏi cho thành những hệ thống chặt chẽ hợp lí.
Hệ thống câu hỏi thể hiện ở bình diện được hỏi, phù hợp với đối tượng khách quan qua kiến thức, cách hỏi, hình thức hỏi và kĩ thuật hỏi. Tính hệ thống của câu hỏi phụ thuộc vào cách tiếp cận đối tượng và vấn đề. Nếu tiếp cận tái hiện chúng ta có hệ thống câu hỏi nhằm vào dạng thức bên ngoài về số lượng, về tính chất và đặc điểm đối tượng, vào trí nhớ, việc đọc, việc đọc thuộc lòng và liệt kê .
Tiếp cận sáng tạo sẽ có những câu hỏi theo một hệ thống khác. Đó là những câu hỏi nhằm vào việc so sánh nhiều đối tượng với nhau .Câu hỏi nhận định đánh giá rút ra bài học, nội dung khái quát, câu hỏi mở rộng đi sâu vào vấn đề, câu hỏi về mối quan hệ bên trong, câu hỏi về bản chất sự vật, hiện tượng và những câu hỏi nêu và những câu hỏi vận dụng tư duy tổng hợp và tư duy phê phán.
	Nếu tiếp cận theo hệ thống phương pháp tư duy tổng hợp và tư duy phê phán văn chương, chúng ta sẽ có câu hỏi sáng tạo, câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề, câu hỏi gợi tìm, câu hỏi bình giảng và câu hỏi đọc – hiểu.
	Sách giáo khoa Ngữ văn nói chung sử dụng câu hỏi thường xuyên phổ biến . Vì vậy, cần tìm hiểu và đánh giá xác định những hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để dạy và học bộ môn tốt hơn.
b.Cơ sở lí luận 
	Câu hỏi sở dĩ khó, bởi vì trước hết nó phụ thuộc vào hai người. Người hỏi và người trả lời (người được hỏi ). Người hỏi tiềm ẩn một người được hỏi trong đó. Người hỏi phải hình dung ra những khả năng trả lời khác nhau và tự mình phải biết thế nào là đúng, sai, là đủ là thiếu,là mới là hay cho mình, cho người. Đó là nghệ thuật đặt câu hỏi: Hỏi để mà hỏi tiếp. Biết hỏi và hỏi để biết nhiều điều đã biết và chưa biết, khó nữa là hỏi để trả lời và để không trả lời.
Câu hỏi đặt ra phải khêu gợi, thúc đẩy sự giao tiếp nhằm đến mục đích cuối cùng của bài học.
Câu hỏi phải chứa trong mình những nội dung khác nhau để học hỏi, để truyền đạt và để kiểm tra, tích lũy tri thức cho học sinh.
Về bản chất, câu hỏi trong trường là hình thức phổ biến và hết sức cơ bản để bày tỏ quan hệ tin cậy và tôn trọng học sinh ở người giáo viên. Thực chất nêu câu hỏi là vận dụng phương pháp đối thoại trong dạy học Ngữ văn . Nêu câu hỏi là cách tốt nhất để biết những điều chưa biết ở học sinh. Nó phù hợp Với phương pháp học tích cực hiện nay,học sinh được phép hỏi lại bằng những câu hỏi không nghiêm túc với giáo viên lại càng giúp cho nhìn nhận lại vấn đề, nội dung bài học một cách toàn diện, mới mẻ hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng nêu câu hỏi trong dạy học, chúng ta cần trở lại một số vấn đề cơ bản để giáo viên cùng suy nghĩ và thực hiện :
+ Mục đích của nêu câu hỏi:
Thông thường người giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra học sinh về việc chuẩn bị bài cũ của học sinh. Việc làm này vẫn có ý nghĩa nhưng sự thay đổi nội dung và phương pháp dạy học khiến cho việc nêu câu hỏi còn nhằm tới những mục đích quan trọng hơn. Nêu câu hỏi, một là nhằm thực hiện bài giảng, hai là nhằm luyện tập và thực hành, ba là nhằm tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, bốn là nhằm khích lệ, kích thích suy nghĩ, năm là đánh giá trình độ của học sinh.
+ Các loại câu hỏi : Thông thường có hai câu hỏi lớn : Đó là những câu hỏi nhằm vào sự ghi nhớ thông tin và kiến thức đã học. Gọi là câu hỏi tái hiện. Loại thứ hai là loại yêu cầu học sinh phải vận dụng suy nghĩ độc lập với quá trình tư duy chặt chẽ sâu sắc. Gọi là câu hỏi sáng tạo. Ngoài ra chúng ta còn thấy một số dạng câu hỏi khác chỉ cần trả lời có hoặc không, đúng hoặc sai mà quí thầy cô gọi là câu hỏi trắc nghiệm.
Ngoài ba dạng câu hỏi đưa trên ta còn có thể sử dụng thêm câu hỏi gợi nhớ thông tin tri thức, câu hỏi quan sát, nhận diện, câu hỏi kiểm tra,chẩn doán,…
+ Tiêu chí của câu hỏi có chất lượng: Về mặt hình thức lẫn nội dung, nó phải đảm bảo các tiêu chí sau :
	@ Nội dung câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và trực tiếp.Tránh những câu hỏi đánh đổ học sinh. Các câu hỏi không được rối rắm, tối nghĩa và có cấu trúc phức tạp dễ làm cho học sinh hiểu nhầm. Cần loại trừ các câu hỏi có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
@ Câu hỏi phải có tác dụng kích thích hứng thú và tư duy của học sinh.Những câu hỏi này mang tính thách thức gợi trí tò mò khoa học. Nó đòi hỏi học sinh suy nghĩ và vận dụng những kiến thức đã học. Hình thức câu hỏi thường dùng từ hỏi : vì sao,thế nào, giải thích, mô tả, so sánh và chứng minh.
@ Câu hỏi phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, đối tượng, với khả năng và mối quan tâm của học sinh.
@ Câu hỏi có tác động vào cảm xúc thẩm mĩ của học sinh.
Từ ngữ trong câu hỏi cũng như cách đặt câu hỏi phải phù hợp với sự hiểu biết của học sinh. Người giáo viên luôn nhớ điều này. Đối với học sinh thì không câu hỏi nào khó hơn là những câu hỏi mà người giáo viên đang hỏi gì, người giáo viên phải chú ý kĩ thuật nêu câu hỏi,chuẩn bị tốt câu hỏi, dự kiến những khả năng và mức độ trả lời. Những câu hỏi cần được đưa ra một cách tự nhiên thân mật, có mối liên hệ chặt chẽ với mạch suy nghĩ của học sinh và phải tạo ra hứng thú trao đổi, tranh luận. Tùy vào mức độ khó dễ mà chỉ định học sinh nào trả lời. Nên tránh lập lại câu hỏi hoặc những câu hỏi trùng ý. Không nên nhắc nhiều lần một câu hỏi như “khủng bố” tinh thần học sinh.
Xử lí các câu hỏi của học sinh cần bình tĩnh, nhẹ nhàng, cần tạo điều kiện thời gian để cho học sinh trả lời trọn vẹn ý của họ. Phải tôn trọng và chấp nhận ý kiến thông minh của học sinh và cần biểu dương sự trả lời thành thật của họ. Phải biết uốn nắn, bổ sung khi cần thiết với những ý kiến chưa đầy đủ và đúng đắn của học sinh. Phải tạo điều kiện tốt để học sinh vừa trả lời vừa đặt câu hỏi cho giáo viên một cách đúng đắn. Giáo viên có trách nhiệm trả lời những câu đặt ra của học sinh, nghiêm túc, không lảng tránh, bịa đặt,...
Đây là những vấn đề tôi đã trăn trở từ khi tôi bắt đầu lên bục giảng, để trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm cho con đường giảng dạy của mình. Mong quý thầy cô, các đồng nghiệp, các em học sinh đóng góp và cho ý kiến. 


C. Thực hành:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 
 Hoạt động 1 
 Hoạt động 2 
(?) Sau khi chiến thắng quỷ vương Ra – va – na cứu được Xi- Ta thì Ra ma đã có những lời nói như thế nào ? (Với ai ? )
(?) Theo lời tuyên bố của Ra ma, chàng giao tranh với Ra – va – na, cứu Xi ta vì động cơ gì ? 
(?) Vì danh dự của người anh hùng, vì tình yêu thương của người chồng, hay cả 2 lí do trên ? 
(?) Tại sao Ra – ma lại ruồng bỏ Xi- ta ? Vì danh dự của người anh hùng, hay vì sự ghen tuông ? ( HS suy nghĩ và tìm những dẫn chứng trong tác phẩm minh họa )

(?) Xét cho đến cùng, tại sao, vì danh dự gì mà Ra ma không chấp nhận Xi – ta ? ( cá nhân trả lời, cá nhân khác bổ sung )
 (?) Trước hành động tự thiêu của Xi – ta, Ra ma đã phản ứng như thế nào ? Hành động đó giúp em hiểu gì trong tâm trạng của chàng ? 
 Hoạt động 3
(?) Sau khi nghe Ra ma buộc tội mình thì Xi ta đã có thái độ gì ? Thông qua lời nói nào ?( HS tìm những chi tiết miêu tả )
(?) Xi ta đã làm gì để thanh minh cho phẩm giá trong sáng của mình ? 
(?) Em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng của Xi ta trong những lời nói với Ra ma ? 
(?) Sau khi thanh minh và buộc tội Ra ma thì Xi ta đã có hành động gì ? 
(?) Em có nhận xét và cảm nhận gì về hành động của Xi ta ? 
 Hoạt động 4 



Hoạt động 1

(?) Em hiểu như thế nào về Ca dao ?

(?) Nội dung của Ca dao là gì ?

(?) Chủ đề của Ca dao ?
(?) Nêu một số nghệ thuật tiêu biểu trong ca dao ?
(?) Dựa vào nội dung có thể chia các bài ca dao theo những chủ đề nào ?
Hoạt động 2

(?) Nhân vật trữ tình trong hai bài ca dao là ai ? Họ mang tâm trạng nỗi niềm gì ?

(?) Em còn biết bài Ca dao nào mở đầu bằng chữ “Thân em như...” nữa không ? 

(?) Thân phận người phụ nữ trong hai bài ca dao này có những nét chung nào ?

(?) Em cảm nhận được gì qua những hình ảnh ở bài ca dao số 1,2 ?

(?) Trong lời than thân người phụ nữ vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì ?
Hoạt động 3:
(?) Bài ca dao này mở đầu có gì khác với hai bài trên ?

(?) Em còn biết bài ca dao nào có cách mở đầu như trên nữa không ?

(?) Em hiểu từ “Ai” trong câu “Ai làm...khế ơi” ?

(?) Mặc dù bị lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống những hình ảnh so sánh, ẩn dụ nào ?

(?) Vì sao tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa con người ?
(?) Phân tích để làm rõ vẻ đẹp câu cuối “Ta như...trời”
HẾT TIẾT 1
Bài 1: RA-MA BUỘC TỘI 
I.Tiểu dẫn 
II. Đọc hiểu: 
a. Diễn biến tâm trạng của Ra – ma 
- Ra ma …	

- Tuyên bố lí do: 





- Tuyên bố ruồng bỏ Xi – ta 




- Lí do : 


- Thái độ : 



b. Thái độ và tâm trạng của Xi – ta
- Kinh ngạc mở tròn đôi mắt. . .
-…



- Xi ta buộc Ra ma 


Nhờ Lắc ma na chuẩn bị một giàn hỏa thiêu để nàng chứng minh cho lòng chung thủy.

III. Tổng Kết 

Bài 2: Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa
I.TIỂU DẪN:
Ca dao:
Đặc trưg
 a.Nội dung:
 b. Chủ đề
 c.Nghệ thuật 


3.Văn bản


II.Đọc – hiểu
Bài 1,2












2.Bài 3:


V.Củng cố
VI.Dặn dò
VII. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docChuyen de phuong phap neu cau hoi.doc