Chuyên đề Sử dụng bản đồ Địa lý trong dạy và học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sử dụng bản đồ Địa lý trong dạy và học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề. Như chúng ta đã biết bản đồ địa lí là phương tiện để nhìn tổng quát các hiện tượng địa lí và so sánh các hiện tượng đó trong không gian. Trong quá trình đấu tranh chế ngự thiên nhiên, phát triển kinh tế xã hội, trong quá trình phát triển của xã hội loài người, bản đồ địa lí được phát hiện do nhu cầu của thực tiễn và đã nhanh chóng trở thành một phương tiện cần thiết trong đời sống hàng ngày. Bản đồ địa lí là công cụ đắc lực phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và chiếm một vị trí quan trọng trong các ngành sản xuất, trong các hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền và trong công tác quản lí xã hội... Bản đồ địa lí là kết quả của việc thu thập, tổng kết và cụ thể hoá một số tri thức địa lí bằng hình vẽ. Bản đồ là kho, tàng trữ nhiều tri thức mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy bản đồ có vị trí vô cùng quan trọng trong dạy học địa lí. Tuy nhiên trước kia do chưa thấy hết được vị trí chức năng của bản đồ trong giảng dạy địa lí nên còn có giáo viên quan niệm “Bản đồ là phương tiện minh hoạ cho nội dung bài giảng, lời giảng của giáo viên”. Cho nên thường giảng xong rồi mới chỉ bản đồ để minh hoạ. Ngày nay: Bản đồ không chỉ là đồ dùng trực quan cũng không chỉ là phương tiện minh hoạ kiến thức mà phải coi bản đồ là nội dung của SGK được ghi lại bằng ước hiệu. Việc sử dụng bản đồ là một phương tiện để phát vấn học sinh, giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ lâu bền, góp phần làm cho tư duy của các em được phát triển, nhất là tư duy tổng hợp, tìm tòi sáng tạo đối với các vấn đề địa lí nhất là địa lí tự nhiên và xã hội. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn và tìm hiểu đề tài này với mục đích giúp học sinh phát triển tư duy năng lực nói chung và tư duy địa lí nói riêng. B. giải quyết vấn đề I/ Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu. Trước khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi nhận thấy nhìn chung các em tiếp nhận môn địa lí vẫn còn thấp, vẫn còn hiện tượng học sinh xem nhẹ môn địa lí, các em coi môn địa lí là môn học phụ. Do vậy mà các em chỉ học lấy lệ, học để đối phó với thầy cô giáo nên kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ còn yếu. Tôi đã tiến hành khảo sát một số tiết dạy ở khối 7 và 8. 1, Hình thức và nội dung khảo sát. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi của bài học mà không có bản đồ. - Sử dụng phiếu học tập và các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh. - Tiến hành kiểm tra viết để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh. 2, Kết quả khảo sát như sau. Lớp Sĩ số G K TB Y SL % SL % SL % SL % 7A 39 5 12.8 15 38.5 19 48.7 0 0 7B 30 2 6.7 6 20 15 50 7 23.3 8A 37 6 16.2 14 37.8 17 46 0 0 8C 38 1 2.6 12 31.6 17 44.7 8 21.1 Qua thực tế và kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng: - Kết quả chủ yếu vẫn là mức trung bình, số khá, giỏi còn ít, trong khi đó tỷ lệ yếu vẫn còn cao. Điều này cho thấy: - Việc học tập không có bản đồ, lược đồ nên việc trình bày vấn đề còn hạn chế, kỹ năng yếu. - Khả năng nhận thức kiến thức qua kênh hình còn yếu. - Sự hiểu biết và vận dụng vào làm các bài tập thực sự chưa sâu sắc, còn rất hời hợt do vậy số bài khá giỏi hầu như còn ít. II/ Phương pháp nghiên cứu. 1, Phương pháp so sánh, đối chiếu. 2, Phương pháp nghiên cứu tổng thể. Với việc nghiên cứu này có thể có cái nhìn hướng chung và đánh giá khách quan trong một châu lục hay một môi trường nào đó. 3, Phương pháp luyện tập thực hành. Trên cơ sở thiết bị, đồ dùng dạy học trực tiếp là bản đồ, lược đồ... khi lên lớp học sinh phải được rèn luyện nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn với nhiều hình thức có thể là làm việc cá nhân, nhóm tập thể. III/ Những công việc thực tế đã làm. 1, Những vấn đề chung. Để thực hiện việc giảng dạy tốt và phát huy được trí lực của học sinh thông qua bản đồ địa lí cần làm tốt một số vấn đề sau: a, Nghiên cứu kỹ nội dung chủ yếu của chương trình. Nội dung chương trình là vấn đề mà học sinh cần phải học và nắm được trong suốt quá trình học tập, đây là những kiến thức cơ bản giúp học sinh sau khi học có được nguồn kiến thức do vậy giáo viên phải nghiên cứu nội dung chương trình ở từng khối lớp. Ví dụ: trong chương trình SGK lớp 7 bao gồm những nội dung sau: - Vấn đề dân số, tăng dân số thế giới và quần cư. - Các môi trường địa lí: + Môi trường đới nóng. + Môi trường đới ôn hoà. + Môi trường hoang mạc. + Môi trường vùng núi... - Các hoạt động công, nông nghiệp, đô thị hoá... ở các đới châu lục khu vực... b, Nghiên cứu các đồ dùng dạy học để có sự chuẩn bị: Đối với môn địa lí thiết bị dạy học chủ yếu là bản đồ, lược đồ, ngoài ra còn có sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh... c, Nắm vững quy trình chung khi sử dụng phương tiện trực quan. Bản đồ là phương tiện trực quan không thể thiếu được trong giảng dạy địa lí. Việc rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ sẽ giúp học sinh tiếp thu được kiến thức một cách dễ dàng và nhớ được lâu. Như vậy quy trình chung là: - Đọc tên bản đồ (lược đồ) để nhận biết đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ là gì ? (hay để biết nội dung bản đồ thể hiện yếu tố gì?) - Đọc bảng chú giải để biết cách thể hiện đối tượng địa lí đó như thế nào? bằng ký hiệu gì? màu sắc gì? - Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức địa lí vận dụng các thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp để phát hiện các mối quan hệ địa lí. 2, Những công việc thực tế đã làm. Trong quá trình dạy học địa lí tôi đã áp dụng việc rèn luyện kỹ năng dịa lí cho học sinh đặc biệt là sử dụng triệt để bản đồ, lược đồ trong SGK và bản đồ treo tường để phát huy trí lực của học sinh và thấy rằng có hiệu quả. Tôi xin trình bày một số kỹ năng khai thác kiến thức như sau: a, Hướng dẫn học sinh ôn tập và bổ sung những màu sắc, ước hiệu của bản đồ. a.1, Cần phải nhắc lại những màu sắc và ước hiệu chủ yếu của bản đồ treo tường khi dạy địa lí tự nhiên. - Các đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ thuộc nhiều loại: tự nhiên, kinh tế xã hội... trong đó đối tượng tự nhiên là cơ bản nhất, chúng rất ít hoặc hầu như không thay đổi, nếu nói chính xác hơn chúng thay đổi rất chậm. Chính vì vậy việc rèn luyện kĩ năng nhận biết chỉ và đọc các đối tượng địa lí tự nhiên trên bản đồ là cơ sở để rèn luyện kĩ năng xác định trên nền tảng tự nhiên đó. Khi bước vào chương trình địa lí ngay từ đầu người thầy đã phải chú ý ôn lại màu sắc, ước hiệu của bản đồ tự nhiên, kinh tế, quả địa cầu. Ví dụ: Bài 5- tiết 6 (địa lí 6): kí hiệu bản đồ... + Kí hiệu điểm: như sân bay, bến cảng, nhà mày thuỷ điện, nhà máy nhiệt điện hay tên thủ đô, thành phố... + Kí hiệu đường: Dựa vào chỉ dẫn trong SGK học sinh sẽ tìm được ở trên bản đồ treo tường: ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô... + Kí hiệu diện tích: tương tự như trên học sinh nêu vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp. Từ đó học sinh nhớ lâu và bắt buộc vừa rèn luyện kĩ năng tư duy và kĩ năng nói một cách tương đối chính xác. a.2, Hướng dẫn học sinh bổ sung những ước hiệu địa lí cần thiết trên bản đồ. Trong chương trình địa lí rất nhiều rất nhiều trường hợp những ước hiệu của bản đồ treo tường không hoàn toàn giống với những ước hiệu trong SGK. Ví dụ: Độ cao thấp của địa hình: trên bản đồ treo tường thường dùng phân tầng màu sắc thể hiện như trong SGK, không dùng màu sắc mà thường dùng những đường đậm, nhạt khác nhau thể hiện. Vì vậy khi giảng bài giáo viên phải kết hợp những ước hiệu của bản đồ treo tường và bản đồ trong SGK, tập bản đồ. Có làm như vậy học sinh mới chủ động nắm kiến thức sâu hơn. b, Trong giờ dạy giáo viên phải dựa vào bản đồ để khai thác nội dung kiến thức. b.1, Sử dụng bản đồ treo tường để giảng bài cho đúng ý những và chức năng của đồ dùng dạy học. Bản đồ không chỉ là đồ dùng trực quan cũng không phải chỉ là một phương tiện để minh hoạ kiến thức mà chính là nội dung SGK được ghi lại bằng ước hiệu. Do đó giáo viên cần dựa vào bản đồ để khai thác nội dung kiến thức. Ví dụ: Khi giảng phần địa hình và khoáng sản châu phi. (địa lí 7) giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bản đồ địa hình Châu Phi từ đó rút ra đặc điểm địa hình châu phi, yêu cầu học sinh vừa chỉ vừa nêu đặc điểm trên địa hình bản đồ. b.2, Quá trình sử dụng bản đồ để khai thác và truyền đạt những kiến thức của bài giảng. Giáo viên phải luôn có ý thức làm mẫu nhằm giúp học sinh biết cách tiến hành khai thác kiến thức trên cơ sở bản đồ trong quá trình tự học về sau. - Khi sử dụng bản đồ để giảng dạy, giáo viên cần nghĩ rằng những thao tác chỉ bản đồ kết hợp với những lời giảng gải của mình đều là những thao tác khuôn mẫu nhằm giúp học sinh biết cách đọc và sử dụng bản đồ ngay cả khi nghe giảng bài mới ở lớp. Từ đó tạo điều kiện cho học sinh tiến hành học tập môn địa lí bằng bản đồ ở lớp cũng như ở nhà. - Chương trình địa lí THCS cung cấp cho học sinh những kiến thức địa lí đại cương về trái đát, các châu lục và các khu vực và một số nước điển hình. Trong quá trình dạy-học đia lí giáo viên giúp học sinh nắm được đặc điểm vị trí, đặc điểm tự nhiên, kinh tế mà còn phải giúp cho các em biết phân tích, giải thích được sự vật hiện tượng địa lí khác. Và từ các sự vật hiện tượng địa lí đã biết phán đoán những sự vật hiện tượng địa lí chưa biết, nghĩa là phải xác lập được mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí. Ví dụ: Khi nhìn vào bản đồ địa lí tự nhiên Vịêt Nam chúng ta sẽ thấy được đặc điểm vị trí, địa hình, sông ngòi của Việt Nam từ đó chúng ta phán đoán ra đặc điểm khái quát của khí hậu. Dựa vào đặc điểm của khí hậu có thể lí giải được mật độ dòng chảy, phán đoán được thuỷ chế con sông đó... cho nên khi sử dụng bản đồ giáo viên phải có những thao tác mẫu nhằm hình thành cho học sinh biết cách đọc mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố trên bản đồ. Các nội dung của mỗi bài học trong một chương đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bản đồ cũng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ ấy, giáo viên cần tranh thủ mọi điều kiện dùng trong mọi biện pháp như: Nêu câu hỏi, kiểm tra câu hỏi phát vấn, đặc biệt thông qua thao tác dạy học của mình để giúp các em nắm được đúng đắn cách dùng bản đồ với đúng ý nghĩa thực chất của nó. c, Sử dụng bản đồ để nêu câu hỏi địa lí. Trong quá trình dạy bài mới người giáo viên cần chú ý biện pháp phát vấn trên cơ sở quan sát bản đồ. Làm được như vậy chẳng những giúp học sinh nắm được nội dung của bài học 1 cách dễ dàng mà còn tăng cường rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ và bồi dưỡng tư duy địa lí. c.1, Để có thể thực hiện được những yêu cầu một cách có hiệu quả trong quá trình thực hiện phương pháp phát vấn trên cơ sở đọc bản đồ cần phải chú ý đến 2 điểm sau: * Đặt câu hỏi từ dễ đến khó. Ví dụ: Khi dạy bài 26 “Thiên nhiên Châu Phi” (Địa lí 7- phần vị trí địa lí) Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ (kết hợp lược đồ hình 26.1-SGK) cho biết Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào? ? Đường xích đạo qua phần nào của châu lục? (xích đạo qua chính giữa châu lục) ? Đường chí tuyến Bắc phần nào của châu lục? ? Đường chí tuyến Nam phần nào của châu lục? ? Vậy lãnh thổ Châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào * Đặt câu hỏi từ nội dung đơn giản đến phức tạp. Ví dụ1: Bài 26 “Thiên nhiên Châu Phi” (Địa lí 7- phần địa hình và khoáng sản) ? Cho biết Châu Phi có dạng địa hình nào là chủ yếu (cao từ 500-2000m). ? Nhận xét sự phân bố của địa hình đồng bằng Châu Phi? ? Cho biết địa hình phía Đông khác phía Tây như thế nào? ? Tại sao có sự khác nhau đó? (phía đông được nâng lên mạnh, tạo nhiều hồ hẹp sâu và thung lũng sâu...) ? Hướng nghiêng chính của địa hình Châu Phi? Ví dụ 2: Bài 35 “Khái quát Châu Mĩ” (Địa lí 7) Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ tự nhiên Châu Mĩ. ? Châu Mĩ giáp với những đại dương nào? ? Tại sao nói Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây? Ví dụ3: Khi dạy bài: đặc điểm địa hình Việt Nam (địa lí 8) giáo viên có thể tách ra từng đặc điểm để đặt câu hỏi như: Hãy tìm trên bản đồ tự nhiên Việt Nam những đỉnh núi cao trên 2000m? Chúng được phân bố ở đâu? Tại sao núi ở nước ta đều là núi già trẻ lại? c.2, Đặt câu hỏi trên cơ sở học sinh quan sát bản đồ. Dựa vào kiến thức đã có của học sinh giáo viên soạn ra những câu hỏi ở trên bản đồ. Ví dụ: Khi dạy bài: Vùng Đông Nam Bộ (địa lí 9) cần xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh khai thác được bản đồ trên cơ sở đa quan sát. ? Dựa vào bản đồ xác định vị trí của vùng. Vị trí đó có những thuận lợi gì để phát triển kinh tế. ? Qua bản đồ em thấy địa hình của vùng có những thuận lợi để phát triển ngành kinh tế nào. d, Cần sử dụng phương pháp so sánh trong quá trình sử dụng bản đồ. Trong quá trình sử dụng bản đồ để so sánh, có những nội dung có thể so sánh được nhằm giúp các em dễ dàng nhận thấy những đặc điểm bản chất của sự vật hiện tượng. Ví dụ: Khi so sánh đồng bằng Sông Hồng với đồng bằng Sông Cửu Long để có thể đối chiếu với nhau về diện tích, khí hậu... Hay khi dạy về sông ngòi giáo viên cho học sinh so sánh chiều dài của Sông Hồng với Sông Cửu Long... e, Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ ở mọi nơi, mọi lúc. e.1, Kiểm tra đầu giờ. - Khi kiểm tra bản đồ giáo viên treo bản đồ trước để học sinh quan sát và trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra. Ví dụ: Khi dạy bài: “Thế giới rộng lớn và đa dạng” (Địa lí 7) Giáo viên tiến hành kiểm tra bài cũ (treo bản đồ tự nhiên thế giới) ? Trên trái đất có mấy lục địa? Hãy kể tên các lục địa? Lục địa nào lớn nhất, nằm ở bán cầu nào ? (xác định vị trí, giới hạn từng lục địa trên bản đồ tự nhiên thế giới) ? Trên Trái Đất có mấy đại dương ? đọc tên ? đại dương nào có diện tích lớn nhất trong bốn đại dương? (xác định vị trí, giới hạn từng đại dương trên bản đồ thế giới) e.2, Giảng nội dung bài mới. Trong quá trình giảng dạy và sử dụng phương pháp phát vấn và đặt ra các câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời. Giáo viên lưu ý đến yêu cầu trả lời phải quan sát bản đồ, có như vậy mới góp phần thúc đẩy quá trình rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ và phát triển tư duy địa lí cho các em một cách thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy. Ví dụ: Khi dạy bài “Thiên nhiên Châu Phi” (Địa lí 7- bài 27 trang 85). Khi dạy phần khí hậu Châu Phi giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu bản đồ phân bố lượng mưa Châu Phi (kết hợp lược đồ phân bố lượng mưa Châu Phi- hình 27 SGK) ?Dựa vào bản đồ em hãy nhận xét sự phân bố lượng mưa của Châu phi ?(nhìn chung Châu Phi có lượng mưa thấp, không đều. Trên 2000mm ven vịnh Ghinê, một ít trong bổn địa Công gô, Mađagatca. Từ 1001 đến 2000mm: bồn địa Công gô với diện tích lớn, phía Bắc vịnh Ghinê, dưới 200mm: hoang mạc Xahara và hoang mạc Namip) ?Tại sao hai bên đường xích đạo, ven vịnh Ghinê, phía đông đảo Mađagatca lại có lượng mưa lớn như vậy? ? Nguyên nhân hình thành hoang mạc Xahara và hoang mạc Namip? e.3, Trong bước củng cố. - Giáo viên cần chú ý đặt ra những câu hỏi yêu cầu rèn luyện kĩ năng về bản đồ. + Các ước hiệu bổ sung để phục vụ cho nội dung bài học. + Cách đọc mối liên hệ giữa các nội dung chủ yếu của bài học thể hiện trong bản đồ SGK. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Thiên nhiên Châu Phi” (Địa lí 7) Để củng cố nội dung kiến thức giáo viên yêu cầu học sinh: ? Xác định trên bản đồ treo tường ranh giới các môi trường tự nhiên của Châu Phi. Nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật? Ví dụ 2: Khi dạy bài 1 “Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản Châu á” (Địa lí 8) Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng dùng bản đồ tự nhiên Châu á xác định: ? Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của Châu á ? Châu á kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ? (760 vĩ độ) ? Xác định giới hạn nơi lãnh thổ rộng nhất bờ Đông- bờ Tây? Châu á kéo dài trên khoảng bao nhiêu kinh độ? ? Châu á giáp các đại dương nào? ? Châu á giáp các châu lục nào? Ví dụ 3: Khi dạy bài 12 “Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông á” Giáo viên treo bản đồ câm gọi học sinh lên điền vào vị trí các nước, các vùng lãnh thổ và tiếp giáp khu vực Đông á. f, Có đủ bản đồ cần thiết phục vụ cho nội dung bài học. Ví dụ1: Khi dạy về khí hậu Việt Nam giáo viên phải có thêm bản đồ địa hình để giải thích đặc điểm khí hậu từng miền. Ví dụ 2: Khi dạy bài khí hậu Châu á (lớp 8) giáo viên phải có thêm bản đồ tự nhiên Châu á để giải thích được tại sao khí hậu Châu á có sự phân hoá thành nhiều kiểu (do kích thước lãnh thổ, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biển...) 3, Kết quả. Với đề tài khi vận dụng các kỹ năng vào giảng dạy địa lí. Để nắm được quá trình và vận dụng kinh nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát ở khối lớp 7, 8 và thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số G K TB Y SL % SL % SL % SL % 7A 39 9 23.1 20 51.3 10 25.6 0 0 7B 30 5 16.7 12 40 11 36.7 2 6.6 8A 37 10 27 19 51.4 8 21.6 0 0 8C 38 4 10.5 15 39.5 16 42.1 3 7.9 Như vậy với kết quả khảo sát như trên qua đối chiếu so sánh với kết quả ban đầu trước khi nghiên cứu tôi thấy rằng việc sử dụng bản đồ địa lí trong dạy học đã phát huy được trí lực của học sinh, phần lớn học sinh đã nắm bắt bài tốt hơn, đặc biệt các thiết bị dạy học đó không tách rời bài học của các em, các em có hứng thú hơn trong học tập và có tính độc lập, sáng tạo trong suy nghĩ. IV/ Bài học kinh nghiệm. Trải qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm khi vận dụng kỹ năng vào giảng dạy địa lí để phát huy được trí lực của học sinh và tạo không khí thoải mái cho học sinh tôi nhận thấy: 1, Đối với giáo viên. - Giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần nhiệt huyết trong giảng dạy. - Phải chịu khó nắm bắt tâm lý của học sinh xem các em thích cái gì? và liên tục học hỏi, đúc rút kinh nghiệm của bản thân. - Chịu khó sưu tầm tài liệu liên quan và tham gia đầy đủ các buổi học chuyên môn. Thấy được việc sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp đặc trưng của môn học phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh để học sinh nhớ lâu, hiểu sâu và chính xác hơn. 2, Đối với học sinh. - Chú ý theo dõi giờ dạy của giáo viên, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, nêu nhận xét đánh giá của mình. - Cần ý thức việc học tập là quan trọng, là cần thiết để phát triển toàn diện. - Tích cực chuẩn bị đồ dùng dạy học như tập bản đồ, vở bài tập và luôn rèn luyện các kỹ năng, chịu khó hoàn thành công việc ở lớp và ở nhà khi thầy cô giao cho. Vận dụng tốt những kinh nghiệm trên theo tôi kết quả các giờ học Địa lí đỡ buồn tẻ khô khan, làm cho học sinh có hứng thú, say mê hơn và phát huy trí lực của các em, các em sẽ “Hiểu chóng-nhớ lâu” bài hơn. V/ Phạm vi áp dụng của đề tài. Sử dụng bản đồ địa lí để phát huy trí lực của học sinh có thể áp dụng từ khối 6 đến khối 9 để học sinh biết học bằng bản đồ, phù hợp với mọi đối tượng học sinh từ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. VI/ Vấn đề còn bỏ ngỏ. Dạy và học địa lí hiện nay tuy bước đầu đã có những thanhg công song vẫn còn gặp một số những khó khăn: - Môn Địa lí vẫn quan niệm là một môn phụ nên việc học tập còn chưa được học sinh chú ý. - Đối với học sinh sự hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm sống còn ít nên với nhiều kỹ năng, kiến thức phức tạp, nhiều em còn gặp khó khăn. - Đối với giáo viên tư liệu tham khảo còn hạn chế, đồ dùng dạy học chưa đồng bộ nên việc áp dụng giảng dạy rất khó khăn, hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ tối thiểu chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy hiện nay. VII/ Những vấn đề kiến nghị. Trong giảng dạy địa lí hiện nay cần tập trung rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh rất nhiều. Do vậy cần nhiều đồ dùng dạy học, do đó tôi cũng mạnh dạn nêu một số kiến nghị sau: - Trong tiết học, bài học, giáo viên giảng dạy nên chuẩn bị kĩ các phương tiện dạy học. - Trong soạn giảng giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ phương pháp khai thác để từ đó rút ra được kiến thức cơ bản cần đạt tới. - Cần mở rộng các chuyên đề sử dụng đồ dùng trực quan giảng dạy địa lí trong trường, trong đó sẽ phổ biến kỹ thuật, phương pháp khai thác kiến thức qua đồ dùng dạy học hoặc chuyên đề nhỏ hơn như chuyên đề sử dụng kênh hình trong SGK, vở bài tập địa lí C. Kết luận. Nói tóm lại: Để nâng cao chất lượng trong dạy- học bộ môn địa lí và phát huy được trí lực của học sinh trong quá trình sử dụng bản đồ địa lí. Người giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn để vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, biện pháp dạy học sao cho phù hợp với từng bài học cụ thể.
File đính kèm:
- Chuyen de.doc