Chuyên đề Sử dụng máy chiếu đa năng trong dạy học sinh học ở trường trung học cơ sở

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sử dụng máy chiếu đa năng trong dạy học sinh học ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, kiến thức mà học sinh lĩnh hội được thông qua bài học đều được tích luỹ từ việc nghiên cứu, tiến hành thí nghiệm trên lớp hoặc bằng vốn kiến thức hiểu biết trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Cùng với đặc thù của bộ môn sinh học là tính tất yếu của sự đổi mới phương pháp giáo dục và chương trình giáo dục. Sự đổi mới đó được đặt ra do yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước.
Trước đây với phương pháp dạy học truyền thống cùng với trang thiết bị còn thô sơ và thiếu thốn thì phần lớn hoạt động tiếp thu kiến thức của học sinh thường bị động trước sự hướng dẫn chủ động của giáo viên. Kiến thức bộ môn sinh học cũng được lĩnh hội chủ yếu từ phương pháp thuyết trình và qua các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. Vì vậy chưa phát huy được tính tích cực chủ động trong hoạt động học tập của học sinh.
Ngày nay, do yêu cầu đổi mới của đất nước theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, hoà nhập với cộng đồmg quốc tế trên mọi lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, giáo dục...nên mục tiêu giáo dục cũng cần phải thay đổi để đào tạo ra những con người đáp ứng được với những yêu cầu đó. Việc dạy và học của giáo viên và học sinh ngày nay đứng trước sự đổi mới của đất nước cũng đã tập trung vào viếc hình thành năng lực hoạt động cho học sinh, học sinh được chủ động trong mọi hoạt động chiếm lĩnh kiến thức của mình. Yêu cầu được đặt ra ở đây là người giáo viên phải thiết kế các hoạt động học tập như thế nào để học sinh tham gia tích cực chủ động vào các hoạt động đó một cách say mê hứng thú, đóng vai trò như một nhà nghiên cứu khoa học. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó người giáo viên phải tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy, ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại vào gỉng dạy, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học tích cực vào việc giảng dạy nhằm phát huy tối đa năng lực nhận thức của học sinh.
Một trong nhữmg phương tiện hiên đại giúp giáo viên thực hiện sinh động, đầy đủ và sâu sắc nội dung bài giảng của mình cho học sinh mà học sinh lại hứng thú trong việc lĩnh hội kiến thức đó là sử dụng máy chiếu đa năng trong qua trình giảng dạy.
Dưới sự bùng nổ của công nghệ thông tin việc áp dụng linh hoạt các sản phẩm của công nghệ thông tin vào thực tiễn giảng dạy là việc làm cần thiết và hữu ích cho mỗi giáo viên chúng ta. Vì vậy chúng tôi chọn chuyên đề : Sử dụng máy chiếu đa năng trong dạy học sinh học ở trường THCS.
B.Giải quyết vấn đề.
Nội dung của chuyên đề gồm 2 phần:
Phần 1. Cơ sở khoa học của việc lựa chọn chuyên đề.
*Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghệ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi vào thực tế khẳng định sự tiến bộ của của con người.
* Năm học 2008-2009 dưới sự chỉ đạo của bộ trưởng bộ GD-ĐT đưa công nghệ thông tin vào áp dụng trong các nhà trường.
* Đứng trước sự đổi mới của đất nước về giáo dục naói chung và dạy học sinh học trong nhà trường trung học cơ sở nói riêng thì việc áp dụng những phương tiện hiện đại vào giảng dạy là cần thiết và thiết thực, khẳng định sự thích ứng nhạy bén của người giáo viên trong thời đại công nghệ thông tin.
* Đối tượng nghiên cứu của chương trình sinh học THCS là thực vật (lớp 6), động vật(lớp 7), cơ thể người(lớp 8), di truyền biền biến dị, môi trương sinh thái...(lớp9) . Các diễn biến sinh lí xảy ra trong cơ thể xảy rất chậm học sinh không thể bằng mắt thường có thể nhìn thấy được VD: Sự lớn lên của tế bào thực vật, Giải phẫu sinh lí người, các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh....học sinh sẽ tiếp thu một cách thụ động.Qua các đoạn băng hình được trình chiếu trên máy tính học sinh dễ dàng lĩnh hội được kiến thức.
Phần 2.
áp dụng chuyên đề vào một bài dạy cụ thể
Tiết 23: QUANG Hợp
Mục tiêu
Về kiến thức
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận
- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế:
+ Vì sao phải trông cây ở nơi có ánh sáng?
+ Vì sao phải thả rong ở bể nuôi cá cảnh?
Về kĩ năng
Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá
Kĩ năng vận dụng vào giải thích các hiện tượng trong thực tế
Về thái độ
Giúp học sinh cách nhìn nhận biện chứng, bồi dưỡng thế giới quan
Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, tích cực trồng và chăm sóc cây xanh
Chuẩn bị
GV: Bài soạn, máy chiếu, đoạn băng nội dung thí nghiệm, kết quả thí nghiệm 2
HS: Vở ghi, SGK, đọc trước nội dung bài
Tiến trình giảng dạy
Tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Gtb: Ta đã biết, khác hẳn với động vật, cây xanh do lá có nhiều lục lạp nên có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình. Vậy lá cây chế tạo được chất gì và trong điều kiện nào? Muốn trả lời câu hổi đóchúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài hôm nay .
 Hoạt động 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được và trong điều kiện nào ?
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
 Gv: Yêu cầu hs làm thí nghiệm.
 Nhỏ dung dịch iôt vào lát cắt ngang củ khoai tây .
 Hs : Tiến hành thí nghiệm,quan sát hiện tượng, nêu kết quả thí nghiệm.
 Gv: Dung dịch iôt được dùng làm thuốc thử tinh bột. 
 Gv: Yêu cầu hs quan sát đoạn băng nội dung thí nghiệm .
 Hs; quan sát thí nghiêm, nêu đối tượng , cách tiến hành và kết quả thí nghiệm 
 Gv: - Chiếu phiếu học tập số 1 .
Yêu cầu hs trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập 
 Hs: Trao đổi nhóm , thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu .
 Gv: Gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần)
 Hs: Đại diên nhóm trả lời 
 Gv: Chiếu lên màn hình đáp án đúng
 Hs: các nhóm trao đổi phiếu,chấm điểm chéo.
 Gv : nhận xét kết quả, bổ sung.
 ? So sánh màu sắc trên lá của thí nghiệm 2 với kết quả thí nghiệm 1 em có nhận xét gì .
 TL: Đều có màu xanh tím .
 ? Phần nào của lá có thể chế tạo được tinh bột.
TL: Chỉ có phần lá không bị bịt băng đen mới chế tạo được tinh bột
? Điều kiện để lá chế tạo được tinh bột là gì.
TL: Lá phải được chiếu sáng
?Từ kết quả trên em rút ra kết luận gì.
*Thí nghiệm 1: Nhỏ dung dịch iôt vào chỗ có tinh bột : 
 Đối tượng :Củ khoai tây đã luộc chín 
 Cách tiến hành : Dùng ống nhỏ giọt nhỏ vào bề mặt cắt ngang củ khoai tây.
Kết quả : Chỗ bị nhỏ dd iôt có màu xanh tím 
*Thí nghiệm 2 : SGK T68
 + Đối tượng : lá cây khoai lang 
 + Cách tiến hành :SGK
 + Kết quả thí nghiệm : Chỗ lá được chiếu sáng có màu xanh tím . 
KL: Lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
 Hoạt động 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột
? Chất khí nào trong không khí có khả năng duy trì sự cháy
TL: Khí oxi
GV: -Chiếu trên nội dung thí nghiệm trên băng hình
Yêu cầu hs quan sát thí nghiệm
iHS: Quan sát thí nghiệm, nêu đối tượng, cách tiến hành, hiện tượng quan sát được.
GV. Yêu cầu hs hoàn thành phiếu học tập số 2.
HS: Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập
GV: Gọi hs trả lời.
HS: Đại diện nhóm trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần
GV: ? Từ thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì.
Liên hệ: 
? Vì sao chúng ta cần phải trồng nhiều cây xanh
TL: Vì cây xanh trong quá trình chế tạo tinh bột nhả khí oxi ra môi trường, mà khí oxi cần thiết cho sự sống.
?Chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm do khí thải độc hại 
TL: Cần phát động phong trào trồng cây, bảo vệ và trồng rừng...có như vậy mới có bầu không khí trong lành, tránh ô nhiễm, đảm bảo lượng oxi cung cấp cho con người và các sinh vật khác.
Đối tượng: Cành rong đuôi chó
Cách tiến hành: SGK T69-70
Hiện tượng: Sủi bọt khí, ngọn lửa bùng cháy sáng hơn.
KL: Trong quá trình chế tạo tinh bộtlá thải khí oxi ra môi trường ngoài.
KL chung: SGK T70
Củng cố:
Hoàn thành phiếu học tập. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1. Tại sao ở lá thí nghiệm chỉ có phần hở ra ngoài ánh sáng bị dung dịch iốt nhuộm thành màu xanh tím.
Vì chỉ có phần được chiếu sáng mới có lục lạp
Vì chỉ có lục lạp ở phần lá nhận được ánh sáng chế tạo được tinh bột
Vì dung dịch iốt có phản ứng với ánh sáng
Câu 2. Tại sao nuôi cá cảnh hoặc cá vàng trong bể kính nếu không có máy sục khí người ta phải thêm vào bể các loại rong?
Cung cấp thức ăn cho cá
Làm tăng thêm vẻ đẹp của bể
Rong quang hợp sẽ nhả ra khí oxi vào nước giúp cá thở tốt hơn
Câu 3. Vì sao ở những nơi dân cư đông đúc, muốn có không khí thoáng người ta phải trồng nhiều cây xanh
Cây xanh cho bóng mát
Lá cây thoát hơi nước làm cho không khí mát mẻ.
Cây quang hợp hút khí cacbonic trong không khí và nhả khí oxi vào không khí .
Đáp án đúng :
Câu 1: b Câu 2: c Câu 3: c
HDVN
Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
Đọc trước nội dung bài: Quang hợp( tiếp theo )
Chuẩn bị bài sau. 
C .Kết thúc vấn đề.
Việc áp dụng CNTT vào giảng dạy trong các trường THCS hiện nay còn rất hạn chế vì có rất nhiều lí do như: không có máy chiếu đa năng, số giáo viên biết về tin học còn ít, chưa có phòng học chức năng...Vì vậy qua chuyên đề này chúng tôi mong rằng các cơ quan cấp trên tạo điều kiện về mặt CSVC hơn nữa để giáo viên chúng tôi có những phương tiện hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy của mình.
Chúng tôi nghĩ rằng chuyên đề này còn một số mặt hạn chế rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn. 
Sở GD-ĐT Hưng yên
Phòng gd-đt tiên lữ
Trường thcs thiện phiến
Chuyên đề
Sử dụng máy chiếu đa năng trong dạy học sinh học thcs
Năm học 2008-2009

File đính kèm:

  • docchuyen de sinh 6.doc
Đề thi liên quan