Chuyên đề Sử dụng phương pháp thực hành biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu trong giảng dạy hoá học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sử dụng phương pháp thực hành biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu trong giảng dạy hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 16/3/2006 Chuyên đề Sử dụng phương pháp thực hành biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu trong giảng dạy hoá học. I, Phần lí luận: A. Đặt vấn đề: Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu sự biến đổi chất, thông qua thực nghiệm học sinh tìm hiểu kiến thức hoặc kiểm nghiệm kiến thức lí thuyết đã học trong giảng dạy hoá học, giáo viên sử dụng phương pháp biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu dạy trong các dạng bài lí thuyết nào? Cách sử dụng phưưong pháp đó như thế nào để đạt kết quả cao phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực tự giác học tập của học sinh. B. Giải quyết vấn đề: (1) Các dạng bài lí thuyết áp dụng phương pháp biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu. Những bài lí thuyết tìm hiểu kiến thức mới. Những bài lí thuyết có thí nghiệm khó hoặc hoá chất độc hại. Các thí nghiệm trong sách lớp 8. Các thí nghiệm xác định tính chất hoá hoc của oxi. Thí nghiệm điều chế và thu oxi trong phòng TN. Thí nghiệm xác định thành phần không khí. Thí nghiệm xác định tính chất hoá học của H2. Thí nghiệm điều chế, thu H2 trong phòng TN. Thí nghiệm xác định tính chất hoá học của H2O. Thí nghiệm pha chế dung dịch. Các thí nghiệm trong sách giáo khoa 9. Các thí nghiệm trong bài tính chất hoá học của kim loại. Các thí nghiệm trong bài sự ăn mòn của kim loại. Các thí nghiệm trong bài tính chất phi kim. Các thí nghiệm trong bài các oxít của Các bon. Các thí nghiêm trong bài Mê tan, Êtylen, Axêtilen, Rượu êtilíc, Axít axêtíc. (2) Sử dụng phương pháp trong bài dạy. Phương pháp biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu là phương pháp tương đối phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Trong giảng dạy: + Giáo viên: biểu diễn các thí nghiệm. + Học sinh: - Quan sạt các hiện tượng xảy ra. - Nhận xét VPT. - Rút ra kết luận. (3) Những yêu cầu trong giảng dạy. * Giáo viên: Kết hợp hài hoà các phương pháp. Biểu diễn thành công các thí nghiệm. Nắm được các điều chú ý trong các thí nghiệm. Lựa chọn các thí nghiệm dễ thành công. Hoá chất phải đảm bảo. * Học sinh: Biết thiết kế một thí nghiệm bất kỳ theo các bước (giấy nháp). Tiến hành. Hiện tượng. Nhận xét-viết phương trình. Rút ra kết luận. (4) Sử dụng phương pháp biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu dạy bài rượu êtilíc. Tính chất hoá học của Rượu. 1. Rượu êtilíc có cháy không. Hoạt Động giáo viên Hoạt động học sinh Để xác định rượu có cháy không ta làm thí nghiệm. GV làm thí nghiệm: nhỏ vài giọt rượu vào đế sứ rồi đốt: ? Có hiện tượng gì xảy ra. Giáo viên: úp ngược ống nghiệm trên ngọn lửa. ? Có hiện tượng gì xảy ra. Giáo viên: Đổ nước vôi vào trong ống nghiệm. ? Có hiện tượng gì xảy ra. Giáo viên yêu cầu: học sinh ghi hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận. Giáo viên yêu cầu đại diện nêu tiến hành, hiện tượng của thí nghiệm. ? Đốt rượu thấy có ngọn lửa màu xanh chứng tỏ điều gì. ? úp ngược ống nghiệm trên ngọn lửa, đổ nước vôi vào trong ống nghiệm nhằm mục đích gì. ? Lên bảng viết PT phản ứng và kết luận thí nghiệm. ? Nêu ứng dụng của tính chất này Có ngọn lửa xanh và toả nhiệt. Xuất hiện giọt nước ở thành trong ống nghiệm. Nước vôi vẩn đục. - Nhóm HS trong bàn thảo luận (3’) theo yêu cầu của giáo viên. đại diện nêu cách tiến hành + hiện tượng. phản ứng đã xảy ra. Biết sản phẩm tạo thành là H2O và CO2. to PT: C2H5OH + 3O23H2O + 2CO2 + Q. KL: Rượu cháy trong O2 tạo H2O + CO2. Nướng cá mực, rang lạc, đốt dụng cụ y tế. C. Kết luận: Trong giảng dạy giáo viên kết hợp hài hoà các phương pháp, sử dụng hợp lí phương pháp thực hành, biểu diễn thành công các thí nghiệm trong bài gây hứng thú học tập của học sinh tìm ra kiến thức thông qua quan sát thí nghiệm. II. phần dạy thực tế Ngày dạy: 24/3/2006 Bài: Rượu êtilíc. Lớp: 9A. Tiết: 1 Người viết Đỗ Thị Hà
File đính kèm:
- Chuyen de.doc