Chuyên đề Thơ ca cách mạng Việt Nam trước cách mạng tháng tám

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thơ ca cách mạng Việt Nam trước cách mạng tháng tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 
Thơ ca cách mạng Việt nam trước Cách mạng tháng tám

A. Bài thơ : Khi con tu hú – Tố Hữu.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thi ca CM Việt Nam. ( Con chim đầu đàn của nền thi ca CM Việt Nam)
- Cuộc đời thơ của tác giả được gắn liền với cuộc đời hoạt động CM của ông.
- Bài thơ : Khi con tu hú được sáng tác 7 – 1939 khi nhà thơ mới bước vào tuổi 19. bài thơ được viết tại nhà lao Thừa Thiên trong tư thế hiên ngang của người chiến sĩ CM đang bị tù đầy.
II. Kiến thức cơ bản .
1. Bức tranh cảnh thiên nhiên đồng quê vào hè.
( Sống trong cảnh ngục tù ngột ngạt, người chiến sĩ CM lúc nào cũng hướng tâm hồn mình về cuộc sống bên ngoài song sắt nhà tù. Với tâm hồn khao khát tự do, trí tượng tượng phong phú người chiến sĩ CM đã cảm nhận về một bức tranh thiên nhiên vào hè thật đẹp và giàu sức sống.)
- Bức tranh thiên nhiên rộn rã âm thanh
+ Mở đầu là âm thanh tiếng chim tu hú gọi bầy- một âm thanh quen thuộc, tha thiết đánh thức thiên nhiên, cả tâm hồn con người.
+ Hoà trong am thanh khắc khoái, da diết của tiếng chim tu hú là âm thanh rộn rã của tiếng ve ngân trong các vườn cây hoa trái.
+ Trong không gian con ngân vang vi vu của tiếng sáo diều.
=> Đó là những âm thanh dân dã, bình dị, quen thuộc song rộn ràng, thiết tha làm nên một không gian thiên nhiên đầu hè rộn ràng, đầy sức sống.
- Cảnh sắc quê hương hiện lên đẹp đẽ, tràn trề nhựa sống.
+ Màu vàng rực rỡ của lúa chiêm, của bắp, của nắng của trái cây chín. Đó là hương thơm ngọt ngào của hoa trái trong vườn. Tất cả gợi lên một cuộc sống ấm no, thanh bình.
=> Nghệ thuật miêu tả, các tính từ chỉ màu sắc và tính chất : xanh, vàng, đào, ngọt- sự phối hợp hài hoà, gợi tả màu sắc và hương vị quê hương.
+ Không gian bầu trời cao, trong xanh, khoáng đạt, tự do
=> Trí tượng tượng phong phú, tình yêu cuộc sống tự do mãnh liệt của tác giả của người tù CM.
2. Tâm trạng của người tù CM.
“ Ta nghe hè dậy trong lòng
Mà sao muốn đạp tan phòng hè ôi !
Ngột làm sao chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

- Đây là bức tranh đối lập hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài. Đó là cuộc sống tù ngục, giam cầm ngột ngạt, đau khổ mà người chiến sĩ CM phải chịu đựng trong bốn bức tường của thức dân.
- Tâm trạng uất ức, căm thù ước muốn và hành động quyết liệt phá bỏ xiềng xích, đập tan chế độ thực dân Pháp để trở về với cuộc sống tự do.
- Âm thanh tiếng tu hú khắc khoải một lần nữa được nhắc đến ở bài thơ mang đầy ý nghĩa. Đó là âm thanh cuộc sống, âm thanh của đồng chí đồng bào đang giục rã người tù phá gồng xiềng về với cuộc sống, về với nhân dân.
B. Những bài thơ của Hồ Chí Minh.
I. Bài thơ : Tức cảnh Pắc Bó.
1. Hoàn cảnh sáng tác :
- Sáng tác 2 – 1941 Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo CM. Người sống ở hang PắcBó gần biên giới Việt- Trung trong điều kiện cực kỳ gian khổ.
2. Kiến thức cơ bản
a. Hai câu thơ đầu: Nếp sống sinh hoạt của người.
- Nhịp thơ 4/3, chia câu thơ làm 2 vế sóng đôi cân đối nhịp nhàng => Nếp sống làm việc đều đặn, nền nếp của Bác. Người có phong cách sống giản dị, thanh cao chan hoà với thiên nhiên. 
- Câu thơ thứ 2 thể hiện bữa ăn giản dị đạm bạc của một lãnh tụ CM : Bữa ăn hàng ngày chỉ có cháo ngô, rau rừng. Từ “ Sẵn sàng” là cách nói hóm hỉnh, đầy tinh thần lạc quan. Rau rừng, cháo ngô luôn sẵn có => Một lần nữa ý thơ thể hiện phong thái ung dung tự tại chan hoà với thiên nhiên.
b.Hai câu thơ cuối: Niềm vui hoạt động CM.
- Từ “ Chông chênh” từ láy tượng hình gợi nhiều ý nghĩa.
+ Điều kiện làm việc của người là khó khăn gian khổ.
+ Khó khăn ban đầu của cuộc CM.
- Nghệ thuật đối lập : Trong điều kiện khó khăn thiếu thốn những Bác vẫn làm công việc thật trọng đại lớn lao. Đó là dich sử Đảng, dịch lý luận LêNin thành tư tưởng CM Việt Nam.
- Từ “ sang” thể hiện niềm vui, niềm tự hào của người chiến sĩ CM, của Bác với công việc CM, giải phóng dân tộc.
II. Bài thơ : Ngắm trăng ( Vọng nguyệt)
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác 8/ 1942 – 9/ 1943 khi người bị chính quyền TGT bắt giam ở Quảng Tây TQ.
- Trích “ Nhật ký trong tù”
2. Kiến thức cơ bản.
a. Hoàn cảnh ngắm trăng.
- Ngắm trăng là đề tài quen thuộc trong thi đề của thơ ca cổ điển.
- Các thi nhân xưa ngắm trăng trong điều kiện tâm hồn thư thái, có trăng có hoa, có rượu thì cuộc ngắm hoa thưởng nguyệt mới hoàn toàn mĩ mãn.
- Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt:
“ Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
 Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
( Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.)
=> Điệp từ “ vô” thể hiện hoàn cảnh ngắm trăng thiếu thốn của Người. Trong tù không có rượu, không có hoa.
=> Câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ 2 diễn tả tâm trạng bối rối, xốn xang của người trước cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ thể hiện tư chất của một người nghệ sĩ rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
* Không giống các thi nhân xưa Bác dù không có đầy đủ về vật chất, mặc dù trong hoàn cảnh tù đầy, mất tự do nhưng người vẫn dành tình yêu tha thiết với thiên nhiên. 
2. Mối quan hệ giữa Người và trăng.
“ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
=> Nghệ thuật đối và nghệ thuật nhân hoá
=> ý thơ thể hiện tình cảm gắn bó mật thiết giữa người và trăng. Trăng với người như đôi bạn tri âm tri kỷ.
=> Câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan vượt lên hoàn cảnh. Đồng thời thể hiện một tâm hồn thơ bay bổng vừa thể hiện “chất thép’ vừa thể hiên “ chất tình”. 
III. Đi dường ( Tẩu lộ)
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác trong những lần Bác bị giải tới giải lui qua các nhà lao ở Quảng Tây TQ.
2. Kiến thức cơ bản.
a. Hai câu thơ đầu:
“Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san tri ngoại hựu trùng san”
(Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.)
- Câu thứ nhất thể hiện một lẽ đương nhiên của một cuộc đi đương. Đi dương sẽ phải gặp những khó khăn, gian khổ.
- Câu thơ thứ 2 : Sử dụng nghệ thuật điệp ngữ “trùng san”, hết dãy núi này lại tiệp đến dãy núi khác. ý thơ đã diễn tả hình ảnh con đường có nhiều khó khắn, nhiều thử thách nối tiếp đang chờ đón người đi đường.
b. Hai câu sau:
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”
(Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng núi non)

- ý nghĩa tả thực: Hiện lên hình ảnh người đi đường đứng trước đỉnh cao chót vót và tâm hồn phơi phới niềm vui của người chiến thắng.
- ý nghĩa thứ 2: Niềm lạc quan giành được thắng lợi trong cuộc sống, trong học tập trong hoạt động CM.

--------------------Hết --------------

File đính kèm:

  • docChuyen de Tho ca CM VN truoc 1945.doc