Chuyên đề Tìm hiểu về một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản tự sự hiện đại Việt Nam

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu về một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản tự sự hiện đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đông Ngũ
 Tổ xã hội
Chuyên đề:
Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong
văn bản tự sự hiện đại Việt Nam
 	 Báo cáo lí thuyết: Nguyễn Khánh
 Thực hành: Nguyễn Hương Nhài

I./ L‎í do chọn chuyên đề:

1.Cơ sở lí luận 	- Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ‎ y nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Nên để dạy và học tốt môn NV, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ,các câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân.
 	- Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ: “Đổi mới phương pháp GDĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều,rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”; “Phương pháp GD phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và y chí vươn lên”
 	- Trong một TPVH có giá trị thì các hình thức nghệ thuật luôn thống nhất với nội dung. Bêlinxki-Nhà phê bình lí luận VH Nga viết rằng: “trong TPNT, nội dung và các hình thức nghệ thuật phải luôn hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác. Nếu hủy diệt hình thức nghệ thuật thì cũng là hủy diệt nội dung tư tưởng của TP và ngược lại cũng vậy”.
 	- Hêghen viết: “TPVH mà thiếu đi hình thức nghệ thuật thích đáng thì không phải là 1 TPVH thực sự. Và đối với người nghệ sĩ khi đó sẽ là một biểu hiện tồi nếu như người ta nói rằng về ND thì TP anh tốt, nhưng nó thiếu đi các hình thức nghệ thuật thích đáng. Chỉ có những TPVH mà ND và hình thức thống nhất với nhau mới là những TPVH đích thực”.
 	-Trong môn NV, người học chỉ chú trọng vào việc tìm hiểu về nội dung mà quên đi những hình thức nghệ thuật của TP thì lúc đó việc dạy và học chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao. Nó trở nên khô khan, cững nhắc, sống sượng. HS sẽ không hiểu sâu, hiểu hết được những điều mà tác giả muốn truyền đạt đến, đôi khi còn dẫn tới cách hiểu sai, lệch lạc giá trị của tác phẩm.
 	- Các hình thức nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học nói chung và trong thể loại truyện ngắn tự sự hiện đại VN nói riêng. Người học phải nắm bắt được toàn diện tác phẩm, có một cái nhìn bao quát về cả nội dung và nghệ thuật. Bút pháp trần thuật mang nhiều ẩn y/. 
 	- Việc cần thiết là phải cho HS nắm được các biện pháp nghệ thuật trong 1 VB, xâu chuỗi, và thực hiện tích hợp trong 3 phân môn.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Về phía HS: HS có nhiều hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm tự sự. Một mặt do trình độ nhận thức của HS còn kém, chưa có tư duy sáng tạo. 
HS chưa nắm bắt được mối liên hệ giữa nội dung và hình thức của 1 tác phẩm. 
Hiện nay HS thường sử dụng sách tham khảo nhiều và các tài liệu do các NXB địa phương ấn hành, chất lượng kém. Có nhiều ‎ y kiến khác nhau. HS bị lúng túng, thiếu tự tin, thiếu sự tìm tòi, đánh giá, phân tích chi tiết. Không phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.
HS chưa xác định được kiến thức trọng tâm
Thực tế hiện nay HS bị lỗ hổng kiến thức từ các cấp lớp học, học trước quên sau. Cho nên HS rất khó tiếp thu được kiến thức của 1 VB khi chứa nhiều hình thức nghệ thuật. HS sẽ không nắm bắt được hết các giá trị của VB.
- Phân tích tác phẩm tự sự không bám sát vào hình thức nghệ thuật để chỉ ra cái hay cái đẹp của nội dung tác phẩm.
- Phần lớn HS chỉ biết diễn xuôi nội dung 1 cách cứng nhắc và gượng ép, vụng về, tách nội dung ra khỏi các hình thức tự sự. Vd: khi phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng – Kim Lân thì HS chưa nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, thị không thể nào tìm hiểu được những chuyển biến trong đời sống tâm lí của ông hai và người nông dân nói chung giai đoạn 1945).
Nguyên nhân khách quan nữa là hiện nay do một số văn bản dài so với thời lượng từ 45-90 phút nghiên cứu trên lớp, HS rất khó có thể khai thác hết được toàn bộ các giá trị tác phẩm.
Về phía GV:
- Tình hình thực tế hiện nay là còn nhiều GV trẻ, nên việc làm thế nào để truyền đạt hết nội dung kiến thức cả về nội dung và nghệ thuật của VB là tương đối khó khăn. Thao tác xử lí bài giảng còn hạn chế. Nhiều GV chỉ đi sâu khai thác nội dung, chưa chú trọng khai thác nghệ thuật VB.
- GV còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi khai thác nghệ thuật
- Khả năng kết hợp từ nghệ thuật để làm nổi bật nội dung còn yếu.
- Tích hợp kém, không để ‎ tích hợp học. Nhiều VB mới đưa vào cũng gây không ít khó khăn khi tìm hiểu và truyền thụ kiến thức..
- Kiến thức lí luận văn học còn yếu.
Chính vì những lí do trên mà tổ xã hội chúng tôi đã chọn chuyên đề này để nghiên cứu thưc hiện, hi vọng sẽ làm tăng chất lượng dạy và học, gây hứng thứ với GVvà HS.

II./ Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Điều tra thực tế, Phiếu thăm dò.
- Dạy thực nghiệm.

III./Mục đích nghiên cứu
- Giúp HS hiểu thêm về các biện pháp nghệ thuật trong VBTSHDVN.
- Biết cách phân tích và đưa ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong mối liên hệ với nội dung tác phẩm.
- Biết vận dụng các hiểu biết để phân tích các TPTS nói chung và TPTSHDVN nói riêng.
- GV có thể áp dụng vào các bài dạy, biết cách khai thác và truyền thụ tốt hơn tới HS các hình thức nghệ thuật.

IV./ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn ở đối tượng HS khối 9 trường THCS Đông Ngũ. 
- Phạm vi là các văn bản tự sự hiện đại VN sau CMT8 (trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc va giai đoạn sau 1975).
+ Gồm 5 tác phẩm: Làng-Kim Lân-1948
2.Lặng lẽ SaPa- Nguyễn Thành Long-1970
3. Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng-1966
4. Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê-1971
5. Bến Quê-Nguyễn Minh Châu- trong tập Bến Quê-1985.
- Bài dạy thực nghiệm: tiết thứ 2 VB Chiếc lược ngà - NV9( HKI)

V./ Nội dung và cách tiến hành

1. Một số khái niệm và kiến thức liên quan.
Khi tìm hiểu VBTS thì bắt buộc người GV cần nắm vững những khái niệm liên quan để khai thác tốt nhất VB.
- TPTS: khác với tác phẩm trữ tình, hiện thực được tái hiện qua những cảm xúc, tâm trạng, ‎ y nghĩ con người, được thể hiện qua những lời lẽ, bộc bạch, thổ lộ.-> TPTS phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó. Qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.- đây là yếu tố đặc trưng để nhận diện TPTS.
(hiểu rộng ra: TPTS gồm anh hùng ca, sử thi, truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên, truyện ngụ ngôn).
- Truyện ngắn tự sự: (chúng tôi nghiên cứu trong phạm vi nhỏ) là hình thức ngắn của tự sự, khuôn khổ ngắn, tái hiện lại cuộc sống đương thời. Nội dung của truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự, hay sử thi. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời, một đoạn đời hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật. Cái chính của truyện ngắn không phải là hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. 
	Truyện ngắn nói chung không phải là vì truyện của nó ngắn mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. ở truyện ngắn, bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Kết cấu thường là sự liên tưởng, tương phản.Y/ ghĩa quan trọng nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và mang nhiều ẩn y/.
- Nhân vật: Nhân vật là những con người có hành động, ngôn ngữ và tính cách. Nhân vật là trung tâm của truyện, thể hiện các quan điểm của tác giả.Nhân vật trong truyện ngắn thường là một mảng nhỏ của thế giới. Tồn tại các kiểu nhân vật như:
+Nhân vật chức năng (hay mặt nạ), không có đời sống nội tâm, phẩm chất và đặc điểm cố định đến cuối truyện
+Nhân vật loại hình: thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một laọi người nhất định của xã hội (Anh thanh niên-LLSP).
+ Nhân vật tính cách: là nhân vật có diễn biến nội tâm phức tạp, không đồng nhất, thường có một quá trình phát triển với nhiều cung bậc, tâm trạng khác nhau. (Thu-Chiếc lược ngà, ông Hai- Làng, Phương Định-NNSXX) có diễn biến phức tạp, đa dạng, nhiều chiều.
+ Nhân vật tư tưởng: Nhân vật này cũng thể hiện một cá tính, một nhân cách nhưng cái chính là một hiện tượng tư tưởng, một ‎ thức diễn ra trong đời sống. (nhân vật “tôi” trong truyện ngắn bức tranh, nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Mnh Châu).
- Cốt truyện: Là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện. Bất cứ truyện lớn, truyện nhỏ cốt truyện nói chung cũng bao gồm các thành phần chính là thắt nút – phát triển – cao trào – mở nút. Có cốt truyện thì đơn giản( như truyện Lặng lẽ sapa- cốt truyện chỉ xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già,cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn- nhân vật chính chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác nhiều tình cảm tốt đẹp), có cốt truyện thì phức tạp. Mục đích của cốt truyện là giúp người đọc nhận ra một điều gì đó.
- Kết cấu: Đây là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Trên một phương diện lớn có thể nói sáng tác tức là kết cấu, đó là việc xây dựng tác phẩm, xây dựng cốt truyện, xây dựng tính cách. Là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và nội dung tư tưởng trong tác phẩm văn học.
 	- Trần thuật: là yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể, hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Đây là sự thể hiện của hình tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức.

2. Đặc điểm của văn bản tự sự hiện đại VN.
- Nằm trong chương trình ngữ văn lớp 9, chia làm 5 tác phẩm (như tôi đã nói ở trên) sáng tác theo 3 giai đoạn chính:+ Kháng chiến chống Pháp.( Làng-KL)
+ Kháng chiến chống Mĩ (Chiếc lược ngà, lặng lẽ sapa, những ngôi sao xa xôi).
+Sau 1975-giai đoạn đất nước thống nhất. (Bến quê).
- Về đề tài và nội dung các tác phẩm này rất đa dạng, mở ra những bức tranh phong phú về đời sống và con người ở rất nhiều vùng, miền đất nước, trong nhiều hoàn cảnh, với những tính cách và số phận khác nhau. Qua các tác phẩm này đã hình thành ở HS những hiểu biết sơ lược bước đầu về thành tựu và đặc điểm của văn xuôi hiện đại VN sau CMT8-1945 như các nội dung:
+ Hình ảnh con người VN thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.( ông Hai có tình yêu làng đặt trong tình cảm yêu nước và kháng chiến. Bé Thu có tính cách cứng coỉ, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với cha, Ông Sáu, hay ba cô TNXP có tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt).
+Tình yêu quê hương đất nước, trân trọng vẻ đẹp bình dị của quê hương. (nhân vật Nhĩ-Bến Quê cảm nhận vẻ đẹp của quê hương mình lúc nằm trên giường bệnh)
+Vẻ đẹp của con người lao động bình dị, chân chính ( anh thanh niên với công việc thầm lặng, tính cách cao đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước).

3. Các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng và cách khai thác tìm hiểu.
- Các tác giả tích cực tìm tòi các đề tài và đưa vào đó những hình thức nghệ thuật mới lạ, phức tạp, đòi hỏi GV và HS phải nắm chắc kiến thức và cách triển khai, phân tích một TP. Như : cốt truyện, người kể chuyện, nhân vật, ngôn ngữ, các lời đối thoại, độc thoại và cả độc thoại nội tâm trong VBTS, nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật, hệ thống ngôn ngữ, sử dụng bút pháp tái hiện hiện thực nghiêm ngặt, hay cách tạo tình huống truyện, hay cách sử dụng ngôn ngữ địa phương.

3.1 Phương thức trần thuật (Người kể chuyện trong VBTS HĐ VN)
- Trong mỗi VBTS HD VN lại có sự xuất hiện của người kể chuyện khác nhau (hay nói cách khác là ngôi kể). Người kể chuyện là người đứng ra kể câu chuyện trong tác phẩm. Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau, khi vô nhân xưng, khi nhập vào một nhân vật trong truyện, thông thường trong VB TS HD VN người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc là ngôi thứ 3. Và khi trình bày miêu tả thì người kể chuyện thường gắn với điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể chuyện khi thuật lại truyện.
 	Người ta nói tới 3 loại điểm nhìn trong 1 VBTS:
+ Điểm nhìn bên trong (điểm nhìn thông qua đôi mắt của một nhân vật trong truyện)
+ Điểm nhìn bên ngoài: một người quan sát bên ngoài, khách quan, trung tính, không đi sâu vào tâm lí nhân vật.
+ Điểm nhìn thấu suốt: người kể chuyện có mặt ở khắp mọi nơi, thấy tất cả mọi hành động, tư tưởng, tình cảm của nhân vật và đưa ra nhận xét đánh giá về họ.
- Khi nghiên cứu và phân tích tác phẩm, GV không nên đánh đồng người kể chuyện với tác giả ngay cả khi người kê chuyện xưng “tôi”. Trong các tác phẩm truyện ngắn HĐ VN, vấn đề người kể chuyện và việc thay đổi các điểm nhìn khác nhau rất có ‎ nghĩa. Nó giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm và suy nghĩ của mình một cách sinh động. Khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp, khi thì đi sâu vào tâm lí từng nhân vật, khi miêu tả thì rất lạnh lùng, khách quan, tạo ra cái nhìn nhiều chiều và tránh được sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
- VD…
- GV có thể đặt câu hỏi để khai thác nghệ thuật này như sau: “Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, ngôi kể này có tác dụng gì trong việc miêu tả tâm lí nhân vật?”
 	Qua ngôi kể này, giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư, tình cảm, miêu tả được nhiều diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”, ở đây là Phương Định. Qua đây, Lê Minh Khuê đã tạo được thuận lợi để biểu hiện đời sống nội tâm với nhiều hình thức cảm xúc ấn tượng, hồi tưởng của Phương Định, làm nổi bật rõ vẻ đẹp trong sáng và hồn nhiên của PĐ. Qua ngôi kể này ta có thể thấy được tâm l‎í phức tạp qua 1 lần phá bom, hay trước cơn mưa đá bất chợt, điều mà ngôi kể khác không làm được. Tuy nhiên lưu ‎y/ rằng ngôi kể này cũng có hạn chế trong việc miêu tả bao quát cảu đối tượng khách quan sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều. Bằng chứng là ta ít biết về những rung động trong tâm lí nhân vật Nho, Thao. Họ chỉ xuất hiện qua cái nhìn của người kể chuyện.
- Ngoài hình thức kể trên, còn thường xuất hiện hình thức kể chuyện theo ngôi thứ 3, qua đó người kể giấu mình nhưng có mặt ở khắp mọi nơi trong TP. Người kể chuyện này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm, của các nhân vật. Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện giới thiệu nhân vật và tình huống truyện, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét và đánh giá về điều được kể. Trong tác phẩm lặng lẽ sapa, người kể chuyện dường như biết hết mọi thay đổi tâm lí tình cảm của anh thanh niên, cô kĩ sư hay ông họa sĩ.
- GV có thể cho HS so sánh tác dụng và hạn chế của từng ngôi kể bằng việc đưa ra một số những câu hỏi so sánh ví dụ như CH “em hãy cho biết ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì so với các ngôi kẻ khác trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và tâm lí nhân vật?” “so sánh ngôi kể của TP Lặng lẽ sapa và ngôi kể trong TP Bến quê”, GV có thể cho HS thay ngôi kể cho một đoạn văn trong một TP, để làm rõ sự khác nhau trong cách miêu tả nhân vật và thấy được ưu và nhược điểm của từng loại.

3.2 Nghệ thuật miêu tả tâm l‎í và ngôn ngữ nhân vật
- Đây là yếu tố rất quan trọng trong văn bản tự sự. HS có nắm chắc được sự thay đổi tâm lí nhân vật, nắm được những rung động tinh vi và sắc sảo thì mới hiểu hết về các phẩm chất tính cách của nhân vật. Tùy từng nhân vật khác nhau, từng tác phẩm khác nhau và tùy thuộc vào xu hướng miêu tả của tác giả mà khắc họa được sự thay đổi tâm lí của nhân vật.
 	Người GV phải làm cho HS thấy được sự miêu tả tâm lí phức tạp của tác giả, bằng cách sử dụng một hệ thống câu hỏi tích hợp, gợi mở, liên tưởng, làm cho HS nhận thấy nghệ thuật đặc sắc và mối liên hệ với nội dung tác phẩm.
VD: Lê Minh khuê cũng đã rất thành công khi miêu tả nhân vật Phương Định qua nhiều phương diện. Là một cô gái Hà Nội, hình thức khá, có bím tóc dày, cổ cao kiêu hãnh như một đài hoa loa kèn, PĐ yêu thương những người đồng đội của mình, cô có một thế giới nội tâm khá phức tạp. Qua một lần phá bom, tâm lí của PĐ hiện lên thật rõ nét. GV có thể cho HS sắp xếp sự diễn biến tâm lí của PĐ theo như VB đã miêu tả. 
CH tích hợp “em còn bắt gặp BPNT này ở những VB đã học nào”.
- VD tiếp, để nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của Kim Lân thì trong khi phân tích diễn biến tâm lí nhân vật này, GV có thể đưa câu hỏi gợi ‎ y/ cho HS nhận xét: “Tâm lí nhân vật được thể hiện qua những phương diện nào (hành động, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại)? diễn biến tâm lí nhân vật có hợp lí không? Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Tác giả đã miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các y/ nghĩ, hành vi, ngôn ngữ…đặt biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. GV làm cho HS hiểu việc chứng tỏ rằng Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. 
- GV cũng cần làm cho HS hiểu về đặc sắc ngôn ngữ của nhân vật ông Hai: đó là ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói cảu người nông dân. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai.

3.3 Cách tạo tình huống truyện
- Nghệ thuật tạo tình huống truyện đặc biệt thành công qua 2 TP VB TS HĐ VN.là Làng và Bến quê. Tình huống truyện là yếu tố do tác giả sáng tạo ra để bộc lộ phẩm chất của một hay nhiều nhân vật. Tình huống truyện có thể rõ rệt, có thể mờ nhạt, có thể gay cấn. Và sau khi tình huống truyện được giải đoán thì ta sẽ thấy được tâm trạng của nhân vật được bộc lộ rõ nét hơn rất nhiều.
- ở TP Làng Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào tình huống rất gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông, tình huống ấy là cái tin làng ông đã theo giặc - mà chính ông đã nghe được từ những người tản cư. 
Đây là một nghệ thuật quan trọng mà trước khi tìm hiểu tình yêu quê và tinh thần yêu nước của ông Hai không thể không nghiên cứu tình huống truyện. Nếu GV bỏ qua hoặc lướt qua tình huống truyện này thì coi như việc phân tích nhân vật ông Hai và tìm hiểu giá trị của TP không thành công.

3.4 Nghệ thuật tái hiện hiện thực.
Hiện thực được tái hiện thông qua cái nhìn chủ quan của TG đã đưa vào TP. Tạo cái nền cho hệ thống các sự kiện, nhân vật thể hiện và bộc lộ tính cách của mình. GV cũng phải cho HS thấy được hiện thực đã được đưa vào tác phẩm như thế nào, từ đó HS hình dung ra một khung cảch chân thực trong tác phẩm. Nhìn chung, sự tái hiện hiện thực của các tác giả trong giai đoạn sáng tác này đều dựa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Đó là các giai đoạn kháng chiến ác liệt của dân tộc qua 2 cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mĩ. Không khí khẩn trương xây dựng hòa bình ở MB, và sau khi đất nước thống nhất đi lên xây dựng CNXH.
- Khi học VB “ những ngôi sao xa xôi”, GV phải làm tái hiện được khung cảnh của một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn. Có thể sử dụng các câu hỏi để HS liên tưởng, và so sánh với khung cảnh chiến tranh ở hiện thực ngoài cuộc sống.
- Hay qua VB lặng lẽ SaPa, em thấy quang cảnh ở đây như thế nào, quang cảnh đó có tác dụng gì trong việc thể hiện phẩm chất của anh thanh niên. Khi đó HS sẽ hình dung ra một khung cảnh vắng vẻ, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, trên một đỉnh núi cao. Và giúp bộc lộ tâm trạng cô đơn, trống trải.-> điều này càng tô đậm thêm vẻ đẹp của anh thanh niên.
GV có thể so sánh với các hiện thực của các TP thơ trong giai đoạn này như bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu tái hiện lại cảnh người lính đứng gác trong đêm, dưới ánh trăng, hay bài thơ: bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – hiện thực hiện lên thật trần trụi, chân thực. 
GV có thể tái hiện lại hiện thực vể con người và cảnh vật bằng các hình thức khác như nghe nhạc, xem phim ảnh…VD trong TP “những ngôi sao xa xôi, GV có thể cho HS nghe một đoạn nhạc bài hát “cô gái mở đường”-> giúp HS hình dung tốt hơn hiện thực.
3.5 Sử dụng hệ thống ngôn ngữ và giọng điệu.
- Ngôn ngữ và giọng điệu thực ra là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của TPVH. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo TPVH. Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học. Và mỗi tác phẩm khác nhau lại có ngôn ngữ và giọng điệu khác nhau, phù hợp với đặc trưng riêng. GV cần khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn từ ngay kết hợp khi đang phân tích nhân vật, không nên chỉ nghiên cứu sau khi phân tích nhân vật. Các tác phẩm có trong chương trình VD:
+ Bến quê: có ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng. GV có thể cho HS nêu ‎y/ nghĩa của những câu văn đặc biệt đó: “ con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. “suốt cuộc đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, nhưng đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vị chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước của sổ nhà mình…).
 GV Làm nổi bật hệ thống ngôn ngữ quần chúng trong “Làng”, hay ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong TP “lặng lẽ SaPa”. Trong VB những ngôi sao xa xôi: thành công với ngôn ngữ trần thuật, phù hợp với người kể chuyện- tạo cho TP giọng điệu và ngôn ngữ địa phương, gần gũi với khẩu ngữ, trẻ trung và có nữ tính. Hay lời kể thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh, tạo không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến tranh, trong lúc PĐ phá bom, hay qua một trận mưa đá bất chợt, tạo tính dồn dập. Hay nhịp kể chậm lại, gợi những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên vô tư trong không khí thanh bình trước chiến tranh– ở đoạn hồi tưởng của PĐ về cuộc sống trước đây ở Hà Nội.
Có thể sử dụng những tương tự như CH “em Có nhận xét gì về hệ thống ngôn ngữ trong tác phẩm này, so sánh hệ thống ngôn ngữ trong các tác phẩm khác đã học (làng, bến quê)”.
Từ ngữ địa phương cũng là một yếu tố ngôn ngữ mà nhà văn đưa vào để làm nổi bật đặc trưng vùng miền của tác phẩm, yếu tố này xuất hiện ở tác phẩm chiếc lược ngà là rõ nét hơn cả, với hàng loạt những từ như: ba, má,vá,lòi tói, …
Trên đây là một sốBPNT mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong 
phạm vi đề tài này.
*Lưu ý:- Trong một tác phẩm thì chắc chắn tác giả không sử dụng hết các BPNT, mà chỉ làm nổi bật một hoặc một vài các biện pháp. GV nên có cái nhìn bao quát, cũng như không nên quá sa đà vào việc tìm hiểu tất cả các NT mà không chú y/ đến nội dung, thông thường NT chỉ có tác dụng làm nổi bật nội dung TP 
IV./ Kết luận
Các truyện ngắn tự sự hiện đại Việt Nam tuy đã có sự tiếp nối các thể tương tự trong văn học trung đại nhưng đã có sự đổi mới sâu sắc về mọi phương diện. Đề tai được mở rộng, hướng tới mọi mặt của đời sống con người, không bị gò bó vào mục đích giáo huấn đạo lí thông thường. Nghệ thuật tự sự và miêu tả có những đổi mới rất cơ bản. Tự sự đa dạng và có thể thay đổi điểm nhìn, vai kể, đến vai trò người kể chuyện, từ việc sử dụng những thủ pháp miêu tả đến sự đổi mới về ngôn ngữ, câu văn. Nhân vật trong truyện ngắn HĐ VN được nhìn nhận và miêu tả trong tính cá thể, nghĩa là mang đặc điểm, tính cách, tam trạng và số phận của từng cá nhân, mang tính tiêu biểu. 
- Các biện pháp nghệ thuật này rất đa dạng và phong phú, việc làm thế nào để có thể giúp cho người GV có thể khai thác tốt hơn giá trị của VB, làm thế nào để HS hiểu rõ được những gì mà tác giả đã thể hiện và truyền đạt là một điều rất khó khăn. Tóm lại, chuyên đề của chúng tôi nghiên cứu và thực hiện với một lí do duy nhất là giúp dạy và học tốt môn ngữ văn THCS trong tình trạng HS có biểu hiện ngại học văn, và yếu kém kiến thức môn ngữ văn hiện nay.
- Thời gian nghiên cứu không dài, kinh nghiệm của chúng tôi còn hạn chế, trình bày chuyên đề này với các Đ/c dạy môn văn – rất mong nhận được những ‎ kiến đóng góp và xây dựng chân thành và sự chỉ đạo của cấp trên. xin chân thành cảm ơn.
 
 --------------Hết-------------- Đông Ngũ ngày 11 tháng 12 năm 2007. 
 Người viết: Nguyễn Khánh


































































































































File đính kèm:

  • docon thi lop 10 new new(1).doc
Đề thi liên quan