Chuyên đề : TRẦN TẾ XƯƠNG
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : TRẦN TẾ XƯƠNG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 Ngày soạn: 15.09.2012 Ngày duyệt: 17.09.2012 Tiết pp: 8,9,10,11,12 Lớp dạy: 11B4 Chuyên đề: TRẦN TẾ XƯƠNG I. Mục tiêu: - Nắm chắc những kiến thức cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Trần Tế Xương. - Nâng cao kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn NLVH. - Áp dụng làm bài tập. II. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra các bài viết về nhà. 3.Bài mới: Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Củng cố về tác giả và đặc điểm thơ văn. -GV đặt 2 câu hỏi: 1.Trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của TTX ? 2.Thơ Tú Xương có những đặc điểm gì nổi bật ? -HS: trả lời. -GV: nhận xét, cho điểm. Hoạt động 2: Củng cố bài thơ Thương vợ: -GV: Nêu nhận xét về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương thể hiện qua bài thơ ? -HS: trả lời. -GV: nhận xét, chốt ý. Hoạt động 3: Củng cố bài Vịnh khoa thi hương: -GV đặt một số câu hỏi: 1.Bài thơ thuộc mảng đề tài nào trong thơ Tú Xương ? 2.Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường trong bài thơ ? 3.Hình ảnh quan sứ, bà đầm thể hiện như thế nào qua cái nhìn châm biếm, đả kích của tác giả ? 4.Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi bộc lộ như thế nào ? -HS: xem lại bài giảng, hệ thống câu trả lời theo nhóm, 2 nhóm trả lời, 2 nhóm nhận xét. -GV: nhận xét chung, tổng hợp. Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành: Đề 2: Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Đề 3: Những nét phẩm chất đáng quý của bà Tú. Đề 4: Tại sao nói bài thơ Thương vợ là sản phẩm của tình yêu thương mà ông Tú dàng cho vợ đồng thời cũng là sản phẩm của lòng dũng cảm ? Đề 5: Tại sao nói bài thơ Thương vợ thể hiện nhân cách cao đẹp của Tú Xương ? Hãy: 1. Tìm hiểu các yêu cầu của đề bài. 2. Lập dàn bài . 3. Chọn một ý trong phần thân bài viết một đoạn văn thể hiện ý chuyển đoạn, khả năng diễn đạt. 4. Viết phần kết bài I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Tác giả: (HS xem lại phần tìm hiểu chung) 2.Đặc điểm thơ Tú Xương: -Thơ Tú Xương có sự cách tân độc đáo: dùng thể thơ trang nhã, có tính quy phạm để làm “vè” châm biếm những nhân vật bỉ ổi, những sự kiện nhơ nhuốc, chướng tai gai mắt. -Tính thời sự được thể hiện khá rõ nét trong thơ ông với những hình ảnh người thật, việc thật, những sự việc đang diễn ra trong xóm ngoài phường. II.Bài thơ “Thương vợ”: -Bài thơ đã dựng lên hai bức chân dung: ông Tú và bà Tú. Bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp phía sau. Vượt lên trên tất cả là tấm lòng yêu thương, quý trọng và tri ân vợ của ông Tú đối với người vợ tần tảo. -Tấm lòng yêu thương trân trọng cũng như những trăn trở, day dứt đã tạo nên nhân cách cao đẹp của Tú Xương, một con người dám sòng phẳng với bản thân, tự nhận ra thiếu sót của mình và không trút bỏ trách nhiệm. III.Bài thơ “Vịnh khoa thi hương”: 1.Đề tài: -Bài thơ thuộc đề tài thi cử, một đề tài xuất hiện khá đậm nét trong thơ Tú Xương. -Với mảng đề tài này, Tú Xương bộc lộ rất rõ thái độ mỉa mai, phẫn uất đối với chế độ thi cử đương thời. 2.Hình ảnh sĩ tử và quan trường: -Hình ảnh sĩ tử trong bài thơ không hề mang dáng dấp của các thư sinh. Biện pháp đảo ngữ lôi thôi sĩ tử đã nhấn mạnh vào sự luộm thuộm, lôi thôi, nhếch nhác của đám đông sĩ tử đến trường thi bấy giờ. Hình ảnh này cho thấy sự không nghiêm túc của cuộc thi, nơi chọn ra các nhân tài cho đất nước. -Hình ảnh quan trường xuất hiện với dáng vẻ ra oai, nạt nộ. Từ ậm ọe biểu đạt âm thanh của tiếng nói to nhưng lại bị cản trong cổ họng nên trầm và nghe không rõ. Cái oai rởm của các vị quan trường đã được thể hiện qua nụ cười châm biếm sâu cay của tác giả. Âm thanh ậm ọe phát ra từ loa của quan trường càng làm tăng sự huyên náo, lộn xộn của cảnh trường thi. 3.Hình ảnh quan sứ và bà đầm: -Quan sứ và bà đầm xuất hiện trong cảnh đón tiếp rất linh đình, náo nhiệt: lọng cắm rợp trời. -Bà đầm thì diêm dúa trong bộ váy lê quét đất. -Sự xuất hiện của hai nhân vật trên giống như một màn trình diễn, phô trương về hình thức. Và chính sự xuất hiện đó càng làm tăng thêm sự nhốn nháo, ô hợp của cảnh trường thi. -Nghệ thuật đối ở hai câu luận khá thành công. Tác giả đã đem “cờ” che đầu quan sứ để đối với “váy” của bà đầm tạo nên sức mạnh đã kích quyết liệt, sâu cay. 4.Thái độ, tâm trạng của tác giả: -Bài thơ bộc lộ tâm trạng ngao ngán của tác giả trước cảnh tượng khôi hài, bi đát ở trường thi của một quốc gia nô lệ. -Thái độ của tác giả là châm biếm, đả kích sự lố lăng đó đồng thời mỉa mai những kẻ đại diện cho chính quyền thực dân. IV. Bài tập vận dụng: Đề 2. a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. - Chép bài thơ. b. Thân bài: -Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương và sự tri ân của ông Tú với vợ. -Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú và sự cảm thông sâu sắc trước sự tần tảo của người vợ. -Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà Tú phải gánh chịu và sự thấu hiểu của ông Tú với vợ. -Hai câu kết: là tiếng chửi, tự chửi mình và chửi thói đời đen bạc. c. Kết bài: Đánh giá tổng quát giá trị bài thơ. Đề 3: -Bà Tú là một phụ nữ đảm đang: một mình tảo tần buôn bán, nuôi bảy miệng ăn trong gia đình. -Mặc dù ý thức được việc mình làm là vất vả, là gian khổ: buôn bán ở những nơi nguy hiểm bấp bênh khi quảng vắng, buổi đò đông, vất vả nuôi chồng, con mà nuôi năm con có lẽ không vất vả bằng nuôi một chồng vì nhu cầu của ông Tú chắc chắn nhiều hơn so với 5 đứa trẻ (chính ông Tú đã nhiều lần tự bạch trong thơ về nhu cầu của mình), nhưng bà Tú vẫn nhẫn nại, cam chịu không hề kêu ca. -Nhẫn nại, chịu thương chịu khó, hi sinh vì chồng, vì con như thế chỉ lí giải được bằng một lí do duy nhất là đức hi sinh, là tình yêu thương chân thành mà bà Tú dành cho chồng và con. Có thể nói, ở bà Tú đã hội tụ đầy đủ những đức tính quý báu nhất của người phụ nữ Việt Nam. Đề 4: -Bài thơ là sản phẩm, là kết quả của tình yêu thương, của sự trân trong mà ông Tú dành cho người vợ của mình vì chỉ có như vậy ông Tú mới làm được bài thơ đằm thắm, chân thành như vậy. Ghi nhận công lao của bà Tú chính là thú nhận sự bất lực, thậm chí vô tích sự của mình trong cuộc sống gia đình. -Trong XHPK,thơ viết về vợ đã ít, thơ viết về vợ khi còn sống lại còn hiếm hoi hơn. Bởi thế, Tú Xương quả là một người dũng cảm, dũng cảm vì vượt qua được thói tục thông thường. Không chỉ một bài thơ này, TX còn có hẳn một đề tài viết về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối. Có thể nói, mặc dù bà Tú chịu đựng nhiều vất vả, gian truân trong cuộc sống mưu sinh nhưng bù lại, ông đã được bà Tú ghi nhận công lao với niềm yêu thương chân thành và sự trân trọng, ngưỡng mộ. Đề5: -Bài thơ thể hiện nhân cách Tú Xương: Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm của mình, cũng không lấy cái quyền hành của người chồng trong xhpk mà phủ nhận công lao của vợ. Ngược lại ông đã dũng cảm nói lên sự thật: thói đời bạc bẽo với người phụ nữ và bản thân ông là người chồng vô tích sự cho nên, bà Tú có chồng hờ hững cũng như không. Tú Xương chửi “cha mẹ” thói đời bạc bẽo, tự trách, tự lên án bản thân mình đã làm cho gánh nặng trên đôi vai tần tảo của người vợ nặng thêm. -Xhpk vốn trọng nam, khinh nữ, coi thường phận nữ nhi thường tình, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, một nhà nho như Tú Xương dám thừa nhận mình là quanh năm ăn lương vợ, là có chồng hờ hững cũng như không thì quả là một nhân cách cao đẹp, đáng trân trọng. 4. Hướng dẫn tự học: - Hoàn thành dàn ý trên thành bài viết hoàn chỉnh. - Thường xuyên rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận. 5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Thuong vo.doc