Chuyên đề Tự chọn môn văn 9

doc20 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tự chọn môn văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tự chọn văn 9
Nội dung chuyên đề các tuần:

 Tuần 
 Nội dung chuyên đề
1
- ôn tập văn thuyết minh. Cách làm bài văn thuyết minh
2
- Phương châm hội thoại
- Giới thiệu về phương thức thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả
3-4
- Vận dụng phương thức miêu tả trong văn bản thuyết minh
5
- Tìm hiểu thể loại tuỳ bút, tiểu thuyết lịch sử chương hồi trong các văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh; Hoàng Lê nhất thống chí
6
- Ôn tập về các phương châm hội thoại
7
- Các cách thức giao tiếp trong hội thoại ( Xưng hô trong hội thoại, Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp)
8
- Bút pháp nghệ thuật trong truyện Kiều - Nguyễn Du
9
 - Yếu tố miêu tả ( Miêu tả nội tâm ) trong văn bản thuyết minh
10 - 11
 - Ôn tập về từ vựng ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ đồng âm, sự phát triển của từ vựng)
12
 - Phương thức nghị luận trong văn bản tự sự 
13 -14- 15
- Ôn tập từ vựng( thành ngữ, tục ngữ, nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Từ nhiều nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ )
16- 17
- Cách làm bài xây dựng đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, nghị luận 
18-19
- Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
20
- Khởi ngữ
21
- Phép phân tích và tổng hợp
22
- ôn tập các thành phần biệt lập
23 - 24
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
25-26
- Cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý
27
- Ôn tập liên kết câu và liên kết đoạn văn
28-29-30
 - Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích
31
- Ôn tập nghĩa tường minh và hàm ý
32-33-34
- Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
35
- Cách viết biên bản, hợp đồng, thư, chúc mừng, thăm hỏi

Nguyễn Thị Thu Hiền


















Học kì II
Tuần 20
Khởi ngữ
I. Củng cố
1. Thế nào là khởi ngữ? lấy ví dụ
- Là thành phần câu nêu lên đề tài được nói đến trong câu, được đặt trước chủ ngữ hoặc trước nòng cốt câu đặc biệt
2. Nhận diện khởi ngữ
Để nhận diện khởi ngữ, có thể thêm các từ: về, đối với vào trước khởi ngữ và thêm từ “thì ” vào sau khởi ngữ
3. Quan hệ giữa khởi ngữ với phần câu còn lại
a. Quan hệ trực tiếp
Khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với phần câu còn lại, nó có thể lặp lại nguyên văn hoặc được thay thế bằng một từ ngữ khác
VD: Máy này, tôi đã dùng nó nhiều lần rồi
b, Quan hệ gián tiếp
II. Luyện tập
1, Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau:
a, Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b, Kiến thức phổ thông, không chỉ công dân thế giới hiện tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu nó được.
c, Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phảI tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi, lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, cười nói oang oang.
2. Thêm các từ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm được ở bài tập 1.
(Về, đối với…)
3. Chuyển các câu sau thành các câu có chứa thành phần khởi ngữ.
a. Người ta sợ cái uy quyền của quan. Người ta sự cái uy đồng tiền của Nghị Lại
Cái uy quyền của quan người ta sợ. Cái uy đồng tiền của Nghị Lại người ta sợ
b. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
Thuốc, ông giáo không hút; rượu ông cũng không uống
c.Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm
4. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng khởi ngữ. Gạch dưới thành phần khởi ngữ trong đoạn văn đó.

Kí duyệt của BGH
Ngày tháng 1 năm 2008



Tuần 21
Phép phân tích và tổng hợp.
I. Củng cố
1. Mục đích
Để hiểu rõ một sự việc, hiện tượng, một khái niệm, một quan điểm, tư tưởng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
2. Phân tích là gì
Là phân chia sự vật, hiện tượng ra các bộ phận nó tạo thành nó nhằm tìm ra các đặc điểm, bản chất của từng bộ phận, bản chất của từng bộ phận và mối quan hệ của các bộ phận với nhau
Trong văn bản nghị luận, phân tích là phân chia vấn đề ra thành luận điểm để tìm hiểu ý nghĩa từng mặt của vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc.
Khi xem xét từng bộ phận, người ta dùng các biện pháp: giả thiết, so sánh, đối chiếu, suy luận, chứng minh, giải thích… để tìm ra ý nghĩa của từng bộ phận và mối quan hệ giữa chúng.
3. Tổng hợp là phép tư duy ngược lại với phân tích. Nó đem kết quả của phân tích mà liên kết lại với nhau để rút ra nhận định chung.
Hai phương pháp phân tích và tổng hợp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp lại mới có ý nghĩa, mặt khác trên cơ sở phân tích mới có tổng hợp.
II. Luyện tập
1. Trình bày phép phân tích và tổng hợp của văn bản “chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan
Hệ thống luận điểm của văn bản:
* Nêu vấn đề: Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra nhữg cái mạnh cái yếu cuả con người Việt nam để rèn những thói quen khi bước vào nền kinh tế mới.
* Phân tích vấn đề thành 3 luận điểm
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người.
- Bối cảnh thế giới hiện nayvà những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước
- Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới
* Tổng hợp: Cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen ngay từ những việc nhỏ để đưa đất nước vào CNH, HĐH
* Các biện pháp khi phân tích: giải thích, so sánh
2. Viết một đoạn văn phân tích câu tục ngữ “Con hơn cha là nhà có phúc”, để rút ra mối quan hệ giữa thế hệ sau và thế hệ trước
Kí duyệt của BGH
Ngày tháng 1 năm 2008

Tuần 22. Ôn tập các thành phần biệt lập
I. Củng cố
1. Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu (cấu trúc cú pháp của câu gồm các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…), không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu. 
2. Thành phần tình thái là thành phần biệt lập nêu nhận định, cách đánh giá của người nói đối với nội dung sự việc được nói đến trong câu
VD: Hình như đó là bạn Lan (Nêu độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu)
 Theo dự báo thời tiết, hôm nay trời sẽ mưa (Nêu nguồn ý kiến của sự việc được nói đến trong câu)
3. Thành phần cảm thán là thành phần biệt lập bộc lộ cảm xúc của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
VD: Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?
II. Luyện tập
1.Tìm các thành phần tình thái trong các câu sau. Cho biết các thành phần tình thái đó biểu thị những ý nghĩa cụ thể nào
a. Có lẽ, tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (thái độ tin cậy chưa cao)
b.Chắc nó nhớ nhà, nên trốn đi đấy thôi…(thái độ tin cậy chưa cao)
c.Có người cho rằng, bài toán dân số đã đặt ra từ thời cổ đại (biểu thị nguồn gốc ý kiến)
2. Tìm thành phần cảm thán trong những câu sau và cho biết các thành phần đó bộc lộ cảm xúc gì
a. Chết chửa, tay anh làm sao lạnh thế (hoảng hốt)
b. Chà, cái nhẫn kim cương đẹp quá! (thán phục)
3. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần biệt lập
Kí duyệt của BGH
Ngày tháng 2 năm 2008
Tuần 23- 24
Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
I. Củng cố
Kiểu vb này là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xh, có vấn đề đáng suy nghĩ
Về nội dung: Bài nghị luận phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích từng mặt và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết đối với điều đó.
Về hình thức: Ngoài những yêu cầu chung của một bài nghị luận, người viết phải đặc biệt chú ý đưa ra những chứng cớ xác thực trong đời sống; phảI có ý kiến riêng khi bàn luận.
Các bước làm bài 
1.Tìm hiểu đề: Tìm hiểu ý nghĩa của sự việc, liên tưởng đến cs để phát hiện ra vấn đề mọi người quan tâm
a. Tìm ý
- Nắm vững các chi tiết cơ bản của sự việc hiện tượng
- Tìm thêm một vài sự việc, hiện tượng tương tự hoặc trái ngược
- Phân chia vấn đề thành từng mặt để phân tích, giảng giải, bày tỏ ý kiến,…
b.Dàn bài 
- Mở bài: Giới thiệu khía quát sự việc, hiện tượng
- Thân bài: 
+ Tóm tắt sự việc, hiện tượng.
+ Lần lượt phân tích từng mặt của vấn dề
Kết bài: Tổng hợp sự phân tích để rút ra kết luận
* Lưu ý: Khi phân tích, có thể phối hợp sử dụng phép chứng minh, giải thích,..Khi tổng hợp có thể khẳng định, phủ định, khuyên răn, kiến nghị, ...
II. Luyện tập: 
Đề 1: Trước sự đua đòi ăn mặc thiếu văn hoá của một số bạn bè. Em hãy góp một số ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp. 
Yêu cầu: Lập dàn bài
Gợi ý:
a.Mở bài
- Trang phục là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu của con người
- Ngày nay đời sống phát triển, người ta không chỉ muốn mặc ấm mà còn muốn mặc đẹp
- Nhưng hiện có một số bạn ăn mặc còn thiếu văn hoá
b.Thân bài
- Nêu các hiện tượng thiếu văn hoá trong trang phục của một số học sinh: chạy theo các mốt loè loẹt, những kiểu dáng không phù hợp lúc đi học, luôn thay đổi mốt
- Phân tích tác hại: phí thời gian học hành, tốn tiền bạc của gia đình, làm thay đổi nhân cách tốt đẹp của chính mình, ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục nói chung
- Vậy học sinh nên ăn mặc như thế nào?
c.Kết bài
- Mọi thời đại, trang phục đều thể hiện trình độ văn hoá của một dân tộc
- Học sinh chúng ta cần góp phần làm tăng vẻ đẹp văn hoá đó
Đề 2: Xưa các cụ đã dạy chúng ta: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, vậy mà nay dường như việc chào hỏi ít được qua tâm. Hãy bàn về hiện tượng này.
Yêu cầu lập dàn ý
a.Mở bài
- Có người cho rằng cử chỉ khoanh tay cúi đầu khi chào hỏi, khi xn lỗi là rất đpj
- Có người lại phê bình cử chỉ như vậy là phong kiến
- Lờig chào lễ phép vừa biểu hiện người có văn hoá, vừa thể hiện nét đẹp truyền thống 
b.Thân bài
- Nêu các hiện tượng thiếu lịch sự trong chào hỏi: học sinh càng lớn càng ngại chào thầy cô giáo; ở gia đình đi không thư, về không chào; người lớn gặp nhau thiếu cả cái gật đầu hoặc ngược lại xun xoe thái quá...
- Theo em, nên chào hỏi như thế nào để vừa giữ được nét đẹp truyền thống lại vừa văn minh hiện đại (nên phân loại đối tượng, tình huống giao tiếp...)
c. Kết bài
- Chào hỏi là thể hiện nhân cách con người
- Chào hỏi cũng phản ánh trình độ văn minh của xã hội, càng phải quan tâm khi đất nước hội nhập với toàn cầu.

Kí duyệt của BGH
Ngày tháng 2 năm 2008



Tuần 25- 26
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
I.Củng cố
HS nắm được cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí
II. Luyện tập
1. Lập dàn ý cho các đề bài sau:
Đề 1:Bàn luận về ý nghĩa tư tưởng câu tục ngữ:
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Đề 2: Tục ngữ có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Hãy làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trong việc nhìn nhận, đánh giá sự vật, con người qua nội dung và hình thức
Đề 3: “Học, học nữa, học mãi”- lời khuyên của Lênin với thanh niên Liên xô trước kia vẫn còn nguyên giá trị với những ai mong muốn tiến bộ không ngừng.Hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề này.
Gợi ý;
Đề 1: 
Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Ta phải yêu quý, trân trọng những thứ của ta, dù tốt dù xấu vẫn do ta làm chủ
Thân bài
giảI thích ý nghĩa câu tục ngữ: hình ảnh “ao ta” gắn bó với làng quê, với những thứ ta được làm chủ, phảI biết quý trọng, giữ gìn
Nội dung ca dao cơ bản là đúng: đối với xưa đó là tâm lí làm chủ; đối với nay là tư tưởng đúng đắn khi hội nhập thế giới; giáo dục lòng tự hào yêu quý đất nước mình
Mặt hạn chế: bằng lòng theo kiểu: dù trong, dù đục, là bảo thủ, trì trệ.
Quan điểm đúng: phảI tự làm cho ao nhà lúc nào cũng trong. Đồng thời biết hoà nhập mà không hoà tan, để phát triển nhanh nhưng vẫn giữ được tự chủ.
Kết bài: Bài học sâu sắc về sự gắn bó quê hương, với những gì ta được làm chủ, nhưng không được bảo thủ, hẹp hòi
Đề 2:
Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ, đánh giá đồ vật, xem xét con người nên coi trọng bản chất nội dung
Thân bài
GiảI thích ý nghĩa:
 + Gỗ là chất liệu tốt tạo nên đồ vật, sơn chỉ để quét bên người cho bền, đẹp.
 + Chất gỗ quyết định giá trị đồ vật.
 + Gỗ là bản chât nội dung bên trong. Nước sơn là hình thức bên ngoài
 + Nội dung quan trọng hơn và quyết định hình thức
Khẳng định câu tục ngữ hoàn toàn đúng
 + Gỗ mà hỏng thì sơn bóng cũng không dùng được
 + Con người cũng vậy, nội dung phẩm chất đạo đức, trình độ kiến thức, năng lực làm việc là quyết định. Hình thức là vẻ đẹp bên ngoài, dù lộng lẫy mà bản chất yếu kém thì cũng là người vô dụng
Vận dụng vào đánh giá con người: phảI nhìn vào bản chất qua hành động và hiệu quả công việc
Tuy nhiên không nên xem nhẹ hình thức, hình thức góp phần làm tăng sức hấp dẫn cho nội dung
Kết bài: Khi đánh giá một con người, phảichú trọng bản chất, nhưng cũng không nên quá coi trọng hình thức
Đề 3:
Mở bài: 
Xuất xứ lời nói: Tại Đại hội Đoàn TNCS Liên xô lần thứ 3
Lời dạy có giá trị trường tồn
Thân bài
Học là quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kién thức, rèn luyện kĩ năng, tăng khả năng làm việc
Việc học có thẻ tiến hành bằng nhiều hình thức
Muốn học có chất lượng, phảI có phương pháp học tiên tiến
Học nữa: mở rộng phạm vi, nội dung học, kéo dài thời gian học ngoài nhà trường
Học mãi: Không bao giờ thoả mãn với những hiểu biết của mình, do đó không ngừng học, học một cách chủ động, học suốt đời.
Vì kiến thức của nhân loại không ngừng tăng và tăng rất nhanh
Việc học có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đối với bản thân, gia đình và đất nước
c. Kết bài
Câu nói là ánh sáng soi đường cho những ai muốn tiến bộ không ngừng, muốn góp phần tích cực xây dựng đất nước.
2. Viết phần thân bài cho 3 đề trên
3. Bài tập về nhà : Làm hoàn chỉnh một đề

Kí duyệt của BGH
Ngày tháng năm 2009



Tuần 27. Ôn tập liên kết câu và liên kết đoạn văn
I.củng cố
1. Đoạn văn thường gồm nhiều câu, nhưng không phải là tập hợp các câu ngẫu nhiên. Muốn là một đoạn văn, các câu phải liên kết với nhau để tạo thành văn bản.
Liên kết xảy ra ở 2 bình diện: Liên kết nội dung và liên kết hình thức
2. Liên kết nội dung gồm liên kết chủ đề và liên kết lôgic
a. Liên kết chủ đè đòi hỏi các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn
b. Liên kết lôgic đòi hỏi các doận văn và câu phải được sắp xếp theo trình tự hpj lí, phù hợp vớ trình độ triển khai chủ đề của vưn bản.
3. Liên kết hình thức là srử dụng các phương tiện ngôn ngữ để liên kết các câu, các đoạn. Có những biện pháp liên kết hình thức như sau:
a. Phép lặp từ ngữ
b. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa
c. Phép thế
d. Phép nối.
II. Luyện tập
1.Phân tích tính liên kết về nội dung giữa các câu trong đoạn văn sau:
Trong cuộc đời truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé thăm nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người đã nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga...và Người đã làm nhiều nghề.
Gơi ý: Đoạn văn có chủ đề chung nêu ở câu đầu đoạn. Các câu còn lại được sắp xếp theo trình tự hợp lí và đều thống nhất làm rõ chủ đề đó
2.Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong các phần trích sau:
a. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói mọt điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (Tiếng nói của văn nghệ- NĐT)
- Phép lặp từ ngữ: tác phẩm
Phép liên tưởng: nghệ thuật- nghệ sĩ- tác phẩm
b. Tết năm nay là sự chuyển giao giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc cuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực cho sự phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội. (Vũ Khoan)
- Phép lặp: thế kỉ, thiên niên kỉ, ai ai, hành trang, con người
Phép liên tưởng: năm nay- thế kỉ- thiên niên kỉ- thời khắc- từ cổ chí kim; nói- thừa nhận
Phép thế:như vậy, ấy
c.Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cồng hiến tát cả của cải của mình cho con nười: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm.Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt làm bánh kẹo, ép lấy đầuùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng,. Cây dừa gắn bó với đời sống hàng ngày là như thế đấy.
 (Hoàng Văn Huyền)
Phép lặp: cây dừa,- dừa-; gắn bó
Phép liên tưởng: cây- cùi- sọ- vỏ
3. Viết đoạn văn khoảng từ 5-7 câu có sử dụng phép liên kết

Kí duyệt của BGH
Ngày tháng năm 2009





Tuần 28
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, 
đoạn trích
I. Củng cố
1. Nghị luận về tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nhận vật, sự kiện, chủ đề hoặc nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
2. Những nhận xét, đánh giá về truyện mà người viết phát hiện và khái quát lên xuất phát từ cót truyện, tính cách, số phận nhân vật và nghệ thuật của tác phẩm
3. Bài viết phải có bố cục mạch lạc; các nhận xét về tác phẩm phải đúng đắn, rõ ràng, có luận cứ và lập luận thuyết phục; lời văn chuẩn xác và gợi cảm
4. Kiểu bài này thường được chia thành các bài cụ thể: bàn về nhân vật, bàn về nội dung hoặc một yếu tố nghệ thuật
5. Làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, cần chú ý các bước sau:
a. Tìm hiểu đề
- xác định loại bài cụ thể(bàn về nhân vật hay nội dung hoặc nghệ thuật…)
- Đề có khi đã nêu một nhận xét về đối tượng, phải nghị luận, có khi chỉ nêu đối tượng còn người viết phải tự phát hiện và khái quát lên nhận xét
b. Tìm ý: Đưa đối tượng phải bàn bạc (chủ đề, nhân vật, nội dung, n ghệ thuật...)gắn với những câu hỏi tìm ý để có những câu hỏi cụ thể( Điều nổi bật nhất?Nét biểu hiện cụ thể? Chi tiết nào biểu hiện? ý nghĩa xã hội ntn? Giá trị biểu hiện ra sao?...).Đối với những đói tượng phải bàn, cần có thêm những dạng câu hỏi tìm ý phù hợp.
c. Dàn ý
 c1: Dàn ý chung
Mở bài: Giới thiệu nhận xét khái quát của người viết về đối tượng cần bàn luận
Thân bài: Trình bày sự phân tích, bàn luận từng khía cạnh của nhận xét trên
Kết bài: Tổng hợp sự phân tích, đánh giá đối tượng
 c2: Dàn bài phân tích nhân vật (loại bài thường gặp)
Mở bài: giới thiệu tác phẩm, nhân vật và nhận xét khái quát về nhân vật
Thân bài: Lần lượt nghị luận về từng luận điểm của nhận xét trê, thông qua việc phân tích các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm (Trang phục, hình dáng, cử, hành động, lời nói, suy nghĩ, tâm lí nhân vật; nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả)
Chú ý: Trình tự phân tích nhân vạt khác trình tự kể chuyện của tác phẩm. Trình tự phân tích là theo mạch lập luận và lí giải của người nghị luận
Kết bài: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
 c3: Dàn bài phân tích tác phẩm (loại bài thường gặp)
- Mở bài: giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến sơ bộ đánh giá
- Thân bài: lần lượt nghị luận về từng luận điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thong qua phân tích từng chi tiết của tác phẩm
- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm đó
Viết bài: Quan trọng nhất là phải biết phân tích những chứng cớ có giá trị (mà bước tìm ý đã phát hiện được) để làm sáng tỏ từng luận điểm (từng nhận xét cụ thể của người viết)
2. Khi viết bài, cần đảm bảo giữa các phần, các đoạn có sự liên kết hợp lí, tự nhiên. người viết thể hiện được sự cảm thụ, nhận xét và cách trình bày riêng.
Chú ý: lời văn phân tích khác lời văn kể chuyện, có tính chất lí giải, phán đoán, suy luận, khẳng định, phủ định, …sử dụng các chi tiết trong truyện không phải là để tóm tắt truyện mà là để phân tích
II. luyện tập
1.So sánh để chỉ ra sự giống và khác nhau của 2 văn bản sau
a.Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” có cốt truyện rất đơn giản, xoay quang một tình huống bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng ở trạm Yên Sơn thuộc Sa Pa
Nhân vật chính của truyện- anh thanh niên- chỉ một thoáng đã để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí người đọc. Các nhân vật phụ- ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe- không chỉ tham gia vào câu chuyện mà còn góp phần làm nổi bật nhân vật chính và chủ đề của truyện.
Truyện phảng phất một chất thơ toát lên từ những chi tiết tả thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, nhưng nhất là chất thơ ở chính tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc trong sáng, đẹp đẽ. Chất thơ lại kết hợp hài hoà với chất hoạ. Trong truyện có những bức tranh thiên nhiên Sa Pa vừa rực rỡ vừa huyền ảo, bức tranh về cuộc gặp gỡ giữa 3 nhân vật và chân dung kí hoạ nhân vật anh thanh niên.
“Lặng lẽ Sa Pa” ca ngợi những con người lao động. Tác giả muốn nói với người đọc “Trong cái im lặng của sa Pa, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” 
b. Nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng không xuất hiện ngay từ đầu truyện và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Thế nhưng anh đã gây được ấn tượng vì anh có những nét ti8nhs cách và phẩm chất rất đáng quý.
Trước hết, đó là lòng yêu nghề và ý thức tự giác, có trách nhiệm cao. Anh yêu nghề khí tượng vì thấy rõ công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống cho mọi người. Khi biết do mình kịp thời phát hiện ra đám mây khô mà góp phần vào chiến thắng của không quân ta, anh thấy mình thật hạnh phúc. Sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không ai biết đến, không ai kiểm tra, vậy mà mặc dù giữa đêm đông mưa tuyết giá rét đến đâu, anh vẫn tự giác đúng giờ “ốp” ra ngoài trời làm việc. Công việc lại đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác về thì gian, về con số ghi chép về hiện tượng thời tiết, anh đã kiên nhẫn làm việc ghi chép đầy đủ suốt 3 năm trời không một mắc lỗi.
Sống một mình nhưng anh không cô đơn, chán nản mà biết tạo ra nguồn vui: đọc sách, trồng hoa, nuôi gà, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động. Anh cởi mở, chân thành với mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò truyện với bác lái xe, đón tiếp ông hoạ sĩ và cô giá rất nhiệt thành…
Anh còn là một con người rất khiêm tốn, trung thực, cảm thấy những đóng góp của mình là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh ngượng nghịu từ chối và nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh lúc nào cũng cảm phục.
Tóm lại, tuy chỉ để nhân vật xuất hiện trong thời gian ngắn, với một số chi tiết, tác giả đã khắc hoạ được chân dung nhân vật chính, với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, lối sống và làm việc của một thanh niên trí thức thời chống Mĩ cứu nước và xd cnxh ở nước ta.
2. ở vb a, tác giả có những nhận xét gì? Những nhận xét đó xuất phát từ đâu
3. Tóm tắt những nhận xét về anh thanh niên ở vb b bằng một dàn ý
Gợi ý:
1. Sự giống nhau cơ bản giữa hai vb: đều là vb nghị luận về tác phẩm truyện “Lặng lẽ sa pa”
Khác nhau: VB a là nghị luận nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật của truyện (nhận xét toàn diện tác phẩm); vb b là nghị luận về nhân vật chính của truyện
2. - Cốt truyện đơn giản mà vẫn hay
- Các nhân vật chính, phụ thoáng hiện mà vẫn ấn tượng
- Truyện văn xuôi mà vẫn phảng phất chất thơ, chất hoạ
- Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động âm thầm cống hiến hết mình cho đất nước.
3. – Nhận xét khái quát: Anh thanh niên có những phẩm chất đáng quý
- Nhận xét đó được thể hiện trên những nét cụ thể:
 + Yêu nghề và có ý thức tự giác, có trách nhiệm
 + Có nếp sống đẹp
 + Chân thành, khiêm tốn
Đánh giá tổng quát: Một anh thanh niên trí thức với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, lối sống và tinh thần làm việc

Kí duyệt của BGH
Ngày tháng năm 2009





Tuần 29.
 Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, 
đoạn trích (Tiếp)
II. Luyện tập
1.Cho đề bài: Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích ‘Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
b. Lập dàn ý
2. Đọc đoạn văn sau:
Mặc dù khi sinh ra cho đến khi 6, 7 tuổi, bé Thu vẫn chưa một lần được gặp cha. Song em vẫn thường được ngắm hình ba chụp chung với má. Đến khi ông sáu, ba của Thu, được về thăm nhà thì bé lại nhất định không nhận ba. Má bẩem mời ba vào xơi cơm, nhưng Thu đã gọi trống không: “Vô ăn cơm”. Rồi má đi chợ, dặn em nồi cơm sôi thì gọi ba chắt nước giùm, em cũng tìm muôi tự chắt nước, không chịu gọi “ba” giúp. Khi ông sáu gắp cho Thu miếng trứng cá, em liền hất đi không ăn
Đoạn văn đã nêu được ý kiến nhận xét, phân tích về đặc điểm tình yêu cha của bé Thu chưa? nguyên nhân nào dẫn đến thiếu sót đó
Hãy sửa chữa đoạn văn cho đạt yêu cầu
4. Nhận xét và sửa chữa cách phân tích của đoạn văn sau:
Nhưng đau xót thay, một em bé dễ thương như vậy lại rơi vào số phận vô cùng bi thảm. Khi nghe mẹ nói chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi, nó đã cuống cuồng hỏi lại; và khi biết rằng nó đã bị bán cho nhà Nghị Quế thì như sét đánh bên tai, nó giãy nảy lên và oà khóc. Nó thảm thiết kêu van…Những lời đó như cừa vào tâm can chị dậu khiến chi như đứt từng khúc ruột. Nhưng còn cách lựa chọn nào khác đâu. Dù đau đớn đến mấy, chị cũng phải bán nó đi. Thấy mẹ đứng lênchuẩn bị cho lũ chó, cái Tí tưởng lũ chó đi thay mình, nên đã tạm yên tâm. Nhưng nó chưa kịp hi vọng gì thêm thì nghe mẹ giục đi, nó lại khóc. Không còn cách nào khác,chị Dậu đành van xin con…
Gợi ý:
1. a. Tìm hiể

File đính kèm:

  • docChu de tu chon.doc