Chuyên đề Văn nghị luận - Phương pháp làm văn chứng minh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Văn nghị luận - Phương pháp làm văn chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Văn nghị luận - Phương pháp làm văn chứng minh. A. Đặc điểm chung về văn nghị luận. I. Kiến thức cơ bản . 1. Khái niệm. Văn nghị luận là loại văn nhằm xác lập cho ngời đọc ngời nghe một tư tương, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ rang, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. VD: Đề bài : Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau : “ Bầu ơi thơng lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhng chung một giàn” Hãy chứng minh nội dung câu tục ngữ trên. - Luận điểm: T tởng đoàn kết dân tộc Việt Nam ta từ xa đến nay. - Các luận cứ : + Thơng yêu giúp đỡ nhau trong đời sống nghèo túng vất vả : Chị ngã em nâng, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ… + Đùm bọc nhau trong hoạn nạn, thiên tai : Lá lành đùm lá rách, cả nước giúp đồng bào bị bão lụt, nhường cơm sẻ áo, có khi không tiếc cả tính mệnh. + đoàn kết thương yêu nhau trong chiến đấu, để chiến thắng quân xâm lược : Những tấm gương quên mình cứu đồng đội, lấy thân mình che chở cho con, cho em mình sẵn sàng hy sinh, mất mát trong các cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. 2. Tìm hiểu đề văn nghị luận. Trớc khi làm bài văn nghị luận, ta phải đọc kỹ đầu đề từ đó xác định luận đề, kiểu bài và phạm vi nghị luận. - Luận đề : Là vấn đề được đặt ra để người viết vận dụng kiến thức lĩ lẽ và dẫn chứng giải đạp vấn đề cho trúng cho đúng, cho đầy đủ. - Kiểu bài nghị luận gồm : Nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích và văn bình luận hoặc nghị luận tổng hợp. - Phạm vi giới hạn của đề : Luận đề nêu ra rộng hay hẹp, nghị luận chính trị hay nghị luận văn học. 3. Bản chất của văn nghị luận : a. Luận điểm : Là điểm quan trọng là ý chính thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận. Mỗi luận điểm đều có ý phụ hay luận điểm phụ. VD : Bài “ Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta ” Gồm có các luận điểm nhỏ : - Tinh thần yêu nước trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. - Tinh thần yêu nước ngay nay trong kháng chiến chống Pháp. b. Luận cứ : Luận cứ đợc hình thành bằng lí lẽ và dẫn chứng. c. Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày các lí lẽ, các dẫn chứng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm. 4. Xây dựng một bài văn nghị luận. Sau khi đọc kỹ đề và tìm luận đề cần lập ý. Lập ý cần theo qui trình : - Xác định luận điểm. - Tìm luận cứ : Hình thành lí lẽ và dẫn chứng. - Xây dựng lập luận : Trình bày lí lẽ và dẫn chứng theo các cách dựng đoạn văn( Qui nạp, diễn dịch, tổng – phân – hợp…) II. Bài tập. B. Nghị luận chứng minh I. Những kiến thức cơ bản về nghị luận chứng minh. 1. Khái niệm. Nghị luận chứng minh là kiểu bài sử dụng lí lẽ và dẫn chứng xác thực để chứng tỏ luận điểm mới là đúng là đáng tin cậy. VD :Chứng minh câu ca dao : “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” - Vấn đề chứng minh : Đoàn kết là sức mạnh. - Các luận cứ : + Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong lao động. + Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. + Sức mạnh đoàn kết trong học tập, rèn luyện bản thân. - Kiểu bài nghị luận xã hội. 2. Các kiểu bài chứng minh : - Chứng minh một vấn đề chính trị xã hội . Vấn đề thường là một chân lí chứa đựng trong một câu tục ngữ, một câu ca dao, một câu danh ngôn, một lời nói, một câu thơ có giá trị… ( Nguồn dẫn chứng lấy trong thực tế đời sống ) - Chứng minh văn học : Chứng minh về một khía cạnh nội dung, nghệ thuật, một tư tưởng phản ánh của một tác phẩm hoặc giai đoạn văn học.. Nguồn dẫn chứng chủ yếu lấy trong tác phẩm văn học. 3. Dẫn chứng trong văn chứng minh. a. Yêu cầu về dẫn chứng. - Dẫn chứng nhiều, phong phú. - Dẫn chứng tiêu biểu, hay, toàn diện. - Dẫn chứng phải sát với luận điểm cần chứng minh. b. Trình bày dẫn chứng. Dẫn chứng đa ra không tuỳ tiện mà sắp xếp theo trình tự. - Theo hệ thống thời gian : xa – nay. - Theo không gian : trong nớc – ngoài nớc. Trong gia đình – nhà trờng – xã hội. - Theo hệ thống luận điểm. - Theo hệ thống sự việc. 4. Phơng pháp cụ thể. a. Tìm hiểu đề – tìm ý. * Tìm hiểu đề : - Xác định vấn đề CM. - Xác định kiểu bài. - Xác định phạm vi dẫn chứng. * Tìm ý : - Giải thích ngắn gọn từ ngữ quan trọng hoặc nghĩa đen nghĩa bóng ( Tục ngữ, ca dao) Hay nêu ý nghĩa vấn đề CM. - Chứng minh ( Nêu các luận cứ, dẫn chứng để chứng minh) b. Lập dàn bài. * Mở bài : - Giới thiệu khái quát vấn đề chứng minh. - Trích dẫn câu nói ( câu tục ngữ, câu ca dao…) * Thân bài : + Giải thích ngắn gọn: - Giải thích từ ngữ quan trọng ( Nghĩa đen, nghĩa bóng nếu có ) - Nêu ý nghĩa của vấn đề. + Chứng minh vấn đề bằng các luận điểm phụ ( Mỗi luận điểm phụ trình bày bằng một đoạn văn theo hình thức : qui nạp, diễn dịch, song hành, móc xích, tổng – phân – hợp ) c. Kết luận : - Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề CM. - Nêu bài học t tởng, tình cảm. II. Luyện tập. Đề bài1 : Nhân dân xa thờng nhắc nhở nhau : “ Bầu ơi thơng lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhng chung một giàn” Hãy lấy dẫn chứng trong thực tế để chứng minh. I. Tìm hiểu đề. - Vấn đề chứng minh: T tởng đoàn kết dân tộc trong đời sống của nhân dân VN từ xa đến nay. - Kiểu bài : Nghị luận chứng minh một vấn đề chính trị xã hội. - Phạm vi dẫn chứng : Trong thực tế xã hội. II. Dàn bài. 1. Mở bài : - Dẫn dắt, gợi ý chuẩn bị giới thiệu vấn đề : Kho tàng ca dao VN rất phong phú, có những câu hay cả về tw tởng lẫn nghệ thuật. T tởng đoàn kết dan tộc , lòng yêu thơng con ngời đã trở thành một phẩm chất đáng quí của con ngời Việt Nam đã đợc đúc kết trong bài ca dao. - Trích dẫn câu ca dao. 2. Thân bài. * Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề : - Hình ảnh bầu bí khác giống nhng chung giàn cần yêu thơng nhau là hình ảnh ẩn dụ, tợng trng nhằm thể hiện kín đáo và sâu sắc tình thơng yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân VN trong lịch sử dựng nớc, giữ nớc lâu dài. * Chứng minh : + Thơng yêu giúp đỡ nhau trong đời sống nghèo túng vất vả : Chị ngã em nâng, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ… + Đùm bọc nhau trong hoạn nạn, thiên tai : Lá lành đùm lá rách, cả nớc giúp đồng bào bị bão lụt, nhờng cơm sẻ áo, có khi không tiếc cả tính mệnh. + đoàn kết thơng yêu nhau trong chiến đấu, để chiến thắng quân xâm lợc : Những tấm gơng quên mình cứu đồng đội, lấy thân mình che chở cho con, cho em mình sẵn sàng hy sinh, mất mát trong các cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. 3. Kết luận : - Khẳng định lại tính đúng đắn, ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề. - Rút ra bài học bản thân : Khắc phụ tính đố kị, cá nhân, ích kỉ, thật sự đoàn kết, hoà nhập và yêu thơng mọi ngời xung quanh, và bạn bè, ngời thân. Đề 2 : Nhân dân ta thờng nhắc nhở nhau : “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Hãy CM nội dung câu ca dao trên. ----------------Hết--------------
File đính kèm:
- Chuyen de boi duong van nghi luan chung minh.doc