Chuyên đề : Xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài soạn ngữ văn 11 của học sinh

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : Xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài soạn ngữ văn 11 của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: 


 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI CHO BÀI SOẠN NGỮ VĂN 11
 CỦA HỌC SINH

 ˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜




I.Lí do chọn đề tài:
 
 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng đối với tất cả các môn học. Đặc biệt đối với bộ môn ngữ văn. Bởi vì có soạn bài tốt học sinh mới có thể bước đầu lĩnh hội được văn bản. Tuy nhiên thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh thường chuẩn bị bài dựa theo câu hỏi hướng dẫn học bài sau mỗi bài học ở SGK. Mà phần lớn những câu hỏi như thế này lại rất chung chung, không theo hệ thống, có câu lại rất khó và không sát với thực tế giảng dạy và đối tượng học sinh mà giáo viên đang giảng dạy. Một thực tế nữa cho thấy, học sinh khi được dặn về nhà soạn bài thường soạn chiếu lệ, đối phó hoặc lấy sách học tốt bán ngoài thị trường để soạn,…Điều đó cho thấy các em chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của khâu chuẩn bị bài trong quá trình tiếp thu kiến thức trên lớp. Trước thực trạng đó, chuyên đề xin đưa ra hệ thống câu hỏi để giúp học sinh dựa vào đó để soạn bài khắc phục được những vấn đề như đã nói ở trên.

II.Nội dung chuyên đề:

Thực tế câu hỏi hướng dẫn học bài ở SGK Ngữ văn 11. chương trình chuẩn:
a.Bài “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát:
 1/Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên cát.
 2/Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ: “Không học được tiên ông phép ngủ-Trèo non, lội suối, giận khôn vơi- Xưa nay phường danh lợi-Tất tả trên đường đời-Đầu gió hơi men thơm quán rượu- Người say vô số tỉnh bao người?” (Chú ý danh lợi có sức cám dỗ như thế nào?)
 3/Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.
 4/Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình.
 b. Từ các câu hỏi trên có thể thấy: 
 -Không có câu hỏi về tác giả Cao Bá Quát, về thể loại và về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Qua các bài đọc văn khác cũng cho thấy thực trạng tương tự. Đây là những hiểu biết rất quan trọng để từ đó giúp học sinh thâm nhập tác phẩm bước đầu. Nó cũng là phần đầu khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm.
 -Câu 1chưa cụ thể vì học sinh khó có thể phân tích được ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thưc khi chưa xác định được chúng. Nhất là đối với học sinh yếu kém.
 -Câu 2 lại khó hơn và không đảm bảo tính hệ thống khi yêu cầu học sinh chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ.
 -Các câu 3, 4 cũng thế đều chung chung, ít gợi mở.
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài soạn Ngữ văn 11 của học sinh:
 
 a.Số lượng câu hỏi: khoảng 3->5 câu tùy vào bài học
 b.Các dạng câu hỏi:
 -Câu về các yếu tố liên quan đến tác phẩm (tác giả, thể loại, hoàn cảnh ra đời 
 của tác phẩm,…)
 -Câu về nội dung tác phẩm 
 -Câu về nghệ thuật tác phẩm 
 -Câu về ý nghĩa tác phẩm 
 Trong các câu hỏi đó, giáo viên có thể chọn câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm.
 c.Xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài học “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát:
 1.Dựa vào Tiểu dẫn ở SGK hãy:
 -Nêu những nét chính về nhà thơ Cao Bá Quát.
 -Cho biết bài thơ được làm theo thể thơ gì? Ra đời trong hoàn cảnh thế nào? 
 2.Đọc kĩ bài thơ:
 -Chia bố cục, nêu ý chính mỗi đoạn
 -Tìm các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên cát và phân tích ý nghĩa tượng trưng của nó.
 -Hình ảnh người đi đường hiện lên với thái độ và tâm trạng thế nào?Từ đó thấy được tâm sự gì của Cao Bá Quát? (Thảo luận nhóm)
 3.Bài thơ có cách ngắt nhịp như thế nào? Cách ngắt nhịp như thế góp phần biểu hiện cảm xúc và suy tư của người đi ra sao?
 4.Khái quát về tư tưởng và tình cảm của tác giả trong bài thơ.

 *Một số lưu ý:
 
 -Các câu hỏi về tác giả, thể loại, hoàn cảnh ra đời, bố cục là các câu hỏi cần phải có ở tất cả các bài đọc văn khi học sinh soạn.
 -Câu hỏi về nội dung tùy từng bài cụ thể để soạn dung lượng câu hỏi cho phù hợp.
 -Câu hỏi về nghệ thuật thường khó nên tập trung vào biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong tác phẩm và nên có dung lượng khoảng 1 câu là đủ.
 -Phần câu hỏi soạn bài nên chiếm 2 điểm trong thang điểm trả bài (10 điểm).Để phòng ngừa trường hợp các em soạn đối phó, giáo viên có thể hỏi lại câu hỏi soạn bài xem các em có trả lời được hay không rồi mới cân nhắc cho điểm cho phù hợp.
 -Có thể chọn câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm ngay khi các em soạn bài. Như thế sẽ giúp các em chuẩn bị trước loại câu hỏi này ở nhà và sau đó đến lớp để thảo luận với các bạn trong nhóm.

III.Thay lời kết:

 Trên đây chỉ là một trong nhiều cách thức để giúp cho việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh và quá trình giảng dạy trên lớp của giáo viên đạt hiệu quả như mong muốn. Chuyên đề chỉ là ý kiến của cá nhân sẽ không tránh khỏi sai sót. Kính mong các thầy cô góp ý chân thành để chuyên đề được tốt hơn.
 

 Trà Cú, ngày 20 tháng 02 năm 2012
 Người thực hiện
 Diệp Tường Vi


File đính kèm:

  • docChuyen de XAY DUNG HE THONG CAU HOI CHO BAI SOANNGU VAN 11.doc