Đàn ghi ta của Lor-Ca

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đàn ghi ta của Lor-Ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đàn ghi ta của Lor-ca
a. Tựa đề “Đàn ghi ta của Lor-ca”: (1,5 điểm)
- Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha (nên còn được gọi là Tây Ban cầm).
- Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo.
- Đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện phấn đấu suốt đời.
b. Lời đề từ: (1,5 điểm)
- Đây là di chúc của nhà thơ, khi tiên cảm về cái chết:
- Hãy chôn tôi với cây đàn - phần hồn của đất nước Tây Ban Nha → tình yêu Tổ quốc nồng nàn.
- Hãy chôn tôi với cây đàn – biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca - ước nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật, mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới.

Chí phèo
Cái lò gạch cũ: Đây chính là tên gọi đầu tiên của câu truyện, để nói lên sự ra đời của Chí Phèo mà không được hưởng bất cứ quyền sống nào của con người. "Cái lò gạch cũ" là hình ảnh không thể thiếu được của Chí Phèo.với tên gọi này giá trị hiện thực của tác phẩm rất sâu sắc khi dề cập tới sự nối tiếp của kiếp dọa đầy hết kiếp này qua kiếp khác của giai cấp thống trị đối với người nông dân, vì vẫn còn dó Chí Phèo con khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ở cuối tác phẩm.nhưng nếu như thế thì tác phẩm rơi vào bế tắc như bao tác phẩm cùng thời khác ma thôi
Đôi lứa xứng đôi: khi in thành sách lần đầu năm 1941, nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) tự ý đổi tên thành "Đôi lứa xứng đôi". Tên gọi này được đặt ra sẽ hướng người dọc tới mối tình giữa Thi Nở và Chí Phèo , nhằm giúp người đọc có thể thấy ra sự tàn ác của làng Vũ Đại và Bá Kiến đối với Chí Phèo và sự gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở. Tên này phù hợp với sở thích người đọc thời đó, nhưng nếu như vậy thì tất cả những giá trị khác của tác phẩm sẽ bị lu mờ bởi cuộc tình éo le giữa Thị và Chí
Chí Phèo: Sau 2 tên gọi trên, nhà văn Nam Cao đã quyết định đổi tên truyện thành "Chí Phèo", tên gọi nhân vật chính của câu chuyện. Với nhan đề này thì mọi giá trị của tác phẩm đều hiện hữu một cách sâu sắc bởi tựa đề đã đề cập tới một số phận cụ thể, số phận ấy mang cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân dạo.

Hạnh phúc một tang gia
- Nhan đề của chương đoạn trích rất lạ. Nnó chứa đựng mâu thuẩn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát vừa kích thích trí tò mò của ng đọc lại vừa phản ánh 1 sự thạt mĩa mai hài hước và sự tàn nhẫn của con cháu đại gia đình này khi cụ cố Hồng chết. Đây cũng chính là tình huống chính yếu toàn bộ chương truyện.- Tang gia mà lại hạnh phúc, có người chết mà lại vui vẻ, sung sướng.Đúng là hạn phúc của một tang gia vô phúc. Niềm vui của 1 lũ con cháu bất hiếu. Người ta nói tang gia bối rối, tác giả dựng đúng cái bối rối của gia đình cụ cố Hồng. Không những bối rối mà còn lo lắng nữa, dĩ nhiên là rất bận rộn. Những lo lắng, những bận rộn đó để tổ chức cho thật chu đáo, linh đình để tạo thành 1 ngày vui, 1 ngày hội chứ không phải là đám tang.

Chiếc thuyền ngoài xa
Ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”Đây là 1 nhan đề mang ý nghĩa biểu tưng, hé mở tình huống và thể hiện được chủ đề của tác phẩm.- Ý nghĩa về cách nhìn nghệ thuật:+ “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” -> hình ảnh 1 cánh buồm nhòa mờ trong màn sương huyền ảo của buổi sớm mai trên biển xa. Vẻ đẹp hài hòa, toàn bích như trong “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ” khiến người nghệ sĩ xúc động như vừa “khám phá thấy chân lí của sự toàn thiên, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”+ dẫn đến tầng nghĩa thứ 2: đằng sau vẻ đẹp tuyệt diệu ấy lại là cuộc sống của những người dân chài bị giam cầm bở đó nghèo tăm tối và bạo lực gia đình. -> sự đối lập giữa ngoại cảnh và hiện thực cuộc sống.- ý nghĩa về cách nhìn cuộc sống: không phải bao giờ cái đẹp cũng tồn tại song song với cái thiện, k phải cái bên ngoài lúc nào cũng thể hiện bản chất bên trong và muốn hiểu đúng 1 con người, hiểu cuộc sống cần có cái nhìn thấu đáo, đa chiều, sâu sắc ở nhiều góc độ.- Nhan đề còn đưa đến 1 quan niệm về trách nhiệm của người nghệ sĩ: chỉ khi nào người nghệ sĩ có trách nhiệm trong cái nhìn hiện thực cuộc sống, có “mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh” thì khi ấy tác phẩm nghệ thuật mới đạt được giá trị cao nhất. Ấy là “giá trị nhân đạo” 

File đính kèm:

  • docNhan de mot tac pham 12.doc