Đáp án kiểm tra Học kì II - Môn Lịch sử 9 - Trường THCS Quảng An
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án kiểm tra Học kì II - Môn Lịch sử 9 - Trường THCS Quảng An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT QUẬN TÂY HỒ TRƯỜNG THCS QUẢNG AN ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ 9 (Đề lẻ) I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Thời gian Sự kiện Ngày 8 – 5 – 1954 Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc và bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương. Ngày 10 – 10 – 1954 Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Giữa tháng 5 – 1955 Pháp rút khỏi miền Bắc. Tháng 11 – 1954 Mĩ - Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp, cho tay sai lùng bắt các nhà lãnh đạo “phong trào hoà bình”. Đầu năm 1959 Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng. Tháng 2 – 1959 Nhân dân Vĩnh Thạnh – Bình Định, Bác Ái – Ninh Thuận nổi dậy. Ngày 20 – 12 – 1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 7 – 2 – 1965 Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc nước ta. (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm) II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (5 điểm): Nội dung của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng: - Đại hội phân tích đặc điểm tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền dưới hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. (0,5 điểm) - Đại hội xác định nhiệm vụ cho cách mạng mỗi miền: + Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. (0,5 điểm) + Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà. (0,5 điểm) - Cách mạng của hai miền có mối quan hệ khăng khít với nhau và có vị trí, vai trò riêng: + Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và sự nghiệp thống nhất nước nhà. (0,5 điểm) + Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai. (0,5 điểm) - Đại hội đề ra đường lối chung của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cụ thể hoá đường lối đó trong kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965). (0,5 điểm) - Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất. (0,5 điểm) Ý nghĩa lịch sử của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng: - Đại hội đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. (0,75 điểm) - Đẩy cách mạng hai miền đi lên, miền Bắc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, miền Nam đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ. (0,75 điểm) Câu 2 (2 điểm): Diễn biến của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960): - Có Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quần chúng, từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh – Bình Định, Bác Ái – Ninh Thuận (2 -1959), Trà Bồng - Quảng Ngãi (8 -1959), đã lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng khởi”. (0,75 điểm) - Ngày 17 – 1 – 1960, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bến Tre, nhân dân các xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyên Mỏ Cày đã nổi dậy phá tề, diệt ác ôn, giành quyền làm chủ, chính quyền nhân dân tự quản thành lập ở nhiều nơi. (0,75 điểm) - Phong trào nhanh chóng lan nhanh khắp huyện Mỏ Cày, khắp tỉnh Bến Tre và lan nhanh như nước vỡ bờ khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ. (0,5 điểm) Câu 3 (1 điểm): Tên hòn đảo nhỏ trên mặt hồ Trúc Bạch là Cẩu Nhi (nghĩa là Chó Nhỏ) (0,5 điểm) Đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương Đế Quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (0,5 điểm).
File đính kèm:
- DAP AN KT SU 9 LE.doc