Đáp án kiểm tra Học kì II - Môn Lịch sử 9 - Trường THCS Quảng An (Đề chẵn)

doc1 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án kiểm tra Học kì II - Môn Lịch sử 9 - Trường THCS Quảng An (Đề chẵn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 9
(Đề chẵn)
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Thời gian
Sự kiện
Ngày 21 – 7 – 1954 
Hiệp định Giơ-ne-vơ chính thức được kí kết.
Tháng 8 – 1954 
“Phong trào hoà bình” ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Tháng 5 – 1959 
Mĩ - Diệm thực hiện “đạo luật 10 – 59” lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội…
Tháng 8 – 1959 
Nhân dân Trà Bồng - Quảng Ngãi nổi dậy.
Ngày 17 – 1 – 1960 
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bến Tre, nhân dân các xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày) nổi dậy.
Tháng 9 – 1960 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
1961 – 1965 
Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
Ngày 2 – 1 – 1963 
Quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho).
(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 (5 điểm): Quá trình thực hiện, kết quả và ý nghĩa lịch sử của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta (1953 – 1957):
Quá trình: 
 Từ cuối năm 1953 đến năm 1956, miền Bắc đã tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất. (0,5 điểm)
Kết quả:
Có khoảng 81 vạn héc-ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lấy từ giai cấp địa chủ đã được chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân. (0,5 điểm)
Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. (0,5 điểm)
Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ. (0,5 điểm)
Giai cấp nông dân được giải phóng, trở thành người chủ ở nông thôn. (0,5 điểm)
Tuy vậy, trong cải cách ruộng đất chúng ta còn mắc một số sai lầm nhưng sau đó đã kịp thời sửa sai. (0,5 điểm)
Ý nghĩa:
Bộ mặt nông thôn miền Bắc đổi mới. (0,5 điểm)
Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ. (0,5 điểm)
Khối công nông liên minh được củng cố. (0,5 điểm)
Thắng lợi này góp phần tích cực cho chúng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. (0,5 điểm)
Câu 2 (2 điểm): Ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960):
Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. (0,5 điểm)
Tác động mạnh làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. (0,5 điểm)
Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. (0,5 điểm)
 Từ trong khí thế đó, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 – 12 – 1960). (0,5 điểm)
Câu 3 (1 điểm):
Bốn vật báu được mệnh danh “An Nam tứ đại khí”: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm. (0,5 điểm)
Tên gọi “Hà Nội” có từ năm 1931, thời vua Minh Mạng. (0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docDAP AN SU 9 CHAN.doc
Đề thi liên quan