Đáp án kiểm tra sinh học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án kiểm tra sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáp án kiểm tra Phần A-Trắc nghiệm (4điểm): Chọn phương án trả lời đúng nhất để hoàn thành các bài tập sau. Thường biến là gì? Là những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật. Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. 0,25đ Là sự biến đổi kiểu hình, xảy ra có tính đồng loạt và không di truyền được. Là sự biến đổi về kiểu gen, phát sinh do sự tác động của các yếu tố từ môi trường trong và ngoài cơ thể. Thế nào là đột biến NST? Là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của NST Là những biến đổi đột ngột về số lượng NST Là những biến đổi đột ngột về kiểu hình của cơ thể sinh vật Cả a và b. 0,25đ NST giới tính tồn tại ở laòi tế bào nào của cơ thể? Các tế bào sinh dưỡng. Các tế bào hợp tử và phôi. Các tế bào sinh dục và giao tử. Cả a, b và c 0,25đ Kiểu hình là gì? Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể sinh vật. 0,25đ Là những đặc điểm về hình thái của cơ thể được biểu hiện Bao gồm các đặc điểm về hình thái và cấu tạo của cơ thể. Cả a và c. Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì? Để nâng cao hiệu quả lai. Để tìm ra thể đồng hợp trội, đồng thời phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp.0,25đ Để xác định các thể đồng hợp trội và đồng hợp lặn. Cả a và c Hiện tượng thể đa bội là gì? Là cơ thể có bộ NST là: 2n ± 1 Đa bội thể là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). 0,25đ Là hiện tượng cơ thể có kích thước lớn gấp bội cơ thể bình thường Cả a và b. Trên một gen, ở mạch 1 có 350 ađênin (A) và 200 guanin (G); ở mạch 2 có 250 ađênin (A) và 700 guanin (G). Số lượng từng loại nuclêôtít của gen bằng bao nhiêu? A = T = 550; G = X = 950; A = T = 1050; G = X = 450; A = T = 600; G = X = 900; 0,25đ A = T = 450; G = X = 1050. Tại sao ở những loài sinh vật sinh sản hữu tính lại xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp? Do rối loạn trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Do sự trao đổi đoạn, phân li độc lập và tổ hợp tự do của NST trong quá trình phát sinh giao tử (giảm phân) và thụ tinh, tạo ra sự tổ hợp lại vốn gen đã sẵn có ở đời bố mẹ trong đời con. 0,25đ Do sự sao chép không chính xác của NST trong nguyên phân. Cả a và c. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Quá trình tự sao của ADN diễn ra ở nhân tế bào (1) dưới sự xúc tác của en zim ADN-pôlimeraza (2) và sự tham gia của các nuclêôtít tự do (3) trong môi trường nội bào. Hai mạch đơn của phân tử ADN tháo xoắn và tách nhau ra, tiếp đó các nuclêôtít (4) của môi trường nội bào sẽ đến để liên kết với các nuclêôtít của mạch ADN mẹ theo nguyên tắc bổ sung (5) (A – T, G – X). Kết thúc quá trình này tạo ra 2 phân tử ADN giống hệt nhau và giống hệt phân tử ADN mẹ về thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nuclêôtít (6) ố Mỗi từ điền đúng: 0,15 điểm Vào kì đầu của giảm phân I, các NST kép co ngắn, giữa các NST kép khác nguồn xảy ra hiện tượng tiếp hợp (7) và trao đổi đoạn (8); tiếp đến vào kì giữa I, các NST kép đóng xoắn cực đại (9) và xếp thành hai hàng song song (10) trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Vào kì sau I, từng NST kép trong các cặp tách nhau ra, phân li độc lập và tổ hợp tự do (11) về hai cực tế bào. Đến kì cuối, các thành phần khác của tế bào hoàn thành quá trình nhân đôi, tạo thành hai tế bào mới. Mỗi tế bào con sau giảm phân I mang n NST kép (1n*) (12). ố Mỗi từ điền đúng: 0,15 điểm Phần B- Tự luận (4 điểm): Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày cơ chế sinh con trai và sinh con gái ở người? Tại sao trong cơ cấu dân số, tỉ lệ nam và nữ xấp xỉ bằng nhau (1 : 1)? Trả lời: ở sinh vật nói chung (kể cả con người), cơ chế xác định giới tính do NST giới tính qui định. ở người: Nam giới có cặp NST giới tính là XY Nữ giới có cặp NST giới tính là XX 0,25đ - Trong quá tính phát sinh giao tử, nam giớ có khả năng sinh ra hai loại tinh trùng là X và Y. Nữ giới có khả năng sinh ra 1 loại trứng là X 0,25đ - Trong thụ tinh, tinh trùng X kết hợp với trứng tạo ra hợp tử XX (con gái), tinh trùng Y kết hợp với trứng sẽ tạo thành hợp tử XY (con trai). 0,25đ - Do hai loại tinh trùng X và Y có tỉ lệ ngang nhau nên tỉ lệ sinh ra con trai và con gái là ngang nhau. Vì vậy trong co cấu dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ bằng nhau (1 : 1). 0,25đ Sơ đồ minh họa: P: XY x XX GP: 1X 1Y 1X F1: 1XX (con gái) : 1XY (con trai) 0,50đ Câu 2 (1,25 điểm): Phân biệt thường biến và đột biến. Đối tượng PB Tiêu chí Thường biến Đột biến 1. Khái niệm (0,25đ) - Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống của mỗi cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường - Là những biến đổi đột ngột xảy ra với VCDT (ở cấp độ phân tử – ADN, hoặc ở cấp độ tế bào – NST 2. Thuộc loại biến dị (0,25đ) - Biến dị di không di truyền - Biến dị di truyền 3. Đặc điểm và tính chất (0,25đ) - Sự biến đổi về kiểu hình không có liên quan đế biến đổi kiểu gen. - Sự biến đổi về kiểu gen dẫn đến sự biến đổi về kiểu hình. 4. ý nghĩa (0,50đ) - Có lợi cho bản thân sinh vật, các thường biến giúp cho sinh vật thích nghi với điều kiện sống. - Không có ý nghĩa trong tiến hoá và chọn giống - Đa số có hại cho bản thân sinh vật vì nó phá vỡ sự hài hoà vốn có của kiểu gen, một số có thể có lợi hay trung tính. - Là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. Câu 3 (1,25 điểm): Hãy giải thích (và viết sơ đồ minh hoạ) cơ chế phát sinh các thể dị bội 2n ± 1. Thể dị bội là những cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có chứ bộ NST bị biến đổi số lượng xảy ra ở một cặp NST nào đó. 0.25đ Cơ chế phát sinh thể dị bội là: Do trong giảm phân hính thành giáo tử, các NST nhân đôi, nhưng không phân li (xảy ra ở một cặp NST nào đó) đã tạo ra các giao tử bất thường, một loại giao tử chứa cả hai NST trong cặp (n + 1), loại giao tử còn lại không chứa NST nào của cặp (n – 1). Trong thụ tinh, các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo nên các hợp tử 2n + 1 và 2n – 1 . 0,50đ Sơ đồ minh họa: P: 2n x 2n GP rối loạn GP bình thường GP: n+1 n-1 n F1: 2n + 1 2n – 1 0,50đ Phần C- Bài tập (2 điểm) ở lúa, tính trạng chín sớm (A) là trội so với tính trạng chín muộn (a). Cho lai giữa các cây lúa chín sớm và chín muộn với nhau được F1. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của các cây lúa lai F1. Cho những cây F1 lai với nhau thì F2 sẽ như thế nào? BG:- Cây lúa chín sớm có những kiểu gen: AA và Aa, cây lúa chín muộn chỉ có 1 kiểu gen aa. 0,50đ Khi cho lai giữa cây chín sớm và chín muộn với nhau à xảy ra hai trường hợp sau: + TH1: P: Chín sớm x Chín muộn AA aa GP: A a F1: Aa (100% chín sớm). 0,25đ + TH2: P: Chín sớm x Chín muộn Aa aa GP A a a F1: 1Aa (chín sớm) : 1aa (chín muộn) 0,25đ Như vậy những cây ở đời F1 có thể có 2 kiểu gen là Aa và aa. Khi cho các cây F1 lai với nhau sẽ có thể xảy ra 3 trường hợp với các kiểu gen và kiểu hình từ F1 đền F2 như sau: 0,25đ + TH1: F1: Chín sớm x Chín muộn Aa aa GF1: A a a F2: 1Aa (chín sớm) : 1aa (chín muộn) 0,25đ + TH2: F1: Chín sớm x Chín sớm Aa Aa GF1: A a A a F2: 1AA : 2Aa : 1aa (KH: 3 chín sớm : 1 chín muộn) 0,25đ + TH3: F1: Chín muộn x Chín muộn aa aa GF1: a a F2: aa (100% chín muộn) 0,25đ
File đính kèm:
- dap an-11.12.doc