Đáp án thi thử đại học (đợt 1) năm học 2013-2014 môn: ngữ văn (khối c)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án thi thử đại học (đợt 1) năm học 2013-2014 môn: ngữ văn (khối c), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ĐÁP ÁN THI THỬ ĐẠI HỌC (ĐỢT 1) NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN (khối C)

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu

Các ý cần đạt

Biểu điểm
1
Anh/ chị hãy nêu ý nghĩa nhan đề và ý nghĩa lời đề từ “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” của bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo? 


1, Ý nghĩa nhan đề:
1,0

 - Hé mở hình tượng nghệ thuật trung tâm ( Lor- ca) và hé mở biểu tượng nghệ thuật ( đàn ghi ta) gắn liền với hình tượng ấy.


 + Đàn ghi- ta- nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha, là biểu tượng cho nền nghệ thuật của đất nước này.


 + Lor- ca- tài năng sáng chói của văn học Tây Ban Nha hiện đại, Lor- ca còn là người đã khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong lĩnh vực nghệ thuật.


2, Ý nghĩa lời đề từ:
1,0

 - “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” là câu nói nổi tiếng của Lor- ca trước khi ông từg biệt cõi đời này. Đay là câu nói hàm chứa nhiều ý nghĩa:


 + Lor- ca, người nghệ sĩ có tình yêu say đắm với nghệ thuật, với xứ sở của Tây Ban Cầm.


 + Câu đề từ còn là thông điệp, là khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor- ca: Hãy chôn nghệ thuật của Lor- ca cùng với ông để bước tiếp trên con đường cách tân nghệ thuật. Câu đề từ cho thấy Lor- ca là nghệ sĩ có nhân cách và đạo đức nghệ thuật cao cả

2
“ Chúng ta đứng thẳng bằng cách cúi xuống giúp đỡ người té ngã
 Chúng ta vươn cao bằng cách nâng đỡ người khác đứng lên”
 Anh/ chị hãy viết một bài văn ( khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.


- Giải thích:
0,75

 Đứng thẳng: Sống đàng hoàng, vững chãi; vươn cao: sống tốt đep, cao quý.
 Cúi xuống giúp đỡ người té ngã, nâng đỡ người khác đứng lên: Những hành động đầy ý nghĩa, chứng tỏ một tấm lòng hào hiệp, độ lượng, nhân ái.
 - > Câu nói khẳng định lối sống ý nghĩa, tích cực, luôn giúp đỡ người khác.


- Nêu suy nghĩ:
1,5

 Tư thế của con người trong cuộc sống phụ thuộc vào thái độ, tấm lòng của họ: để sống hiên ngang, đẹp đẽ, mỗi người cần giúp người khác cũng đứng thẳng, vươn cao như mình. Sự yêu thương, chia sẻ, đồng cảm và cách đối xử với mọi người xung quanh là thước đo giá trị mỗi người.














 Cúi xuống, nâng đỡ những người gặp khó khăn, ta trở thành chỗ dựa của người khác và nhận được sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn mình. Từ đó, ta sẽ trở nên mạnh mẽ và cao quý hơn.
 Nâng đỡ người khác không đồng nghĩa với thương hại, ban ơn; làm thay, làm hộ, tước đi khả năng tự đứng vững trên đôi chân mình của họ. Điều quan trọng không phải làm chỗ dựa cho người khác mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết.
 Phê phán những kẻ chỉ biết đến lợi ích của bản thân, không quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh cũng như nưhngx kẻ luôn chờ người khác nâng mình lên thay vì tự thân vận động.
 Học sinh lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh và khẳng định vấn đề.


 - Bài học nhận thức và hành động:
0,75

 Mỗi người cần không ngừng nỗ lực vươn cao trong cuộc sống, đồng thời phải luôn có ý thức giúp đỡ những người xung quanh.



PHẦN RIÊNG THEO TỪNG BAN (5 điểm)
3a
Về bản “ Tuyên ngôn độc lập” của Nguyễn Ái quốc- Hồ Chí Minh có ý kiến cho ràng: “ Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục”.
 Từ những hiểu biết của anh/ chị về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập hãy chứng minh ý kiến trên.


- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
0,5

 - Tuyên ngôn độc lập- một văn kiện lịch sử to lớn
1,5

 + Nêu thời gian và địa điểm ra đời của bản tuyên ngôn.
 + Hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ.
 + Tầm vóc và sứ mạng lịch sử của bản tuyên ngôn.


 - Tuyên ngôn độc lập- một tác phẩm chính luận xuất sắc:
2,5

 + Bố cục ngắn gọn, súc tích: Là một thông điệp chính trị, tác phẩm nhắc tới những mục đích tức thời, quan trọng, ưu tiên cho hàm lượng thông tin, triệt để tạo ra tác dụng chiến đấu, loại bỏ những âm mưu trực tiếp, nguy hiểm của kẻ thù.


 + Lập luận chặt chẽ, đanh thép, lí lẽ sắc bén, hùng hồn:
 . Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của hai cường quốc Pháp và Mĩ vừa là cơ sở pháp lí, vừa là tiền đề để suy rộng raveef quyền độc lập dân tộc, quyền con người và quyền công dân.
 . Sức mạnh của lí lẽ chính là sự thật, tác giả đã dùng hàng loạt thực tế lịch sử để chứng minh:
 Thực dân Pháp không giúp Việt Nam khai hoá( kinh tế, văn hoá…).
 Thực dân Pháp đã không bảo hộ được Việt Nam.
 Việt Nam không phải là thuộc địa của Pháp.
 Tác giả đã dùng thực tế để đánh tan những mơ hồ về chính trị, để khẳng định công lao của Việt Minh- đại diện duy nhất của nhân dân Việt Nam. Lí lẽ này đã chứng minh được rằng, sự độc lập của Việt Nam là phù hợp với lẽ phải, công lí và đạo lí, đồng thời kêu gọi sự đoàn kết để bảo vệ, giữ vững nền độc lập đó.
 Tố cáo sự chà đạp chân lí, sự phản bội trắng trợn, đê hèn, sự vong ơn bội nghĩa của Pháp. Khẳng định quyền tự chủ chính đáng của nhân dân Việt Nam.


 + Ngôn ngữ chính xác, giàu sắc thái biểu cảm ( dùng nhiều động từ, tính từ, quán từ…). Dùng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ có tính khẳng định và nhấn mạnh.


- Khẳng định vấn đề:
0,5

 + Khẳng định lại nội dung nhận định.
 + Đánh giá về tầm vóc lịch sử và giá trị văn học để có thể xem Tuyên ngôn độc lập là một “ áng thiên cổ hùng văn” của thời đại mới.

3b
Đánh giá về bài thơ Tràng giang của Huy Cận có ý kiến cho rằng: “Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực” 
 Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận và bình luận ý kiến trên.


- Vài nét về tác giả, tác phẩm.








 


 





 





 








Hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu hình ảnh và biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả…

Học sinh có thể có những cảm nhận riêng (trong từng câu);
Đáp án chỉ mang tính tham khảo và định hướng;
Giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi cho điểm.


File đính kèm:

  • docDAP AN DE THI THU DAI HOC 20132014 DUC THO.doc