Đáp án và hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông năm học 2006-2007 môn : văn-tiếng việt

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án và hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông năm học 2006-2007 môn : văn-tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục - đào tạo	Đáp án và hướng dẫn chấm thi
	Nam Định	học sinh giỏi lớp 12 THPT 
	----	Năm học 2006-2007
Đề chính thức
	Môn : Văn-tiếng việt
	----------

 ( Đáp án – Thang điểm có 03 trang)


Câu
 ý
 Nội dung
Điểm 
 I

Giới thiệu khoảng 40 dòng truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
 3,0

 1.
Hoàn cảnh sáng tác(1,0 điểm)



-Truyện có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư ”( 1946). Tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở vì mới viết được bảy chương thì cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, sau đó bản thảo bị mất.
- Hòa bình lập lại ( 1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ viết truyện ngắn này.
 1,0

 2.
Nghệ thuật độc đáo (1, 0 điểm)



-Tên truyện: Nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm 1945, người dân lao động dường như khó ai thoát khỏi cái chết. Bóng tối của nó phủ xuống khắp xóm làng. Trong hoàn cảnh ấy, giá trị của con người thật rẻ rúng. Người ta có vợ theo chỉ nhờ mấy bát bánh đúc ngoài chợ. Cái thiêng liêng là “vợ” đã thành rẻ mạt thương tâm.
-Tình huống truyện: Anh Tràng là người nghèo túng, xấu xí, dân ngụ cư bị người làng khinh bỉ nên con gái không thèm để ý đến, bỗng dưng lấy được vợ và vợ theo hẳn hoi. Hơn nữa, giữa lúc đói kém này, người như Tràng, đến nuôi thân còn khó lại đèo bòng lấy vợ. Chuyện anh Tràng có vợ đã gây ngạc nhiên cho cả xóm ngụ cư, cho người mẹ và cả bản thân anh. Tình huống ấy tạo nên nhiều ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm.
1,0

 3.
Nội dung sâu sắc nhất ( 1,0 điểm)



-Tác phẩm thể hiện niềm tin yêu đối với con người. Dù cuộc sống có bi thảm đến đâu thì cái cội nguồn nhân bản lưu giữ trong nhân dân vẫn là bất diệt: khao khát được sống như một con người và được nên người.
-Nhà văn Kim Lân khẳng định: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống” và “Trong sự túng đói quay quắt trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hy vọng”.
1,0
 II

Liệt kê những câu thơ miêu tả hình ảnh bầu trời trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và phân tích ý nghĩa hình ảnh này
7,0

1.
Liệt kê những câu thơ có hình ảnh bầu trời ( 1,75 điểm)








-Hình ảnh bầu trời được nhắc lại 7 lần trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.
- Các câu thơ có hình ảnh bầu trời: 1. Trời thu thay áo mới; 2. Trong biếc nói cười thiết tha; 3.Trời xanh đây là của chúng ta; 4. Dây thép gai đâm nát trời chiều ; 5. Trời đầy chim và đất đầy hoa; 6.Trán cháy rực nghĩ trời đất mới ; 7.Súng nổ rung trời giận dữ.
1,75

 2.
Phân tích hình ảnh bầu trời ( 5,25)









a. Nghĩa thực và tượng trưng
-Hình ảnh bầu trời trong bài thơ đã gắn với mùa thu cùng tấm áo tươi trẻ (Trời thu thay áo mới), gắn với sắc màu xanh trong( Trong biếc nói cười thiết tha; Trời xanh đây là của chúng ta) cùng với buổi chiều đau thương căm giận( Dây thép gai đâm nát trời chiều).
-Hình ảnh bầu trời còn tượng trưng cho khát vọng tự do và sức sống bất diệt của dân tộc( Trời đầy chim và đất đầy hoa); tượng trưng cho đất nước tự do, thanh bình với những trang sử mới rực rỡ ánh hào quang( Trán cháy rực nghĩ trời đất mới). Đó là khát vọng của nhà thơ và dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh bầu trời trong bài thơ cũng gợi đến hình ảnh thực ở chiến trường Điện Biên Phủ và trở thành biểu tượng cho đất nước đau thương- anh hùng- tỏa sáng( Súng nổ rung trời giận dữ).
2,5



b. Quyền tự chủ của đất nước
-Hình ảnh này đã gắn với quyền tự chủ thiêng liêng của đất nước, dẫu rằng chúng ta mới làm chủ một phần Tổ quốc thân yêu: “Một vùng trời đất trong tay- Dẫu chưa toàn vẹn đã bay cờ hồng” ( Tố Hữu).
-Đó là niềm tự hào về đất nước gắn liền với những cái hữu hình là đất trời (chiều rộng của địa lý), đúng như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định: “Của ta, trời đất, đêm ngày- Núi kia , đồi nọ, sông này của ta”.
1,25


c. Hình ảnh mới mẻ sáng tạo( phong cách riêng)
-Nhà thơ đã kết hợp hài hòa bút pháp hiện thực và lãng mạn khi miêu tả hình ảnh bầu trời. Hình ảnh sáng tạo ấy đã đem đến bao ý nghĩa mới mẻ cho thơ ca cách mạng( thơ ca xưa thường né tránh hình ảnh này). Nhắc tới hình ảnh bầu trời nhiều lần với ý nghĩa phong phú sâu sắc, bài thơ đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Đình Thi .
-Một số nhà thơ khác cũng đặc biệt chú ý miêu tả hình ảnh này. Các bài thơ của Tố Hữu (Tiếng hát sông Hương, Xuân đến, Huế tháng Tám, Ta đi tới, Việt Bắc…) đã miêu tả hình ảnh bầu trời với cả nghĩa thực và tượng trưng. Huy Cận là nhà thơ thường quan tâm đến vũ trụ bao la, bởi vậy hình ảnh bầu trời được thể hiện thật đậm nét trong nhiều bài thơ nổi tiếng của ông(Tràng giang, Đoàn thuyền đánh cá…).
 1,5


Lưu ý câu II: Thí sinh liệt kê đúng mỗi câu thơ có hình ảnh bầu trời cho 0,25 điểm.

III

Dựa vào truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn ái Quốc, trình bày ý kiến của mình về nhận xét của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
10

1.
Giới thiệu chung(1,0 điểm)



- Năm 1922, Khải Định sang đất Pháp dự cuộc triển lãm thuộc địa tại Mác-xây. Nguyễn ái Quốc viết truyện ngắn “ Vi hành” bằng tiếng Pháp cùng các tác phẩm khác: kịch “ Con rồng tre”( 1922), truyện ngắn “ Lời than vãn của Bà Trưng Trắc” ( 1922), bài báo “ Sở thích đặc biệt”( 1922) vạch trần hành động ám muội của tên vua bù nhìn bán nước và TD Pháp.
-Truyện nhằm vào độc giả người Pháp là chủ yếu nên phải viết theo phong cách Châu âu hiện đại với sự sáng tạo độc đáo về nghệ thuật. Lấy việc tố cáo đả kích làm mục đích, truyện phải mài sắc vũ khí châm biếm. Bút pháp châm biếm độc đáo linh hoạt và phong phú là nét chủ đạo và sức mạnh chủ yếu của nghệ thuật “Vi hành”.
1,0

2. 
Bình luận ý kiến của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh( 9, 0 điểm)



a. Khẳng định vấn đề( 2,0 điểm)
- Giọng điệu mỉa mai châm biếm sâu sắc nổi lên như một sự lựa chọn chủ đạo vì nghệ thuật trần thuật của “Vi hành” đã đạt đến độ tạo ra được sự đa giọng, bên cạnh giọng điệu mỉa mai, châm biếm còn là những sắc giọng khác nhau.
- ý kiến của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra thật cụ thể và sâu sắc các giọng điệu ấy: trang nghiêm, cười cợt, vui tươi nhí nhảnh, buồn nhớ mênh mông, lạnh lùng sắc sảo, thân mật tâm tình…Những giọng điệu này lại đặt trong tương qua đối lập phong phú: 1.Nghiêm trang- cười cợt; 2.Vui tươi nhí nhảnh- buồn nhớ mênh mông; 3.Lạnh lùng sắc sảo - thân mật tâm tình…

 2,0











b. Phân tích sáng tỏ nhận định( 4,5điểm)
( Chọn được dẫn chứng tiêu biểu sát hợp với yêu cầu để phân tích, chứng minh)
-Nghiêm trang- cười cợt: “Tôi không được…cậu công tử bé? ”; các từ ngữ: “bậc khai hóa”, “đón tiếp tốt đẹp”, “những lời chào mừng kín đáo và kính trọng”…
-Vui tươi nhí nhảnh -buồn nhớ mênh mông:“Hắn còn làm cho mình…của chúng ta” ; “Tàu đỗ, cặp trai gái bước xuống…nước Anh”…
-Lạnh lùng sắc sảo - thân mật tâm tình: “Hắn đấy…đầy những nhẫn”; “ Thế hay là… kí giao kèo thuê đấy”…



 1,5


 1,5

 1,5


c. Mở rộng nâng cao vấn đề( 2, 5 điểm)
- Tác dụng của giọng điệu
+Sự hòa trộn các sắc thái ý nghĩa của những giọng điệu khác nhau đã tạo nên khí vị cười cợt, diễu nhại hóm hỉnh vạch trần bộ mặt thật của phường bán nước hại dân cùng lũ cướp nước.
+Giọng điệu mỉa mai không chỉ đơn thuần là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thành công mà còn trở thành giọng điệu riêng bộc lộ rõ trong chiều sâu phủ định gay gắt của Nguyễn ái Quốc.
-Những đặc sắc khác về nghệ thuật của tác phẩm( tình huống nhầm lẫn, hình thức viết thư…) đã tạo ra một ngữ cảnh thích ứng để giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay nổi lên như một sự chọn lọc chủ đạo đích đáng.
-Nếu mỉa mai là “Phương thức biểu cảm mà ý nghĩa đánh giá đích thực ngược hẳn với ý nghĩa bề mặt của phát ngôn, là sự phản đối, phủ định dưới hình thức tán dương, khẳng định” thì giọng điệu mỉa mai trong “Vi hành” là tiêu biểu và mẫu mực. Giọng điệu ấy vừa mang đậm tính hiện đại vừa ngời sáng lên chất trí tuệ của tác giả “ Vi hành”.

 1,5






 0,5


 0,5




Lưu ý chung cho toàn bài
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm trong trường hợp thí sinh không những nói đủ ý cần thiết, mà còn biết cách tổ chức bài văn, diễn đạt lưu loát, đúng văn phạm , không sai chính tả.
- Có thể chấp nhận cách sắp xếp ý không hoàn toàn giống với đáp án, miễn là đảm bảo tính lô gíc; chấp nhận những ý ngoài đáp án, nhưng phải có cơ sở khoa học và hợp lí. Khuyến khích những kiến giải riêng thực sự có ý nghĩa, liên quan trực tiếp đến vấn đề.

 .....Hết......






File đính kèm:

  • docDap an HSG Van 12 Nam Dinh So 1.doc