Đáp án và thang điểm chấm đề thi thử đại học lần 2. năm 2009 môn: văn - Khối c

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án và thang điểm chấm đề thi thử đại học lần 2. năm 2009 môn: văn - Khối c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT BẮC YấN THÀNH
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2. NĂM 2009
Mụn: Văn - Khối C

Cõu
	Nội dung chính
Điểm

1
(3 đ)
-Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ trong sáng nhất của Hàn Mặc Tử và cũng là một thi phẩm xuất sắc của phong trào Thơ Mới, bài thơ là tấm lòng của nhà thơ với cảnh và người xứ Huế nói riêng và quê hương, con người Việt Nam nói chung. Khổ thơ đầu là khổ tiêu biểu nhất cho toàn bộ bài thơ.

0.5

-Mở đầu là câu hỏi tu từ : Sao anh không về chơi Thôn Vĩ? Đây vừa là câu hỏi, là lời mời mọc vừa là lời trách móc: sao anh lại không về, để thăm cảnh và người Vĩ Dạ - vốn rất quen thuộc, gắn bó với anh.
- Có thể đây là lời mời của một cô gái xứ Huế - người khiến cho nhà thơ sinh cảm xúc, viết bài thơ này.
-Cũng có thể đây là lời tự hỏi mình của chính tác giả- nhà thơ Hàn Mặc Tử đang tự hỏi mình: vì lí do gì mà mình lại chưa về lại thôn Vĩ, nơi mình gửi gắm rất nhiều tình cảm với cảnh, với người… 



0.5

-Dù về hay không về thì cảnh Vĩ Dạ vẫn hiện lên rất sinh động, rõ nét (có thể qua cách tả trực tiếp, có thể là qua sự hồi tưởng…):
+ Đó là khu vườn với những hàng cau thẳng tắp, đón ánh nắng mới lên -> là cảnh động, gợi nhiều hơn tả: người đọc như nhận thấy một buổi sớm mai trong trẻo với ánh nắng tinh khôi lên cao dần, lấn dần trên những đốt cau vươn cao.
+Nắng lên tỏa xuống làm khu vườn ánh lên màu xanh như ngọc- đây là nét đẹp riêng của Vĩ Dạ, nơi có những khu nhà vườn cây cối tươi tốt, thanh bình…Vườn ai là cụm từ chỉ khó xác định chủ thể: có thể là khu vườn của cô gái Vĩ Dạ, có thể là một khu vườn bất kì nào đó ở Thôn Vĩ…Chỉ biết đó là một khu vườn xanh tốt, nên thơ…
+Từ mướt+xanh như –ngọc là cách so sánh, cách tả sáng tạo, lột tả được sự mượt mà, đầy sức sống của cây cối Vĩ Dạ: chúng đang xum xuê, ướt đẫm sương đêm nay sáng lên trong ánh nắng mai =>Phải là người rất yêu, rất gắn bó với Vĩ Dạ và có đem hết tài hết tâm ra mà cảm, mà tả thì mới nói được như thế.
+Hình ảnh ở câu cuối : Lá trúc che ngang mặt chữ điền là một nét đẹp trong bài thơ.Từ xưa mặt chữ Điền được quan niệm là khuôn mặt phúc hậu, đầy đặn.Đây có thể là khuôn mặt của một ngưòi con gái Huế có vẻ đẹp phúc hậu, e lệ nấp sau lá trúc- thêm một nét tạo hình đầy ấn tượng trong hội hoạ Phương Đông.Cũng có thể là hình ảnh của người về Vĩ Dạ: thấp thoáng sau lá trúc, không dám lộ diện, vì một lí do nào đó mà hơi ngại ngùng…Cả hai cách hiểu đều có lí nếu dựa vào văn bản thơ cũng như dựa vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ.



0.25


0.5



0.5




0.5

-Khổ thơ quả thực tiêu biểu cho tình và cảnh toàn bài Đây thôn Vĩ Dạ: nói lên tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người, một mối ràng buộc tha thiết giữa hồn thơ Hàn Mặc Tử với cuộc đời.

0.25

2
(7đ)
-Truyện Rừng xà nu là tác phẩm hay về đề tài Tây Nguyên kháng chiến -một đề tài quen thuộc của nhà văn Nguyễn Trung Thành, trong đó tác giả đã có dụng ý khi chọn hình ảnh rừng xà nu để đặt tên cho tác phẩm, làm biểu tượng cho con người Tây Nguyên bất khuất …



0.5

-Vẻ đẹp: Hình ảnh Rừng Xà nu được miêu tả kĩ trong truyện với những nét sống động:
+Đó là một khu rừng xà nu bạt ngàn với hàng ngàn hàng vạn cây trông ngút tầm mắt, chạy tít chân trời, với những cây xà nu cành lá sum suê, lao vút lên đón những ánh nắng mặt trời, với vô vàn hạt bụi vàng bay ra từ nhựa xà nu thơm mỡ màng…Đây là những hình ảnh đẹp về thiên nhiên Tây Nguyên, cũng là những hình ảnh tiêu biểu trong Văn học Việt Nam hiện đại khi nói về vẻ đẹp thiên nhiên.
+Rừng Xà nu nằm trong tầm đại bác của đồn giặc, đối diện với bom đạn và chết chóc, ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng Xô man. Rừng Xà nnu ngày ngày bị bắn phá.Cả rừng không cây nào không bị thương: cây lớn đổ ào ào như một trận bão, có những cây mới lớn bị đạn chặt đứt làm đôi, ở vết thương nhựa ứa ra long lanh, thơm ngào ngạt…Cách tả và so sánh như trên của tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp thứ hai của hình ảnh rừng xà nu: vẻ đẹp bi tráng.
 +Tuy nhiên cây Xà nu, rừng Xà nu lại có một sức sống vô cùng mãnh liệt:
Cứ một cây ngã lại có 4, 5 cây con mọc lên; chúng nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời đón ánh sáng.Những vết thương do bom đạn trên thân Xà nu mau lành như trên một thân thể cường tráng.Rừng Xà nu vẫn bạt ngàn xanh tốt, vươn ra che chở cho làng Xô man…Như vậy nét đẹp tiếp theo của rừng Xà nu là giàu sức sống, vượt qua mọi sự tàn phá của bom đạn, chiến tranh.
-Rừng Xà nu được xây dựng còn mang ý nghĩa biểu tượng:
-Hình ảnh rừng Xà nu, như vậy đã được tác giả xây dựng, miêu tả có dụng ý: để làm biểu tượng cho người dân Tây Nguyên trong chiến tranh: giữa cây và người có rất nhiều nét tương đồng:
+Vẻ đẹp tự nhiên, đặc sắc của rừng Xà nu cũng tương tự như vẻ đẹp của con người Tây Nguyên, cụ thể là dân tộc Xtrá với những con người như Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Bé Heng…những con người Tây Nguyên trong trẻo, sống gắn bó với xóm làng, gia đình với tự nhiên.Với mỗi người lại có những nét riêng: như Cụ Mết là một già làng quắc thước, luôn sáng suốt để dẫn dắt con cháu, với Tnú là một trai làng có đủ sức khỏ và sự gan góc, lòng dũng cảm, với Mai là cô gái Tây Nguyên chung thuỷ…
+Hình ảnh rừng xà nu bị bom đạn giết chóc, tàn phá cũng giống như người dân làng Xô man bị kẻ thù đàn áp, giết hại.Rừng Xà nu đối diện với bom đạn, đối diện với sự huỷ diệt cung như người Xô Man đối diện với quân thù.Cái chết của những cây Xà nu lớn : bị đạn cắt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão cũng giống như cái chết của những Bà Nhan, Anh Xút- những người lớn trong làng, vì nuôi cán bộ mà hi sinh.Cái chết của những cây Xà nu con vừa ngang đến tầm ngực ngưòi bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi cũng như cái chết của Mai, đứa con của Mai và Tnú…
+Còn có những cây Xà nu không ngừng vươn lên, ham ánh sáng mặt trời vượt qua bom đạn để trưởng thành cũng như người dân Xô man yêu cách mạng, như những thế hệ của làng Xô man nối nhau trưởng thành cùng cách mạng, đó là Tnú, Dít, thằng bé Heng…Một cây xà nu ngã xuống thì có 4, 5 cây con mọc lên thay thế cũng như người dân Xô man-Một người ngã xuống thì nhiều người khác đứng lên, thay thế Bà Nhan, anh Xút là Mai và Tnú, tiếp bước Tnú và Mai là Dít và Bé heng… họ vượt qua đau khổ, mất mát để làm người cách mạng, bảo vệ xóm làng.
- Với nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, lặp từ Xà nu nhiều lần, tạo nên mối liên hệ mật thiết giữa cây và người (nhựa Xà nu và máu con người, nhựa xà nu và bàn tay Tnú, khói Xà nu làm bảng cho Mai và Tnú học, nhựa xà nu làm đuốc cho cụ Mết dẫn dân làng giết giặc…) Nhà văn đã xây dựng thành công hình ảnh rừng Xà nu, làm biểu tượng cho con người Tây Nguyên kháng chiến.



1.0




1.0




1.0







1.0




1.0





1.0





0.5
Ban tổ chức rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh và học sinh để cho hoạt động thi thử ngày càng được hoàn thiện hơn về mọi mặt.

Chúc các em có một mùa thi thành công!


File đính kèm:

  • docDap an thi thu lan 2 2009 Van C.doc