Đáp án và thang điểm chấm đề thi thử đại học lần I năm 2009

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án và thang điểm chấm đề thi thử đại học lần I năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT BẮC YấN THÀNH
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I. NĂM 2009
Mụn: Văn

Câu
ý
Nội dung
Điểm
1


Vì sao Nguyễn Trung Thành lại đặt tên cho bản "trường ca" của mình về con người Tây Nguyên những năm chống Mĩ là " Rừng xà nu " ?
2.0




1 
Xà nu là một loài cây họ thông , nhựa và gỗ đều qúy , mọc thành rừng bạt ngàn xanh thắm ở Tây Nguyên . Xà nu gắn bó và trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Tây Nguyên. "Rừng xà nu" đã gợi ra một bức tranh thiên nhiên hoành tráng, hùng vĩ , đặc trưng cho một vùng đất của Tổ quốc Việt Nam. 
0,5

 2 
Mượn hình ảnh thiên nhiên có nét đặc trưng để Nguyễn Trung Thành viết về những con người Tây Nguyên trong thời kỳ đánh Mĩ gian khổ và ác liệt . Mỗi cây xà nu là một cá nhân con người Tây Nguyên . Cả rừng xà nu là cả một dân tộc Tây Nguyên , mà suy rộng ra là con người Việt Nam , dân tộc Việt Nam . Cảm hứng về con người được gợi lên từ cảm hứng về thiên nhiên. 
1,0

3
Gợi không khí ngay từ đầu cho tác phẩm , đó là không khí sử thi , mang đậm màu sắc Tây Nguyên, đậm chất Tây Nguyên , rất khó lẫn.
0,5
2

Đọc đoạn thơ "Xuân đương tới ... nghĩa là tôi cũng mất " anh / chị suy nghĩ như thế nào về thời gian và tuổi trẻ ?
3.0




















1
Thời gian tự nhiên , thời gian khách quan thì muôn đời vẫn thế . Nhưng quan niệm , cảm nhận về thời gian thì mỗi thời đại , mỗi cá nhân mỗi khác . 

1.0
 

0.25
 



0.75


- Người xưa quan niệm : Thời gian là tuần hoàn , vĩnh cửu ( đến - đi - đến ) . Con người gắn làm một với vũ trụ , chết chưa hẳn là hư vô , vẫn có thể cùng với cộng đồng và trời đất tuần hoàn . ( Do ý thức cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng ) 
- Nhà thơ Xuân Diệu quan niệm : Thời gian là tuyến tính , một đi không trở lại . Vũ trụ không ngừng vận động , thời gian luôn chảy trôi, mỗi phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn . Nhà thơ nhạy cảm nhận ra cái đương tới đồng nghĩa với cái đang qua , còn non đồng nghĩa với sẽ già,tương lai nằm ngay trong hiện tại . Vì vậy , thi sĩ luôn lo lắng , băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian . Cuộc sống luôn vận động , thời gian cũng vậy , nó không chờ đợi ai , cho nên nó kích thích lòng ham sống , cổ vũ nhiệt tình sống của con người . Nó như gián tiếp kêu gọi con người hãy sống thật mạnh mẽ , sống hết mình trong từng giây từng phút của cuộc đời ,nhất là tuổi trẻ. ( Do được ý thức về cái tôi cá nhân).



2 




Trên cơ sở quan niệm có phần tích cực của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ ở ý 1 , thí sinh trình bày quan niệm của mình . ( Cách trình bày có thể khác nhưng cần đảm bảo 2 ý cơ bản sau đây ) :
 
- Thời gian không chờ đợi một ai , con người phải biết qúy thời gian , không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, không để thời gian trôi đi một cách hoài phí, vô ích. Bởi thời gian đã qua thì không bao giờ trở lại.

 -Tuổi trẻ ngày nay năng động và sáng tạo , phải biết tận dụng thời gian để học tập , rèn luyện và cống hiến . Đừng để cuộc sống trôi qua khi cứ đắm mình trong quá khứ và ảo tưởng về tương lai.
2.0

1.0


1.0

3

1
Diễn biến tâm lý của nhân vật Mị ( Vợ chồng APhủ - Tô Hoài ) trong đêm đông cởi trói cho APhủ .
5.0











 
 Giới thiệu chung :
- Truyện ngắn " Vợ chồng APhủ " ( rút trong tập " Truyện Tây Bắc " ) là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài và cũng là thành tựu tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam . 
- Khía cạnh thành công nhất của tác phẩm là nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật Mị . 
- Trong quãng đời Mị ở Hồng Ngài có hai đêm đáng nhớ : đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cho APhủ . Nếu ở đêm tình mùa xuân , Mị bồng bềnh trong cơn mê tỉnh , lúc thả hồn bồi hồi theo tiếng sáo gọi bạn yêu , lúc lại thổn thức khóc cho hiện tại đắng cay , tủi nhục thì ở đêm đông cởi trói cho APhủ Tô Hoài lại phát hiện ra " những vùng sáng " khác trong tâm trạng Mị .

0.5









2
 Diễn biến tâm lí của Mị
3.75

 a)

b)

c)
 







d)




e) 

- Cảnh ngộ của APhủ : bị trói đứng ngoài trời , chờ chết , chết đau , chết đói , chết rét . Cảnh ngộ này dễ làm người khác động lòng thương cảm , nhưng ở Mị thì khác . 
- Những đêm trước nhìn thấy APhủ như vậy Mị lạnh lùng , dửng dưng , vô cảm " thản nhiên ngồi thổi lửa , hơ tay " , thậm chí tàn nhẫn " APhủ là cái xác chết cũng vậy thôi " .
- Nhưng đêm này thì khác . Mị trông sang , bắt gặp " dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại " của APhủ . Đây là chi tiết có ý nghĩa quyết định sự khai mở tình người , ý thức sự sống trong Mị . Giọt nước mắt của APhủ đã giúp Mị nhớ ra mình , xót thương cho mình . Tâm hồn Mị từ đó phục sinh , trước hết trong sự tự ý thức và tự thương . Đây là một quy luật tâm lí . Phải nhớ lại mình , nhận ra mình mới có thể cảm nhận ai đó giống mình . Từ lúc thương mình , Mị dần dần mới có tình thương APhủ - một con người cùng cảnh ngộ . Mị nhận thức được sự độc ác của cha con thống lí , lòng Mị dào lên nỗi lo lắng cho cái chết sẽ đến của APhủ " Trời ơi ... Chúng nó thật độc ác . Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết , chết đau , chết đói , chết rét , phải chết . " 
- Tình thương người một khi đã xuất hiện thì sẽ lớn mãi đến hơn cả tự thương , và cũng sẽ nảy sinh tâm lí được hi sinh . Chính vì thế Mị đã nghĩ được rằng " Ta là thân đàn bà ... chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi ... " , còn " người kia việc gì phải chết " , rằng mình có thể chết thay cho người kia sống thì Mị " cũng không thấy sợ " . Đến lúc này Tô Hoài mới có cơ sở để cho Mị cầm dao cắt nút dây mây cứu APhủ .
- Khi lòng thương người được giải quyết , APhủ đã thoát khổ , thoát chết , Mị bỗng " đứng lặng trong bóng tối " - nỗi thương mình vốn chưa mất đi trong Mị tất yếu sẽ quay trở lại . Tuy nhiên cái lo lắng cho mình trong trường hợp này của Mị hoàn toàn không ích kỉ và hèn yếu . Trái lại , nó đem đến cho Mị một sức mạnh mới để vùng thoát , để thay đổi số phận của mình . Mị " vụt chạy ra " , Mị " vẫn băng đi " mạnh mẽ , dứt khoát , tưởng chừng không có thế lực nào ngăn cản nổi , với một ý nghĩ : " ở đây thì chết mất " . Người phụ nữ ít nhất có hai lần nghĩ đến cái chết bây giờ lại sợ chết . Sợ chết là một biểu hiện khác của lòng ham sống - sống cho ra sống . 
0.25

0.5

1.0







1.0





1.0





3.
 Đánh giá chung : 
 - Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm đông cởi trói cho APhủ không hề giản đơn mà phức tạp , đầy nghịch lí . Tô Hoài đã tỏ ra tinh tế và sắc sảo trong việc miêu tả những chuyển động thầm kín mà mãnh liệt trong thế giới tình cảm của một con người đã bị cuộc đời dìm xuống tận đáy . Ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật của nhà văn ở đoạn này ít nhiều thể hiện bút pháp " biện chứng tâm hồn " ( vô cảm -> thương mình -> thương người -> thương mình ) . 
 - Cảm hứng nhân văn mà Tô Hoài chiếu sáng trong những chuyển động tâm lí của Mị là một sức sống tiềm tàng , mãnh liệt , một khát vọng đau đáu , thiết tha vượt lên để sống , để làm người .
 - Do đó , đoạn văn miêu tả tâm lí của Mị vừa biểu hiện tích cách , thế giới tâm hồn nhân vật , vừa có tác dụng gợi ra cách nhìn , cách hiểu về con người trong ngòi bút của Tô Hoài .
0.75

Lưu ý chung cho toàn bài : 
 + Chỉ cho điểm tối đa trong trường hợp thí sinh không những nói đủ ý cần thiết mà còn biết cách tổ chức bài văn , diễn đạt lưu loát , có cảm xúc , đúng văn phạm , chính âm , chính tả . 
 + Có thể chấp nhận cách sắp xếp không hoàn toàn giống đáp án , miễn là đảm bảo tính lôgíc , chấp nhận những ý tưởng ngoài đáp án với lập luận có cơ sở , hợp lí . 
 + Đặc biệt khuyến khích những học sinh có sáng tạo trong cảm nhận và diễn đạt . 
------------------------------------------------
Kỳ thi thử ĐH lần 2 tại trường THPT Bắc Yờn Thành sẽ được tổ chức vào cỏc ngày: 09, 10/5/2009
Đăng kớ dự thi trước ngày 4/5/2009
Ban tổ chức rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh và học sinh để cho hoạt động thi thử ngày càng được hoàn thiện hơn về mọi mặt!
Chúc các em một mùa thi đại thắng!

File đính kèm:

  • docDap an de thi thu DH lan 12009 Mon Van Khoi D.doc