Đáp án và thang điểm chấm đề thi thử đại học lần I năm 2009 môn: văn -Khối c

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án và thang điểm chấm đề thi thử đại học lần I năm 2009 môn: văn -Khối c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THPT BẮC YấN THÀNH
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I. NĂM 2009
Mụn: Văn -Khối C
A. Phần chung
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
(2 đ)
( Lưu ý những gợi ý này có tính chất tham khảo)
HS cần trình bày được:
- Hoàn cảnh ra đời của tùy bút Người lái đò sông Đà: Đây là thành quả nghệ thuật quí báu mà Nguyễn Tuân thu hái được trong chuyến đi thực tế Tây bắc năm 1958. Trong chuyến đi đó Nguyễn Tuân có điều kiện sống với những gì thân thuộc, hào hứng nhất của người nghệ sĩ trong ông. Ông đã cảm nhận được chất "vàng" của thiên nhiên và chất "vàng mười " quí giá của những người lao động bình dị trên miền sông Đà hùng vĩ thơ mộng. Tùy bút gợi cho bạn đọc thấy được một Nguyễn Tuân mới mẻ, hòa nhập vào cuộc sống rộng lớn của đất nước và của nhân dân.
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
+ Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo và đặc sắc. Mỗi trang viết đều tài hoa uyên bác, lịch lãm, vận dụng kiến thức của nhiều ngành nghệ thuật để miêu tả. Mỗi nhân vật của ông dù thuộc loại người nào cũng đều là nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.
+ Trước cách mạng tháng Tám ông đi tìm "vẻ đẹp vang bóng". Sau cách mạng thánh tám ông không đối lập giữa xưa và nay mà tìm thấy sự gắn bó giữa quá khứ và hiện tại với cái nhìn tinh tế, sâu sắc. Ông phát hiện ra chất tài hoa nghệ sĩ ở những con người bình thường nhất như: Người lái đò sông Đà, Người trồng rừng, anh bộ đội...
+ Say đắm thiên nhiên bằng cảm quan hết sức tinh tế Nguyễn Tuân đã khám phá nhiều nét độc đáo của thiên nhiên. Ông luôn khao khát tìm kiếm những cảm giác mới lạ- nhà văn của những cái phi thường, những cảm giác, tình cảm mãnh liệt.
+Phong cách tự do, phóng túng cũng như ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân nên Nguyễn Tuân đến với thể tùy bút như một điều tất yếu.
+ Kho từ vừng phong phú, khả năng tổ chức câu văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu.
Nguyễn Tuân xứng đáng là một nhà văn lớn của văn học nước nhà.



0,75








0, 25


0, 25




0, 25


0,25

0, 25
2
Sức sống tiềm ẩn của nhân vật Mị đã được Tô Hoài thể hiện …
(HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý sau)


1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài , truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và nhân vật Mị:


Tô Hoài là người có công khai phá vùng đất mới. Đó cũng là một điều diệu kì, một cơ duyên mà cuộc kháng chiến đã đem đến cho thế giới nghệ thuật của nhà văn. Truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ có một vị trí đặc biệt, đây là tác phẩm đầu tiên của văn xuôi cách mạng viết thành công về đề tài Miền núi.
Thành công lớn nhất của tác phẩm là thông qua hai nhân vật trung tâm Mị và A Phủ, tác giả đã tái hiện một cách sinh động hiện thực đen tối ảm đạm dưới chế độ phong kiến thực dân miền núi và khám phá một sức sống tiềm ẩn, quá trình vùng lên tự giải phóng của người dân Tây Bắc. Một trong những điều để lai nhiều ám ảnh trong lòng người đọc đó là sức sống tiềm ẩn của nhân vật Mị.
0,25








2. Sức sống tiềm ẩn của nhân vật Mị:


+ Tô Hoài đã tạo dựng được không gian nghệ thuật đặc sắc không thể lẫn lộn với một vùng miền nào khác: Hồng Ngài - miền núi Tây Bắc của tổ quốc. Với tiếng sáo, tiếng khèn, những đêm bắt vợ, những đêm tình mùa xuân... 
+ Tô Hoài xây dựng được thời gian nghệ thuật:
Đêm Bắt vợ
 Tình mùa xuân
 Mị cở trói cho A Phủ
Trên cái nền ấy sức sống tiền ẩn của nhân vật Mị thể hiện ở hai nét cơ bản: Nhẫn nhục vô cảm và sức sống mãnh liệt.
+ Sức sống tiềm ẩn: Sức sống được duy trì, lưu giữ:
* Dấu kín dưới một hình thức ngụy trang câm lặng, cam chịu, nhẫn nhục, vô cảm.( 1,5 đ)
- Mị một cô gái trẻ đẹp, duyên dáng, hiếu thảo, có tài thổi sáo, Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo và " Có biết bao nhiêu người mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị". Nhà Mị nghèo nhưng năm nào bố Mị cũng phải trả lãi cho nhà thống lí Patra một nương ngô. Bố đã già Mị thương bố nên đã bảo với bố " Con nay đã biết quốc nương làm ngô., con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu". Món nợ truyền kiếp mà bố Mị vay nhà thống lí PáTra như một nỗi oan nghiệt của cuộc đời. Trong đêm ấy- đêm định mệnh Mị đã bị con trai nhà thống lí đánh lừa bắt về cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ. " Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của nhà giàu từ kiếp trước, bây giờ người ta bắt bán con trừ nợ. Không thể làm thế nào khác được rồi!
- Vốn là cô gái yêu đời, khao khát cuộc sống tự do, Mị không thể chấp nhận kiếp sống của người " con dâu gạt nợ"nên mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc. Nhưng nước mắt cũng không xoa dịu nỗi đau nên Mị đã tìm đến cái chết như một sự phản kháng quyết liệt. Mị trốn về nhà với nắm lá ngón dấu trong tay. Nhưng Mị lại không thể chết được vì Mị chết món nợ vẫn còn, Bố Mị càng khổ hơn. Thật oan nghiệt Mị phải lựa chọn giữa hai điều: tự do, hạnh phúc và lòng hiếu thảo. Nàng Kiều hai trăm năm trước đã sống dậy và với Mị chữ hiếu đã chiến thắng. Bởi chữ hiếu cô phải chấp nhận thân phận nô lệ.
- Những tháng năm đằng đẳng làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra, Mị bị đối xử tàn tệ, phải làm việc quần quật suốt tháng suốt năm: lên núi hái thuốc phiện, giặt đây, xe đay, đi nương bẻ bắp, lúc hái củi bung ngô, cõng nước...lúc nào Mị cũng phải dắt một bó đay trong cách tay để tước thành sợi. Mị không khác thân phận trâu ngựa. Thậm chí không bằng con trâu con ngựa" Con trâu con ngựa còn có lúc, đêm nó còn đứng được gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vàoviệc cả đêm cả ngày"
- Tuổi trẻ, sắc đẹp bị tước đoạt vùi dập một cách tàn nhẫn đã khiến cho một cô gái trẻ đẹp như đóa hoa rừng ngày nào giờ đây"...lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Căn buồng của Mị như một ngục thất tinh thần kín mít, thông ra với thế giới bên ngoài chỉ có một cái cửa sổ nhỏ bằng bàn tay nhìn ra không biết là sương hay nắng.. Đau khổ quá "Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giời chết thì thôi". Nỗi ám ảnh khiến Mị tưởng như đã chết trong khi đang còn sống.
- Nhiều năm trôi qua, những giọt nước mắt của Mị dường như đã cạn kiệt vì đau khổ, Mị cam chị số phận " ở lâu trong cái khổ Mị đã quen khổ rồi. Mị thấy mình chỉ là con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
Như vậy sức sống của nhân vật Mị được Tô Hoài dấu kín dưới một hình thức ngụy trang câm lặng, cam chịu, nhẫn nhục, vô cảm. 
*ẩn sau dáng hình lầm lũi, cam chịu đó là một sức sống mãnh liệt: (1,5đ)
- Những đêm tình mùa xuân: Trong cảnh sắc mê đắm lòng người, Mị uống rượu “uốn ừng ực từng bát một. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước”, Mị uống rượu như nuốt hận vào trong, như quên hết đi mọi đau khổ.
- Tiếng sáo, lời của bài hát tha thiết gọi bạn tình lại khơi dậy trong Mị bao nỗi khao khát.
“Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
Mị đã tự ý thức về mình “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng…Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Bao nhiêu người con gái có chồng vẫn đi chơi ngày tết. Huống chi Mị và A Sử không có lòng với nhau mà phải ở với nhau. Mị đau khổ, tự thương mình, Mị căm ghét A Sử. Nó còn muốn bắt mấy người con gái nữa về làm vợ”. ý thức được hoàn cảnh thực tại đầy đau khổ Mị lại muốn tìm đến cái chết “giá có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay”.
- Sức sống trong tâm hồn Mị như hòn than âm ỉ cháy. Mị xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, rồi quấn tóc, lấy váy hoa, rút thêm áo, chuẩn bị đi chơi xuân. A Sử lại trói đứng Mị vào cột trong buồng tối bằng một thúng sợi đay làm cho cô “không cúi, không nghiêng được đầu nữa”. Nhưng sức sống vẫn tiềm ẩn trong lòng người con gái Mỡo này. Suốt đêm bị trói đứng “dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh thịt”. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con trâu, con ngựa. Nhưng trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo. Tiếng sáo “lấp ló”, “lơ lửng” đầu núi, đầu làng, ngoài đường… Tiếng sáo ấy đang dìu tâm hồn Mị đi theo những cuộc chơi. Tiếng sáo lúc đầu là thứ âm thanh có thực từ ngoài vọng vào nhưng sau đó nó trở thành thứ âm thanh của tiềm thức, thành biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, thành lời mời gọi để tâm hồn Mị có những cuộc du chơi trong tâm tưởng. Tiếng sáo đã gọi Mị trở về với những năm tháng thuở thiếu nữ, tươi đẹp.
* Lần thứ ba Mị vùng dậy: Số phận của Mị gắn liền với số phận A Phủ:(1đ)
- A Phủ bị trói đứng, đêm nào Mị cũng ra thổi lửa hơ tay. Mị nhìn thấy A Phủ, Mị vẫn thản nhiên, lạnh lùng" nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi". Nhưng đêm ấy Mị nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ và xót xa động lòng" Nó bắt trói người ta đến chết". Giữa đêm khuya từ bếp nhìn sang Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí Pa Tra" chúng nó thật độc ác". Người kia việc gì mà phải chết thế. Dòng nươc mắt của A Phủ đã làm hồi sinh trái tim đầy thương tích của Mị. Mị chợt nhớ đến có lần mị cũng bị trói như thế. Cảm xúc thương thân đã đẩy Mị tới cảm xúc thương người. Sau đó lòng thương người lấn át sự thương thân. Mị không còn biết sợ nữa. Mị rút dao cắt dây trói cho A Phủ. Lương tâm thức tỉnh, Mị cứu A Phủ cũng là tự cứu mình. Mị giục A Phủ đi ngay. Và vùng chạy theo A Phủ" A Phủ cho tôi đi...ở đây thì tôi chết mất!. Bao nhiêu nước mắt, Mị mới được giải phóng. Khát vọng tự do và hạnh phúc là mạch nguồn để Mị vùng dậy. 
Họ đi suốt một mùa mưa để nên vợ nên chồng khi đến với khu du kích Phiềng Sa.
- Hành động cởi trói cứu A Phủ, cùng A Phủ chạy trốn là đỉnh điểm sự vùng dậy của Mị. Là sự thể hiện sức sống tiềm tàn ủa người con gái Mèo trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ". Khát vọng về tự do, hạnh phúc, về quyền sống của con người đã cho nhân vật Mị sức mạnh để vùng dậy. Sức sống tiềm ẩn của Mị đã khẳng định một chân lí: bạo lực không thể đè bẹp được khát vọng tự do. Sức sống tiềm tàng của Mị mang tính điển hình sâu sắc - thể hiện cụ thể chân thực và sống động cho sự vùng dậy của người dân miền núi trên con 
đường đi tìm hạnh phúc, tự do và họ đã đến với cách mạng, kháng chiến.

0, 25











0, 25




0,25



0,25






0,25





0,25




0,25




0,5










0,5



0,5












0,5








0,5

 Vợ Chồng A Phủ thể hiện nghệ thuật kể chuyện cảm động, tài năng phân tích tâm lí tinh tế, sắc sảo; giọng văn phong phú, đa dạng (Giọng người kể chuyện, giọng nửa trực tiếp của nhân vật, giọng nhân vật) góp phần mổ xẻ tâm trạng Mị khá thành công, sinh động và thuyết phục.
Diễn biến tâm trạng của Mị cho thấy được sức sống tiềm tàng của cô mà máu - sự tàn cá- dã man không thể vùi dập được . Sức sống ấy được gửi gắm trong một câu chuyện tình của cuộc đời thực song vẫn không kém phần lãng mạn và bay bổng. Một trong những yếu tố làm nên sức bền của thiên truyện , làm sống mãi một cô Mị xinh đẹp , một cô Mị luôn luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc và cuộc sống tự do./

0,5

B. Phần riêng:
3a
(3đ)
- Cô Hiền là nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật cô Hiền tác giả phát hiện ra vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Hà Nội. Tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam trước bao biến động thăng trầm và phát triển của đất nước.
- Cô Hiền vốn là con người luôn dám là mình: là mình khi đề cao lòng tự trọng. Là mình trong quan hệ với cộng đồng với đất nước. Là mình trong những suy ngẫm, chiêm nghiệm về lẽ đời. Tác giả muốn tạc khắc bãn lĩnh, cốt cách của người Hà Nội, là sự đại diện là cái chuẩn, cái tinh hoa của cả nước.
- Cô Hiền là một con người mang đậm chất Hà Nội, chất kinh kì. Chất hà Nội toát lên ở nét lịch lãm, sang trọng, khôn ngoan, sâu sắc, qua thái độ ung dung tự tại. ở cô Hiền chất Hà Nội còn được bộc lộ ở sự rộng lượng, khiêm tốn, sự hài hòa, ở tình yêu Hà Nội sâu sắc với niềm tin: Hà Nội là chuẩn mực của văn hóa Việt, Hà Nội thời nào cũng đẹp, đẹp cho mọi lứa tuổi.
- Cái duyên riêng, nét quyến rũ riêng của Hà Nội được tác giả cảm nhận ở một con người cụ thể Cô Hiền, khiến cho người xa Hà Nội lòng tự nhủ lòng" Thấy tết quá. Hà Nội quá. Muốn ở thêm mấy ngày ăn lại một cái tết Hà Nội".
Cô Hiền một hạt bụi vàng của Hà Nội : Nói đến hạt bụi người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường. Nhưng ở đây là hạt bụi vàng tuy nhỏ bé nhưng vô cùng quí báu. Cô Hiền một người bình thường nhưng thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành những ánh vàng chói sáng. ánh vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, cái truyền thống cốt cách người Hà Nội.
- Bằng cách so sánh độc đáo nằm trong mạch trữ tình ngoại đề của người kể chuyện. Bản sắc Hà Nội, văn hóa Hà Nội là chất vàng mười, là mỏ vàng trầm tích được bồi đắp, tích tụ từ biết bao nhiêu hạt bụi vàng như cô Hiền.
- Lời bình luận cũng là lời kết, là tấm lòng ngưỡng mộ tha thiết đối với văn hóa kinh kì. Đã có bao nhiêu lớp người Hà Nội kiến tạo, lưu truyền bồi đắp cho nét đẹp thủ đô. Hà nội đang phát triển, sang trọng và hiện đại hơn xưa. Hiện những cái đẹp xưa có được bảo tồn? Trong lời người kể chuyện vừa có lời lo âu, tiếc nuối lại vừa chan chứa tự hào, tin tưởng. Cô Hiền, Tuất, Dũng và hơn 660 thanh niên tòng quân để số còn lại hơn 40 người, đó là những ánh vàng lấp lánh!
- Con người trong Một người Hà Nội được Nguyền Khải soi ngắm từ cái nhìn thế sự, điểm qui chiếu là văn hóa ứng xử, là đạo đức sinh hoạt. Vẻ đẹp cô Hiền được tác giả tô đậm ở bản lĩnh cá nhân, ở cách ứng xử.
Một người Hà Nội tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Khải ở gian đoạn sáng tác thứ hai, gắn với công cuộc đổi mới văn học. Nhân vật cô Hiền được xây dựng không theo khuôn mẫu nào, một con người nổi bật bởi bản lĩnh, ý thức, nhân cách đẹp, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa Hà Nội . Cô chính là hạt bụi vàng mang trong mình máu huyết của dân tộc- của tính cách Việt Nam.

0,25


0,25



0,5


1,0








0,25



0,5




0,25
3b
(3đ)
Phân tích giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.


1. Giới thiệu khái quát về tác giả Thạch Lam, về tác phẩm Hai đứa trẻ: - Thạch Lam là một cây bút truyện ngắn tài hoa và xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930-1945. Những truyện ngắn của Thạch Lam được đánh giá như những bài thơ trữ tình đượm buồn vì vừa đậm chất trữ tình vừa thể hiện cảm quan hiện thực sâu sắc.
- Hai đứa trẻ được in trong tập Nắng trong vườn là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch lam, vừa thể hiện tư tưởng sâu sắc và mới mẻ, vừa thể tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của nhà văn.
2. Phân tích giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
- Giá trị nghệ thuật là một phương diện quan trọng thể hiện giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm, thể hiện thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Nó giúp người đọc thấy rõ tài năng của nhà văn trong cách nhìn nhận đời sống một cách độc đáo bằng các biểu hiện nghệ thuật.
- Truyện ngắn hai đứa trẻ là truyện không có cốt truyện đặc biệt( Không có nhũng chi tiết, tình tiết li kì, không có tính cách đặc biệt, không có những xung đột, mâu thuẫn gay cấn, tình huống éo le phức tạp mà chỉ là những mảng đời nho nhỏ trong không gian hẹp) , chuyện tâm tình, man mác như một bài thơ trữ tình đượm buồn: Toàn bộ truyện là những mảnh đời quen thuộc bình dị nơi phố huyện nhỏ chậm chậm trôi qua xung quanh cuộc sống chị em Liên vào một buổi chiều chuyển dần vào đêm tối (....). Văn Thạch Lam đi sâu vào những cảnh đời vất vả tội nghiệp bằng ngòi bút hiện thực nhân đạo tinh tế, trầm tĩnh, lấp lánh chủ nghĩa nhân văn và đậm đà màu sắc dân tộc( Cảnh đời của chị em Liên và những người trên phố huyện).
- Ngòi bút tinh tế khi đi sâu miêu tả cảnh vật và thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mơ hồ, mong manh và tinh tế. "Cái đẹp man mác, khắp vũ trụ, len lỏi khắp thôn cùng ngõ hẻm tiềm tàng ở mọi vật tầm thường, công của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở những chỗ không ai ngờ, tìm cái đẹp kín đáo được che lấp ....". 
Liên một cô gái nghèo của phố huyện- một tâm hồn thuần phác, bằng ngòi bút tinh tế Thạch Lam đã hé mở những rung động nhỏ bé trong tâm hồn cô: 
+Lòng man mác trước giờ khắc của ngày tàn.
+ Cảm nhận được âm thanh, mùi vị riêng của quê hương.
+ Không bị những lo lắng mưu sinh choán đi những cảm xúc trước thiên nhiên, vũ trụ.
+ Một chiếc chìa khóa, chiếc xà tích cũng gợi lên trong lòng cô sự quí mến và hãnh diện.
+ Những ước mơ chập chờn chưa định hình hẳn trong tâm hồn Liên khi con tàu đêm lướt qua, ước mơ về Hà Nội xa xăm, Hà Nội rực rỡ và huyên náo...
- Truyện tả ít gợi nhiều" Chiều chiều rồi, một buổi chiều êm ả như ru và thoảng qua gió mát..." ẩn ở chiều sâu câu chữ là tình cảm của tác giả, thế giới nội tâm, đời sống tư tưởng của nhân vật. Hai đứa trẻ chân thực ở chỗ nó bắt được một thứ khó nắm bắt là cái hồn của cảnh vật và của con người. Ngôn ngữ giàu chất thơ với những câu văn mềm mại, trong sáng, giàu hình ảnh. Thạch Lam xứng đáng là " sứ giả hòa bình giữa thơ và văn xuôi".
- Hai yếu tố hiện thực- lãng mạn đan cài nhau, xen kẽ vào nhau: 
+ Yếu tố hiện thực là những cảnh đời đơn điệu, hắt hiu ở phố huyện nhỏ lúc chập choạng tối chuyển dần vào đêm với những con người bé mọn, cử động lặng lẽ, chậm chạp, ít lời, ít hành động, ngôn ngữ như hòa vào tiếng thơ dài vô vọng, quẩn quanh, bế tắc. Đây là hiện hình của xã hội VN thời thuộc Pháp" nổi váng lên như ao đời phẳng lặng, như chuyến tàu không đổi". Tình người chân chất, bàng bạc khắp thiên truyện.
+ Yếu tố lãng mạn thi vị trữ tình: Khắc họa nội tâm nhân vật Liên cũng là cách bộc lộ cái tôi trong văn học lãng mạn: Buồn vì lí do nhân thế tẻ nhạt, sự bé nhỏ cô đơn. Tình cảm nhân vật Liên giống tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình lãng mạn, đó là những cảm giác mơ hồ không hiểu sao của Liên trước giờ khắc của ngày tàn.
Nghệ thuật tương phản giữa bóng tối và ánh sáng; giữa ước mơ và hiện tại . Hiện tại không làm tan vỡ ước mơ, trái lại cái mênh mang và yên tĩnh của đêm tối và dồng ruộng dường như kéo dài cái ước mơ chập chờn khiến cho nó khó quen cả đối với người trong truyện và người thưởng thức truyện
Xây dựng không gian nghệ thuật vừa thực, vừa là không gian hồi tưởng, của mơ tưởng. Trong không gian đó mọi cảnh vật đều được miêu tả một cách thơ mộng chan chứa tình cảm....
 Hai đứa trẻ là tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông. Giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm đã làm cho giá trị tư tưởng của tác phẩm thêm mới mẻ và sâu sắc. Đặt trong bối cảnh xã hội lúc ấy, tác phẩm không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc của nhà văn trước những mảnh đời nhỏ bé mà còn có tác dụng tích cực, góp phần lay tỉnh những tâm hồn đang bị lụi tàn bằng một niềm tin, một khát vọng thay đổi cuộc sống!

0,25







0,25




0,5






0,75










0,25







0,25





0,25






0,25

I.Hướng dõ̃n chung:
1.Là kì thi thử ĐH nờn giám khảo cõ̀n nắm bắt được nụ̣i dung trình bày trong từng cõu của từng bài đờ̉ đánh giá mụ̣t cách tụ̉ng quát năng lực của thí sính. Chủ đụ̣ng, vọ̃n dụng linh hoạt, cõn nhắc từng trường hợp cụ thờ̉, khụng đờ́m ý đờ̉ cho điờ̉m.
2. Thí sinh làm bài theo cách riờng nhưng đáp ứng được yờu cõ̀u cơ bản, giám khảo võ̃n cho đủ điờ̉m như hướng dõ̃n qui định. Khuyờ́n khích những bài viờ́t có cảm xúc, sáng tạo và thọ̃t sự có chṍt văn.
II. Cách cho điờ̉m:
1.Cõu 2 điờ̉m: 	- 2 điờ̉m: Đáp ứng đõ̀y đủ các yờu cõ̀u trờn, diờ́n đạt rõ ràng, mạch lạc..
- 1 điờ̉m : Trình bày mụ̣t nữa yờu cõ̀u còn mắc mụ̣t sụ́ lụ̃i vờ̀ chính tả, diờ̃n đạt.
- 0 điờ̉m: Hoàn toàn sai lạc.
2. Cõu 3 điờ̉m:	- 3 điờ̉m: Đáp ứng các yờu cõ̀u trờn, có thờ̉ mắc mụ̣t vài lụ̃i nhỏ vờ̀ chính tả.
- 2 điờ̉m: Trình bày được mụ̣t nửa yờu cõ̀u trờn, còn mắc mụ̣t sụ́ lụ̃i diờ̃n đạt.
- 1 điờ̉m: Nụ̣i dung sơ sài, diờ̃n đạt kém.
- 0 điờ̉m: Hoàn toàn lạc đờ̀.
3. Cõu 5 điờ̉m:
* Kĩ năng : Biờ́t cách làm bài văn nghị luọ̃n văn học, vọ̃n dụng khả năng đọc hiờ̉u đờ̉ làm rõ yờu cõ̀u đờ̀. Kờ́t cṍu chặt chẽ,diờ̃n đạt lưu loát; khụng mắc lụ̃i chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Cách cho điờ̉m:	- 5 điờ̉m: Đáp ứng được nụ̣i dung yờu cõ̀u vờ̀ kiờ́n thức, kĩ năng, có thờ̉ mắc mụ̣t vài lụ̃i nhỏ vờ̀ chính tả, diờ̃n đạt.
- 3 điờ̉m: Trình bày được mụ̣t nửa yờu cõ̀u trờn, còn mắc mụ̣t sụ́ lụ̃i diờ̃n đạt.
- 1 điờ̉m: Trình bày quá sơ sài, diờ̃n đạt kém.
- 0 điờ̉m: Hoàn toàn lạc đờ̀.

File đính kèm:

  • docDap an de thi thu DH THPT BYT lan 12009 Mon Van Khoi C.doc