Đề 1 học kì II (2008-2009)

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1 học kì II (2008-2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	ĐỀ 1 / HK2 (08-09) Thầy : Trần Đăng Tá
1/ Văn bản “ Bàn về đọc sách”:
 a/ Của tác giả nào? b/ Được trích dịch từ cuốn sách nào? c/ Thuộc kiểu văn bản nào?
2/ Những luận điểm được phân tích làm rõ trong “Bàn về đọc sách” là gì ?
3/ Nếu chuyển các nội dung của hệ thống luận điểm trong bài Bàn về đọc sách thành 3 câu hỏi thì bài nghị luận này nhằm trả lời cho những câu hỏi nào?
4/ a- Vì sao đọc sách ngày nay không dễ ? b- Tại sao đọc nhiều mà không thể coi là vinh dự?
5/ Sắp xếp các ý sau đây theo đúng trình tự trong văn bản “Bàn về đọc sách”
 a/ Đọc sách có vai trò quan trọng trong việc tích lũy kho tàng kiến thức của nhân loại.
 b/ Đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích, suy nghĩ.
 c/ Đọc sách phải kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, đọc sách phổ thông với chuyên môn.
 d/ Đọc sách phải biết cách đọc, vì đọc sách ngày càng không dễ.
6/ Tác giả giải thích và nêu ví dụ về cách đọc chuyên sâu, không chuyên sâu như thế nào?
7/* Bài viết “Bàn về đọc sách” có sức thuyết phục cao là nhờ những yếu tố nào?
 a/ Cách trình bày cuả tác giả đạt lý, thấu tình .
 b/Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí, lập luận tự nhiên.
 c/Cách viết giàu hình ảnh, giàu kiến thức và kinh nghiệm phong phú.
 d/ Cả a,b,c đều đúng.
8/ Em học tập được điều gì về việc đọc sách cuả bản thân từ văn bản : “Bàn về đọc sách”
9/ Nếu phân tích những những mặt được và chưa được cuả việc nâng cao học vấn qua việc đọc sách thì em sẽ trình bày những ý kiến gì?
10/ Nêu suy nghĩ cuả em về câu danh ngôn: “Đọc một cuốn sách tốt chẳng khác gì nói chuyện với một người thông minh” (L-Tôn-Xtôi)
11/ 2 câu thơ “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán-Thuộc lòng ngẫm kĩ một mình hay”
 a/Từ “sách cũ” được hiểu như thế nào? b/ Câu thơ khuyên điều gì khi đọc sách?
12/ Trong đoạn văn “Đọc sách không cốt lấy nhiều……cho mỗi người đọc sách”(sgk/4)
 a-Tác giả phân tích bằng cách nào? (đối lập ,so sánh ,nêu giả thiết).
 b -Tác giả phân tích trên cơ sở nào? ( lí lẽ , thực tế ,lí lẽ kết hợp với thực tế)
13/ Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa đọc sách thường và đọc sách chuyên môn ?
14/ Rút gọn đoạn văn sau thành mô hình dàn ý : mở đoạn, thân đoạn và cho biết tác gỉa đã lập luận đoạn văn theo cách nào? “ Lịch sử càng tiến lên…….tiêu hao lực lượng” ( sgk/4)
15/* Theo em,văn bản “ Bàn về đọc sách” đã phân tích những nội dung gì? tổng hợp lại điều gì ? 
16/Người ta thường căn cứ vào dâu để xác định thành phần khởi ngữ trong câu ?
17/ Trong quan hệ về nghĩa với thành phần câu còn lại yếu tố khởi ngữ có thể là gì ?
18/ Gạch dưới thành phần khởi ngữ trong câu văn sau: “Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình,dối người ; đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém”
19/ Câu nào có thần phần khởi ngữ?
 a/ Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. b/ Trí thông minh thì nó có thừa. c/ Nó rất thông minh
20/ *Xác định thành phần khởi ngữ và viết lại thành câu không có khởi ngữ 
 a/ Nhà, Bà ấy có hàng dãy ở khắp phố. Ruộng, Bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.
 b/ Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
 c/ Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế ; Nghị lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
 d/ Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu tất cả trái đất vào tầm mắt.
21/ Xác định khởi ngữ và cho biết khởi ngữ đó có quan hệ trực tiếp với từ nào trong câu?
 a/ Quyển sách này, tôi đã đọc nó từ hai năm trứôc rồi.
 b/ Tôi thì tôi không đi được đâu.
 c/ Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: “ Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày củng như của tao” ( Làng- Kim Lân)
 d/ Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa mỗi cái ( Làng- Kim Lân)
22/ *Biến đổi các câu sau để có thành phần khởi ngữ?
 a/ Nó làm bài tập rất cẩn thận . b/ Bức tranh đẹp nhưng hơi cũ.
 c/ Tôi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc tôi, tôi ăn cơm gạo tôi.
 d/ Cô ấy nói rất hay và cười cũng rất duyên. đ/ Ông giáo ấy thuốc không hút, ruợu không uống.
23/ a/ Thao tác phân tích trong văn nghị luận là gì?
 b/ /Rút gọn văn bản “Trang phục” thành dàn ý có bố cục 3 phần :mỡ bài,thân bài,kết bài.
 c/ Tìm câu văn làm nhiệm vụ tổng hợp cuối đoạn, cuối bài ?
ĐỀ 2 /HK2 (08-09)
1/ Văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” :
 a/ Của tác gỉa nào? b/ Thuộc kiểu văn bản gì? c/ Sáng tác thời kì nào?
2/ Vấn đề cơ bản được đem ra nghị luận trong “ Tiếng nói của văn nghệ” là gì ?
3/Ra đời vào thời điểm cuộc kháng chiến đầy khó khăn , thử thách, cả nước tập trung cho kháng chiến như tại sao nội dung văn bản “ Tiếng nói văn nghệ” không đề cập đền vấn đề kháng chiến ?
4/ Những luận điểm được phân tích làm rõ trong “ Tiếng nói của văn nghệ” là gì ?
5/ Nếu chuyển các nội dung của hệ thống luận điểm trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” thành ba câu hỏi thì bài nghị luận này nhằm trả lời cho những câu hỏi nào ?
6/ Giữa các phần ( các luận điểm ) của bố cục văn bản được liên kết với nhau ra sao ?
7/ Tác phẩm văn nghệ chứa đựng những điều gì ? Nội dung của tác phẩm văn nghệ là gì?
8/Tìm những lí lẽ và dẫn chứng khi bàn về nội dung, đặc trưng của văn nghệ ?
9/Trong phần 1 “ Tác phẩm nghệ thuật…cách sống của tâm hồn” (sgk/12,13,14)
 a- Câu văn nào thể hiện luân điểm khái quát ? Câu văn nào làm nhiệm vụ tổng hợp?
 b- Nhân xét về cách phân tích, cách lập luận trong phần 1?
10/Đoạn văn: “ Chúng ta nhận rõ cái kì diệu……..Lời gửi của văn nghệ là sự sống” ( sgk/14)
 a-Tác giả đã nêu những dẫn chứng và lí lẽ nào để kết luận: “ Lời gửi của văn nghệ là sự sống”?
 b-Hiểu như thế nào về nội dung câu nói đó ? c- Phương thức biểu đạt và cách lập luận trong đoạn văn ?
11 / Đoạn văn: “ Có lẽ văn nghệ sĩ…..Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm” ( sgk/14)
 a-Những lí lẽ và dẫn chứng nào được trình bày trong đoạn văn ?
 b- Hiểu như thế nào về “ Chổ đứng chính của văn nghệ” và “ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”?
12/ Đoạn văn: “ Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng….mắt không rời trang giấy” (sgk/15)
 a- Nội dung chính của đoạn văn bàn về vấn đề gì ? b- Ý chính của đoạn văn thể hiện ở câu nào ?
 c-Tác giả giải thích và kết luận điều gì về tư tưởng trong nghệ thuật ? Nhận xét về hình thức nghị luận ?
 d- Câu văn: “Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng” đã sử dụng phép tu từ gì ?
13 / Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ ?( nêu những luận cứ khái quát)
14 / Đoạn văn: “ Tác phẩm vừa là kết tinh….tâm hồn cho xã hội” ( sgk/15):
 a- Nội dung chính của đoạn văn? Những từ nào được lặp lại nhiều nhất trong đoạn văn? 
 b-Những luận cứ nào giải thích cho khả năng cảm hóa kì diệu của văn nghệ?
 c-Ý nào nói về “con đường” độc đáo của văn nghệ đến với người đọc?
 d- Theo Nguyễn Đình Thi thì sức mạnh lớn lao và kì diệu của văn nghệ là gì ?
 đ- Sự kì diệu đó được tác giả kết luận trong phần nói về đặc trưng của văn nghê như thế nào ? ( sgk/14)
15/ Trong bài : “ Tiếng nói văn nghệ”, tác giả đã kết hợp giữa nghị luận và miêu tả, biểu cảm, tự sự rất tự nhiên và hiệu qủa. Hãy lấy một số ví dụ minh họa cho nhận xét trên ?
16/* Nghệ thuật đặc sắc của bài tiểu luận “ Tiếng nói của văn nghệ” là gì ?
17/ Lấy một ví dụ về văn học phản ánh tình cảm tốt đẹp của con người ?
18/ *Văn bản “ Tiếng nói văn nghệ” đã phân tích nội dung gì? và tổng hợp lại điều gì ?
19/ *Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau đây :
 a/ Chao ôi bông hoa đẹp qúa. b/ Ồ ngày mai là chủ nhật rồi.
 c/ Có vẽ như cơn bão đã đi qua d/ Tôi không rõ , hình như họ là hai mẹ con
 đ/ Có lẽ văn nghệ sĩ rất kị “ tri thức hóa” nữa. e/ Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ ?
20/* Gạch dưới thành phần tình thái và cho biết cách thể hiên: “ Sao mày cứng đầu qúa vậy hả”
21/*Câu nào không có thành phần tình thái?
 a- Đêm khuya , chó sủa nhiều chắc là có trộm. b- Các con chờ đến khuya, mẹ mới về.
22/Viết đoạn văn ngắn có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán nói về cảm xúc của em khi thưởng thức một tác phẩm văn nghệ ( truyện, thơ, phim, ảnh, nhạc…)
23/ Các sự việc , hiện tượng trong đời sống xã hội cần nghị luận thường là gì ? Cho ví dụ ?
24/Trước một sự việc hiện tượng trong đời sống cần nghị luận thì yêu cầu người viết phải làm gì ?
25/Khi nghị luân về một sư việc, hiện tượng trong đời sống xã hội chúng ta lưu ý : Trên cơ sở những chuẩn mực chung quy định trong xã hội mà có cách nhìn nhận , đánh giá theo quan niệm riêng của mình ở nhiều gốc độ khác nhau . Ý kiến trên có đúng không ?
26/ * Sắp xếp lại theo trình tự nghị luận của văn bản “ Bệnh lề mề” (sgk/20):
 a-Phân tích nguyên nhân b- Mô tả các biểu hiện của sự vật, hiện tượng 
 c- Bàn biện pháp khắc phục d-Phân tích tác hại 
 đ- Nêu sự việc,hiện tượng e- Kết luận vấn đề h- Mô tả các biểu hiện của sự vật, hiện tượng 

File đính kèm:

  • docOn tap hoc ki 2de 12.doc