Đề 1 kiểm tra học kỳ II môn : ngữ văn 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1 kiểm tra học kỳ II môn : ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Mỹ Hoà Người ra đề : Nguyễn Viết Lịnh Huỳnh Văn Cát Đề Kiểm tra học kỳ II Môn : NGỮ VĂN 7 I. Trắc nghiệm : 4 điểm ( Mỗi câu 0,4 điểm ) Đọc đoạn văn rồi trả lời câu hỏi bằng cách ghi số thứ tự của câu và ý đã chọn ( A, B, C hoặc D ). Đúng nhất. “ . . . Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng : Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử ”. 1. Đoạn văn trên của tác giả nào ? A. Đặng Thai Mai. B. Hồ Chí Minh. C. Phạm Văn Đồng. D. Hoài Thanh. 2. Bài văn “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt ” được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự. B. Tự luận. C. Biểu cảm. D. Miêu tả. 3. Đoạn văn trên có nội dung đúng nhất là: A. Bàn về sự giàu đẹp của tiếng Việt. B. Ca ngợi tiếng Việt đẹp và hay. C. Nhận định về giải thích tiếng Việt đẹp và hay. D. Khẳng định tiếng Việt đẹp và hay. 4. Đoạn văn trên câu nào không khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt? Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, thứ tiếng hay. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về âm hưởng, thanh điệu. Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng. Tiếng Việt thoả mãn đời sống văn hoá nước nhà. 5. Câu “ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay ” là luận điểm chính của bài “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt ”. A. Sai B. Đúng. 6. Đoạn văn có cụm từ “ Một thứ tiếng ” tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Ẩn dụ. B.Hoán dụ. C.Diệp ngữ. D.Chơi chữ. 7. Xác định thành phần trạng ngữ “ Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được ”. Một ngày kia. B.Còn xa lắm. Một ngày kia, còn xa lắm. C.Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó. 8. Ghi ra đầu đề tác phẩm bằng số và chữ cái cho đúng : 1. Sự giàu đẹp của tiếng Việt A. Phạm Văn đồng 2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Hoài Thanh 3. Ý nghĩa văn chương. C. Hồ Chí Minh 4. Đức tính giản dị của Bác Hồ. D. Đặng Thai Mai 9. Chọn một từ sau đây để điền vào chỗ trống cho phù hợp. Người sống, . . . . . . vàng. Núi. Đống. Thỏi. Miếng. 10. “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” thuộc loại câu gì ? Câu rút gọn. Câu đặc biệt. Câu đầy đủ C – V. Cả A, B, C đều sai. II. Phần tự luận : ( 6 điểm ). Hãy chứng minh đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” của dân tộc ta. Đáp án NV 7. I. Trắc nghiệm ( 4 điểm ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B C A B C D 1D 2C 3B 4A B A II. Tự luận : ( 6 điểm ) + Đề yêu cầu học sinh chứng minh truyền thống của dân tộc ta. + Yêu cầu kỹ năng : - Có luận điểm rõ ràng. - HS phải biết lý lẽ kết hợp với dẫn chứng, đúng yêu cầu văn nghị luận + Yêu cầu nội dung : - HS phải giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ cho đúng. - Nội dung chính là lòng biết ơn thế hệ đi trước. - Chọn dẫn chứng trong thực tế đời sống hoặc từ thơ văn. - Câu tục ngữ cho em một suy nghĩ gì ?
File đính kèm:
- NV-7-MH.doc