Đề 1: ôn tập giữa học kì II môn: ngữ văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1: ôn tập giữa học kì II môn: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
 	Môn: NGỮ VĂN 9 	
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu1: ( 1,0điểm)
	Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ:
	“ Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”
	( Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Câu 2: ( 2,0 điểm)
Chép lại khổ đầu và khổ cuối bài thơ : “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và nêu nhận xét của em về kết cấu của bài thơ và tác dụng của cấu trúc đó.
Câu 3:(1,0 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.
 - Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
	( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 4: (1,0 điểm)
	Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau:
	Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
 ( Lão Hạc – Nam Cao )

Câu 5: (5,0 điểm) 
Cảm nhận của em về bài thơ : “ Mùa xuân nho nhỏ” củaThanh Hải.

---------------------------------------------------------------------------------------------------

















Đề 2: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
 	Môn: NGỮ VĂN 9 	
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu1: ( 1,0điểm)
	Cho biết mạch cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải được thể hiện trong bài thơ: “ Mùa xuân nho nhỏ”
Câu 2: ( 2,0 điểm)
Chép lại khổ cuối bài thơ : “ Sang thu” của Hữu Thỉnh và nêu nhận xét của em về cách sử dụng hình ảnh thơ cùng tác dụng của việc sử dụng hình ảnh thơ đó.
Câu 3:(1,0 điểm) Xác định khởi ngữ trong đoạn văn sau :
 “Cái tư tưởng trong nghệ thuật náu mình, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay, ta không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được”
 ( Nguyễn Đình Thi- Tiếng nói của văn nghệ )
Câu 4: (1,0 điểm)
 Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý:
 Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
 - Vô ăn cơm !
 Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
 - Cơm chín rồi !
 Anh cũng không quay lại. ( Nguyễn Quang Sáng )
	
Câu 5: (5,0 điểm) 
Cảm nhận của em về bài thơ : “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

---------------------------------------------------------------------------------------------------












Đề 3: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
 	Môn: NGỮ VĂN 9 	
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu1: ( 1,0điểm)
	Em có nhận xét gì về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ của nhà thơ Y Phương trong bài thơ : “ Nói với con”
Câu 2: ( 2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ : “ Sang thu” của Hữu Thỉnh
Câu 3:(1,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học về liên kết câu , em hãy chỉ ra lỗi liên kết trong đoạn văn sau và nêu cách chữa lại cho phù hợp:
 “ Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.” 
 	( Báo )
Câu 4: (1,0 điểm)
Hãy điền vào chỗ …………. trong các đoạn trích sau thành phần phụ chú cho phù hợp và nêu rõ ý nghĩa của phần phụ chú đó:
- Mùa xuân nho nhỏ ……………… thể hiện khát vọng hòa nhập và dâng hiến cho đời của tác giả.
- “Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được 
Nghe con”
(………………)
	
Câu 5: (5,0 điểm) 
Suy nghĩ của em về bài thơ: “ Nói với con” của Y Phương. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------















Đề 4: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
 	Môn: NGỮ VĂN 9 	
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu1: ( 1,0điểm)
	Người cha muốn nói với con điều gì qua những dòng thơ sau:
“ Người đồng mình thô sơ da thịt
 Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Còn quê hương thì làm phong tục
 Con ơi tuy thô sơ da thịt
 	 Lên đường
 Không bao giờ nhỏ bé được 
 Nghe con”
(Y Phương, Nói với con)
Câu 2: ( 2,0 điểm)
Chép lại khổ thơ đầu bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và nhận xét về hình ảnh thơ trong khổ thơ này.
Câu 3:(1,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 câu có nội dung giới thiệu về một tác phẩm mà em yêu thích trong đó có sử dụng thành phần cảm thán.
Câu 4: (1,0 điểm)
Điền vào lượt thoại của B một hàm ý có nội dung phù hợp với lời thoại của A:
 A: Bạn làm hết các bài ôn tập chưa?.
 B: ……………………………………
 A:Thế à!.
	
Câu 5: (5,0 điểm) 
Phân tích bài thơ: “ Sang thu” của Hữu Thỉnh. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------






File đính kèm:

  • docDE Kiem tra giua HKIINGU VAN9.doc
Đề thi liên quan