Đề 1 thi thử đại học lần 2 năm 2012-2013 môn hoá học - khối b thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc6 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1 thi thử đại học lần 2 năm 2012-2013 môn hoá học - khối b thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM 2012-2013
MÔN HOÁ HỌC - KHỐI B
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) 
Mã đề thi 207
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí A khô (H2, CO, CO2). Cho A qua dung dịch Ca(OH)2 thì còn lại hỗn hợp khí B khô (H2, CO). Một lượng khí B tác dụng vừa hết 8,96 gam CuO thấy tạo thành 1,26 gam nước. %CO2 (theo V) trong A là:
A. 29,16%	B. 11,11%	C. 30,12%	D. 20%
Câu 2: Cho hỗn hợp a mol Fe(NO3)2, b mol Fe(OH)3 và c mol FeCO3 vào bình chân không, kín. Nung nóng đến phản ứng hoàn toàn. Điều kiện để sau phản ứng thu được phần chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất là:
A. b = a + c	B. a = b	C. a = c	D. a = 2c
Câu 3: Cho các chất: 1,1-đicloetan; 2,2-điclopropan; 3-clopropen; 1,2-đibrompropan; 2,2-điclobutan; 1,2- đibrombutan. Số chất khi tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư, đun nóng tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 là:
A. 3	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Câu 4: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:
 • X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy 
 • X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối 
 • Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T theo thứ tự là:
A. Al; Na; Fe; Cu	B. Al; Na; Cu; Fe	C. Na; Fe; Al; Cu	D. Na; Al; Fe; Cu
Câu 5: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là
A. 6.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Câu 6: Một hiđrocacbon mạch hở A tác dụng với HCl tạo sản phẩm chính là 2 - clo - 3 metylbutan. Tên gọi của A là:
A. 3 – metylbut-1–en	B. 2 – metylbut-1–en
C. 2 – metylbut-2–en	D. 3 – metylbut-2–en
Câu 7: Xét phản ứng:	Cu2S+ H+ + NO3-- ® Cu2++SO42− + NO + H2O
Số mol H+ để phản ứng vừa đủ với 0,03 mol Cu2S là:
A. 0,08 mol	B. 0,10 mol	C. 0,32 mol	D. 0,16 mol
Câu 8: Cho các cặp chất sau (các chất điện li mạnh đều ở dạng dung dịch) :
1) NaHSO3 + NaOH. 2) Fe(NO3)2 + HCl. 3) Na2CO3 + H2SO4 .4) KCl + NaNO3
5) CuCl2 + AgNO3. 6) NH4Cl + NaOH. 7) CuCl2 + H2S(khí). 8) FeCl3 + HI.
9)CuS + HCl. 	10)AlCl3 + Na2CO3 11)F2(khí) + O2(khí) 12)Cl2(khí) + Br2 + H2O. 
Số cặp chất xảy ra phản ứng là
A. 7 .	B. 10.	C. 9.	D. 8.
Câu 9: X là tetrapeptit Ala-Gl y-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 68,1.	B. 19,455.	C. 78,4	D. 17,025.
Câu 10: Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ một thời gian, thu được dung dịch X chứa hai chất tan có cùng nồng độ mol, đồng thời thấy khối lượng dung dịch giảm 9,28 g so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 g bột Fe vào dung dịch X, đun nóng khuấy đều thu được NO là sản phẩm khử duy nhất, dung dịch Y và chất rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là:
A. 11,48 g	B. 10,24 g	C. 13,64 g	D. 15,08 g
Câu 11: Hỗn hợp X gồm 0,05 mol HCHO và một anđehit E. Cho hỗn hợp này tác dụng với Ag2O dư trong dung dịch NH3 thu được 34,56 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được 6,16 gam CO2. Xác định công thức của E.
A. O=CH-CH=O	B. CH3CH2CH=O
C. CH3CH=O	D. O=CH-CH2-CH=O
Câu 12: Có các nhận định sau đây: 
1) Các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng gương. 
2) Ancol etylic tác dụng được với natri nhưng không tác dụng được với CuO đun nóng. 
3) Tất cả các đồng phân ancol của C4H9OH đều bị oxi hoá thành anđehit hoặc xeton tương ứng. 
4) Crezol có tính axit yếu hơn phenol. 
5) Các este đơn chức (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O) khi thuỷ phân trong môi trường kiềm đều cho sản phẩm hữu cơ là muối và ancol.
6) Trong môi trường kiềm, đun nóng, Cu(OH)2 oxi hóa glucozơ cho kết tủa đỏ gạch.
Số nhận định sai là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Có thể phân biệt glixerol và lòng trắng trứng bằng phản ứng màu với dung dịch HNO3 đặc.
B. Tất cả các peptit và protein trong môi trường kiềm đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
C. Các aminoaxit là những chất rắn kết tinh không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
D. Các dung dịch glyxin, alanin, valin, anilin đều không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 14: Cho các chất Cu, FeO, S, Fe(NO3)3, FeCO3, Cr(NO3)2, FeI2, ZnS, Fe(OH)2. Số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng không thu được khí nào khác ngoài khí SO2?
A. 8	B. 6	C. 7	D. 5
Câu 15: Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau: 
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. 
- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140oC tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). 
Hiệu suất phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là
A. 30% và 30%.	B. 20% và 40%.	C. 25% và 35%.	D. 40% và 20%.
Câu 16: Một hỗn hợp chất rắn gồm: Al, Al2O3, Al(NO3)3. Nung hỗn hợp trong môi trường không có oxi tới phản ứng hoàn toàn được chất rắn X và chất khí Y có tỷ khối so với H2 là 21,8. Thành phần của X và Y.
A. X = (Al + Al2O3); Y = (NO2)	B. X = (Al2O3); Y = (NO2 + O2)
C. X = (Al2O3); Y = (NO2)	D. X = (Al + Al2O3); Y = (NO2 + O2)
Câu 17: Cho phản ứng sau( có đun nóng):
 	o- Cl -C6H4(CH2Cl) + NaOH loãng dư ® sản phẩm hữu cơ X + NaCl. 
X là chất nào sau đây?
A. o-C6H4(CH2OH)(OH)	B. o-Cl-C6H4(CH2OH)
C. o-C6H4(CH2ONa)(ONa)	D. o-C6H4(CH2OH)(ONa)
Câu 18: Phát biểu nào đúng?
A. Hợp kim Zn-Cu trong dung dịch HCl thì Zn đóng vai trò catot.
B. Quá trình ăn mòn gang trong không khí ẩm, chất oxi hóa là H+.
C. Bảo vệ ống thép trong lòng đất theo phương pháp điện hóa là gắn các khối Sn.
D. Sự ăn mòn điện hóa phá hủy thép vỏ tàu biển thành Fe2O3.nH2O.
Câu 19: Thí nghiệm nào chắc chắn có bọt khí xuất hiện:
A. Cho dd Fe(NO3)3 dư vào dd Na2CO3.
B. Cho một mảnh Al vào dd H2SO4 đặc, dư.
C. Cho một hạt Zn tác dụng với dd HNO3 loãng dư
D. Cho dung dịch HCl tác dụng với dd Na2CO3.
Câu 20: Hỗn hợp A gồm O2 và O3 có tỷ khối đối với H2 là 19,2. Hỗn hợp B gồm H2 và CO. Thể tích của hỗn hợp A vừa đủ để oxi hoá 22,4 lít hỗn hợp B là:
A. 8,8 lít	B. 8,3 lít	C. 7,8 lít	D. 9,3 lít
Câu 21: Cho hỗn hợp bột chứa 0,01 mol Al và x mol Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 6,16 gam kim loại. Giá trị của x là:
A. 0,05 mol.	B. 0,035 mol.	C. 0,03 mol.	D. 0,025 mol.
Câu 22: Pha các dung dịch sau: 
(1) Lấy 0,155 gam Na2O pha thành 500 ml dung dịch X.
(2) Lấy 4,59 gam BaO pha thành 2 lít dung dịch Y.
(3) Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M thành 500 ml dung dịch Z.
(4) Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08M với 250 ml dung dịch NaOH 0,16M thành 500 ml dung dịch P.
Số dung dịch có pH bằng nhau là: (Các chất phân li hoàn toàn)
A. 0	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 23: Cho CBHH:  2SO2 (k) + O2 (k) D 2SO3 (k)  Thêm vào bình một lượng khí SO2. Tại tráng thái CBHH mới thì nồng độ chất nào lớn hơn so với trạng thái cân bằng ban đầu? (Thể tích bình không đổi).
A. SO2, SO3.	B. SO3.	C. SO2.	D. O2, SO2, SO3.
Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng : C2H2 X Y CH3COOH. Trong các chất C2H6, C2H4, CH3CHO, CH3COOCH=CH2,CH3COOCH3. Số chất phù hợp với chất X ở sơ đồ trên là : ( mỗi mũi tên là một phản ứng).
A. 3.	B. 1	C. 2.	D. 4
Câu 25: Nhóm nào được xếp các dung dịch (cùng nồng độ) theo chiều tằng dần về độ pH
A. HNO3; H2S; NaCl; KOH.	B. HNO3; KOH; NaCl; H2S.
C. H2S; NaCl; HNO3; KOH.	D. KOH; NaCl; H2S ; HNO3.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 171,0.	B. 165,6.	C. 112,2.	D. 123,8.
Câu 27: Dãy gồm các phân tử có cùng một kiểu liên kết :
A. HCl, Na2S, NaCl, N2O	B. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl
C. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3	D. Cl2, Br2, MgI2, HCl
Câu 28: Điện phân 200ml KOH 2 M (d = 1,1g/cm3) tới khi ở catot thoát ra 22,4 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân có nồng độ % là:
A. 10,18%	B. 38,09%.	C. 11,09%	D. 10,9%
Câu 29: Khi cho amino axit X tác dụng với ancol đơn chức Y trong môi trường HCl khan, người ta thu được hợp chất Z có công thức phân tử là C4H10O2NCl. Hãy cho biết có bao nhiêu cặp X, Y thỏa mãn?
A. 2	B. 5	C. 3	D. 4
Câu 30: Hòa tan hết 26,5 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là
A. 86,5 gam.	B. 95,2 gam.	C. 99,7 gam.	D. 88,7 gam.
Câu 31: Cho a gam axit no, 2 chức X tác dụng với NaHCO3 thu được 5,6 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được 9 gam H2O. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo ?
A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 32: Các chất khí X, Y, Z, R, S và T lần lượt được tạo ra từ các quá trình tương ứng sau:
(1) Thuốc tím tác dụng với dung dịch axit clohiđric đặc. 
(2) Sắt sunfua tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
(3) Nhiệt phân kaliclorat, xúc tác mangan đioxit.
(4) Nhiệt phân quặng đôlomit .
(5) Amoni clorua tác dụng với dung dịch natri nitrit bão hòa.
(6) Oxi hóa quặng pirit sắt.
Số chất khí làm mất màu thuốc tím là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 33: Dung dịch hỗn hợp A chứa x mol Ag+; y mol H+ và 0,18 mol . Cho 3,36 gam bột Fe vào dung dịch A, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít NO ( đktc) là sản phẩm khử duy nhất, dung dịch B và m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 9,72 g	B. 8,64 g	C. 6,48 g	D. 10,80 g
Câu 34: Nhận xét sau đây không chính xác:
A. Các chất hữu cơ phần lớn đều dễ cháy, dễ bay hơi.
B. Tính chất của chất hữu cơ chỉ phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của chất hữu cơ đó.
C. Phản ứng hữu cơ thường chậm và theo một hướng nhất định
D. Các chất hữu cơ luôn có nguyên tố C nhưng có thể không chứa nguyên tố H.
Câu 35: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7 ; (4) poli(etylen – terephtalat); (5) nilon – 6,6 ; (6) poli(vinyl axetat); (7) poli(phenol – fomanđehit), (8) tơ olon. Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng gồm
A. (3), (4), (5), (6)(8).	B. (2), (3), (5), (7).
C. (3), (4), (5), (7).	D. (1), (3), (4), (5).
Câu 36: Hỗn hợp Y gồm ba hiđrocacbon có tỉ khối so với hiđro là 16,5. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,20 mol hỗn hợp Y, sản phẩm cháy lần lượt cho qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng khối lượng bình 1 tăng 10,80 gam, bình 2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 88,65.	B. 78,80.	C. 59,10.	D. 98,50.
Câu 37: Cho các phát biểu sau:
	(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
	(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
	(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
	(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
	Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 38: Tỉ khối hơi của hỗn hợp 2 anđehit X, Y đối với heli bằng 14,5 với mọi tỉ lệ giữa X và Y. Cho 17,4 gam hỗn hợp X và Y( số mol X bằng số mol Y) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được số mol Ag tối đa là:
A. 0,9	B. 0,8	C. 1,2	D. 0,6
Câu 39: Có các nhận định sau đây: 	
1) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. 
2) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. 	
4) Saccarozơ làm mất màu nước brom. 	
5) Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng. 	
6) Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm -OH kề nhau. 	
7) Glucozơ tác dụng được với nước brom. 	
Số nhận định đúng là
A. 7.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Câu 40: X là hỗn hợp gồm propan, xiclopropan, butan và xiclobutan. Đốt m gam X thu được 63,8 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Thêm H2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 26,375. Tỉ khối của X so với H2 là:
A. 23,95	B. 25,75	C. 22,89	D. 24,52
Câu 41: X là một phi kim có số oxi hóa dương cao nhất bằng số oxi hóa âm thấp nhất (tính theo trị tuyệt đối) và khối lượng phân tử oxi cao nhất của X gấp 4,176 lần khối lượng phân tử của hợp chất khí X với hiđro. X là:
A. Asen	B. Nitơ	C. Photpho	D. Lưu huỳnh
Câu 42: Hòa tan 10,4 gam Crom bằng 200 gam dung dịch chứa HCl 18,25%. Sục không khí vào dung dịch sau phản ứng đến phản ứng hoàn toàn. Tính khối lượng của dung dịch sau cùng.
A. 212 gam	B. 211,6 gam	C. 210 gam	D. 209,8 gam
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol gluxit X cần 26,88 lít O2 thu được 52,8 gam CO2 . Nếu thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X, rồi cho hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch chứa AgNO3 dư trong NH3 , thu được tối đa bao nhiêu gam Ag.
A. không xác định.	B. 43,2 gam	C. 21,6 gam	D. 32,4 gam
Câu 44: Cho 0,3 mol phenol trùng ngưng với 0,25 mol HCHO (xt H+,t0 ) ( hspư 100% ) thu được bao nhiêu gam nhựa phenolfomanđehit mạch thẳng?
A. 15,9 gam	B. 10,6 gam	C. 21,2 gam	D. 26,5 gam
Câu 45: Cho các phát biểu sau 
Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon
Moocphin và cocain là các chất ma túy
	Số phát biểu đúng là
A. 2	B. 4	C. 3	D. 1
Câu 46: Trường hợp nào sau đây thu được dung dịch màu tím?
A. Hòa tan I2 vào dung môi CCl4 không màu.
B. Cho CuSO4 vào dung dịch (fructozơ + NaOH).
C. Cho I2 vào dung dịch hồ tinh bột.
D. Thêm Cu(OH)2 vào dung dịch Gly-Ala.
Câu 47: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl; 	
(2) Cho CuS + dung dịch HCl
(3) Cho FeS + dung dịch HCl; 	 
(4) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3
(5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch NaOH; 	
(6) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch NaOH
(7) Cho Zn vào dung dịch NaHSO4
Số thí nghiệm có tạo ra chất khí là:
A. 4	B. 6	C. 5	D. 3
Câu 48: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 thấy có 0,3 mol khí NO2 sản phẩm khử duy nhất thoát ra, nhỏ tiếp dung dịch HCl vừa đủ vào lại thấy có 0,02 mol khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 29,64 g	B. 19,5 g	C. 26,92 g	D. 24,27 g
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn các chất sau : FeS2, Cu2S, Ag2S, HgS, ZnS trong oxi (dư). Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số phản ứng tạo ra oxit kim loại là
A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 50: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic. Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với X là 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là
A. 0,2 lit	B. 0,25 lít	C. 0,1 lít	D. 0,3 lit
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docĐH_LẦN_2_2012_2013_HOA_B_207.doc