Đề 1: thời gian 150’

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1: thời gian 150’, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ I :
 Thời gian 150’.
A/ Trắc nghiệm : ( 6đ )
Chọn và khoanh tròn đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau :
Sự nhân đôi của NST xảy ra ở :
kì đầu	c. Kì cuối
Kì trung gian	d. kì sau.
Sự phân li của các NST diễn ra ở:
a. Kì giữa.	c. Kì sau.
b. Kì cuối	d. Kì đầu
3) Trong nguyên phân, sự phân chia tế bào chất để tạo ra 2 tế bào con ở :
a. Kì sau	c. Kì đầu.
b. Kì giữa	d. Kì cuối.
4) Cấu trúc điển hình của NST được thể hiện rõ nhất ở :
a. Kì giữa.	c. Kì sau.
b. Kì trung gian.	D. Kì đầu.
5) Nguyên nhân của sự vận chuyển máu trong động mạch:
a. Sự chênh lệch huyết áp trong hệ mạch.
b. Nhờ sự đàn hồi của thành mạch.
c. Sự co bóp các cơ bắp ảnh hưởng thành tĩnh mạch; sức hút của lồng ngực(khi hít vào) và của tâm nhĩ khi thở ra.
d. Hai câu a và b đúng.
6) Biến dị tổ hợp là gì ?
a. Những kiểu hình mới do tổ hợp lại.
b. Những kiểu hình mới khác bố mẹ do tổ hợp lại.
c. Những kiểu hình mới khác kiểu hình bố mẹ do tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.
d. Những kiểu hình mới khác kiểu hình bố mẹ do các nguyên nhân khác với sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.
7) Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào có Hb kết hợp khá chặt, khó phân tách?
a. Hb + O2 à	HbO2. c. Hb + CO	à	HbCO.
b. Hb + CO2 à	HbCO2 d. Hai câu a, b đúng.
8) Phép lai nào dưới đây sẽ cho thế hệ sau phân tính ? (3:3:1:1)
a. Aabb	x	AaBB	c. AaBb	x	AABb
b. AaBb	x	aaBb	d. AaBb	x	AaBB
9) Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện kiểu hình có 2 tính trạng lặn?
a. AaBb	x	aaBB	c. AaBb	x	AABb
b. AaBb	x	aaBb	d. AaBb	x	aabb.
10) Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu gen ít nhất ?
a. AaBb	x	AaBb	c. Aabb	x	aaBb
b. AaBb	x	Aabb	d. AaBB	x	aaBB
11) Bố có nhóm máu A, có 2 đứa con, một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O. Đứa con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố ?
a. Đứa con có nhóm máu A c. Hai câu a, b đúng
b. Đứa con có nhóm máu O d. Hai câu a, b sai. 
12) Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào xảy ra do:
a. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn.
b. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao hơn.
c. Áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 thấm từ máu vào phế nang.
d. Áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu. 
 13) Lượng ADN trong tế bào của cơ thể sinh vật được tâp trung chủ yếu ở bộ phận nào ?
a. Màng sinh chất.	c. Chất tế bào.
b. Nhân	d. Ti thể và lạp thể.
14 ) Ở tế bào động vật, lượng ADN trong giao tử bằng bao nhiêu phần so với trong tế bào sinh dưỡng?
a. Bằng ½.	c. Bằng ¼.
b. Bằng 1/3.	d. Bằng nhau
15) Khi cơ làm việc nhiều sẽ gây thở gấp vì:
a. Cơ thải nhiều CO. Hb kết hợp với CO tạo thành HbCO tác động lên trung khu hô hấp và gây thở gấp để tăng O2 cung cấp cho cơ.
b. Cơ thải nhiều O2 . Hb kết hợp với O2 tạo thành HbO2 tác động lên trung khu hô hấp và gây thở để tăng O2 cung cấp cho cơ.
c. Cơ thải nhiều CO2. Khí CO2 kết hợp với H2O thành axit cacbônic. Axit cacbônic có trong máu qua hành tuỷ sẽ tác động lên trung khu hô hấp và gây thở gấp để tăng O2 cung cấp cho cơ.
d. Ba câu a, b, c sai.
 16) Nếu phép lai ở thế hệ P là (Ab/Ab	x	aB/aB) thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ thế nào ? Biết rằng gen A và gen B cùng trong một nhóm gen liên kết, A trội hoàn toàn so với a và B trội hoàn toàn so với b.
a. 1 : 1 	c. 1 : 2 : 1.
b. 3 : 1.	d. 1: 1: 1: 1.
17) ADN tự nhân đôi khi NST ở trạng thái như thế nào ?
a. Trạng thái sợi kép.	c. Trạng thái đóng xoắn.
b. Trạng thái sợi đơn.	d. Trạng thái sợi mảnh chưa xoắn.
18) Gan tham gia vào quá trình bài tiết bằng các cách sau đây:
a. Điều hoà glucôzơ, điều hoà các axitamin, điều hoà protein huyết tương, điều hoà lipit.
b. Dự trữ vitamin và các nguyên tố vô cơ , sinh nhiệt, dự trữ máu.
c. Tạo ra urê, phá huỷ hồng cầu già, khử độc.
d. Hai câu a, b đúng. 
19) Quá trình tổng hợp ARN diễn ra ở giai đoạn nào của chu kì tế bào ?
a. Ở kì trung gian, lúc các NST ở dạng sợi mảnh và chưa nhân đôi.
b. Ở kì trung gian, lúc các NST ở dạng sợi mảnh và đã nhân đôi.
c. Ở kì đầu của nguyên phân.
d. Ở kì cuối của nguyên phân.
20) Phần tuỷ của thận có chứa:
a. Nang cầu thận. b. Cầu thận.
c. Tháp thận. d. Hai câu a và b đúng
21) Bản chất của mối liên hệ giữa gen (ADN) và mARN là gì ?
a. Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
b. Chỉ một mạch gen làm khuôn mẫu tổng hợp nên mARN.
c. Trình tự các Nu của gen quy định trình tự Nu của mARN.
d. Trình tự các Nu trên mạch khuôn mẫu của gen quy định trình tự Nu của mARN.
22) Một đoạn ADN có 40 chu kì xoắn. Số Nu của nó là bao nhiêu ?
a. 200.	b.400.	c.800.	d.1600.
23) Nước tiểu đầu được hình thành do:
a. Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận.
b. Quá trình lọc máu xảy ra ở nang cầu thận.
c. Quá trình lọc máu xảy ra ở ống thận.
d. Quá trình lọc máu xảy ra ở bể thận.
24) Một đột biến cấu trúc NST ở lúa mạch đã tạo ra một loại enzim thuỷ phân tinh bột với hiệu quả cao hơn bình thường. Đó là dạng đột biến cấu trúc NST nào dưới đây ?
a. Mất đoạn.	b.Lặp đoạn.	c.Chuyển đoạn.	d. Đảo đoạn.
B/Tự luận : (14đ).
Hãy phân tích để chứng minh rằng cấu tạo của ruột non thích ứng hoạt động tiêu hoá hoá học mạnh nhưng yếu ở tiêu hoá lí học ? (2đ).
Biến dị tổ hợp là gì ? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào ? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ? (2 đ).
So sánh định luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về 2 cặp tính trạng. (3đ).
Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật ? Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá ? Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này nhằm mục đích gì ? (3đ).
Ở người, gen trội M quy định mắt bình thường, gen lặn tương ứng m quy định mắt mù màu (không phân biệt màu đỏ với màu lục). Các gen này nằm trên NST X. Bố bị bệnh mù màu, mẹ không bị bệnh mù màu. Các con của họ có thể sẽ như thế nào đối với bệnh mù màu? Giả thiết không xảy ra đột biến ? (4đ).
ĐÁP ÁN ĐỀ 1:
Trắc nghiệm(6đ): Gồm 24 câu, mỗi câu đúng được 0,25đ. 
1-b; 2-c; 3-d; 4-a; 5-d; 6-c; 7-c; 8-b; 9-a; 10d; 11-b; 12-a; 13-b; 14-a; 
15-c; 16-c; 17-d; 18-c; 19-a; 20-c; 21-d; 22-c; 23-a; 24-b;
B. Tự luận(14đ)
1). 2đ
a. Cấu tạo ruột non thích ứng với hoạt động mạnh của tiêu hoá hoá học: ( 1đ)
- Ở miệng và dạ dày, thức ăn được biến đổi về mặt hoá học rấtít. Ruột non có nhiệm vụ biến đổi hoá học toàn bộ thức ăn thành những sản phẩm dinh dưỡng đơn giản để hấp thu.
- Thành của ruột non có rất nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột. Ruột non còn nhận dịch tụy do tuyến tụy và dịch mật do tuyến gan tiết ra. Sự phối hợp của ( các enzim) dịch ruột, dịch tụy và dịch mật biến đổi hoàn toàn thức ăn thành các sản phẩm đơn giản nhất.
b. Cấu tạo ruột non thích nghi với hoạt động yếu ở tiêu hoá lí học: ( 1đ)
- Có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng thành mỏng hơn, lớp cơ chỉ có 2 loại là cơ dọc và cơ vòng. Hoạt động co rút của cơ ruột non cũng yếu, do vậy tiêu hoá lí học của ruột non rất yếu.
- Qua tiêu háo lí học ở miệng và dạ dày, thức ăn đã mềm, nhuyễn. Sự co rút của thành ruột non chủ yếu là tạo lực để đẩy thức ăn di chuyển dần trong ruột.
2). 2đ.
a. BDTH là : Sự PLĐL của các cặp tính trạng dẫn đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P.(0,5đ)
b. BDTH được xuất hiện phong phú ở hình thức sinh sản hữu tính ( giao phối ).(0,5đ)
c. Ở các loài sinh sản giao phối,biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính vì:
 Ở các sinh vật bậc cao, kiểu gen có rất nhiều gen, các gen này thường tồn tại ở thể dị hợp, sự PLĐL trong quá trình giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và sự tổ hợp tự do ngẫu nhiên của chúng trong thụ tinh sẽ tạo ra vô số loại hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau làm xuất hiện số kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu là cực kì lớn, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.(1đ)
3). So sánh định luật PLĐL và hiện tượng DTLK về 2 cặp tính trạng (3đ)
a. Gống nhau:(1đ)
- Đều là các định luật và hiện tượng phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng.
- Đều có hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn.
- Cơ chế di truyền đều dựa trên sự phân li của gen trên NST trong phát sinh giao tử và tổ hợp gen từ các giao tử trong thụ tinh.
 - P thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đều mang kiểu hình với 2 tính trạng trội.
 b. Khác nhau: (2đ)
Định luật phân li độc lập
Hiện tượng di truyền liên kết
Mỗi gen nằm trên 1 NST( hay 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau)
Hai gen nằm trên 1 NST (hay 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng)
Hai cặp tính trạng DTĐL và không phụ thuộc vào nhau
Hai cặp tính trạng di truyền không độc lập và phụ thuộcvào nhau
Các gen PLĐL trong giảm phân tạo giao tử
Các gen phân li cùng với nhau trong giảm phân tạo giao tử
Làm xuất hiện nhiều BDTH
Hạn chế xuất hiện BDTH
(3đ)
Hiện tượng thoái hoá:( 1đ)
 - Do tự thụ phấn ở cây giao phấn: Sức sống kém, phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, bị chết. Nhiều dòng biểu hiện bạch tạng, thân lùn, dị dạng, hạt ít…
 - Do giao phối gần ở động vật: Sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non…
 b. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá:(1đ) Tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể giảm, tỉ lệ thể đồng hợp tăng do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp gây hại. Đến thế hệ n dị hợp chỉ còn ( ½ )n, thể đồng hợp trội và lặn: 1 – ( ½ )n việc hình thành dạng đồng hợp giảm dần ưu thế lai, giống cây trồng, vật nuôi thoái hoá. Sơ đồ minh hoạ: Gen trội A không gây hại, gen lặn a gây hại.
	P:	Aa	x	Aa
	F1:	¼ AA : 2/4 Aa : ¼ aa
	F2 :	3/8 AA : ¼ Aa : 3/8 aa
Trong chọn giống, người ta dung phương pháp này nhằm mục đích: (1đ)
- Củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn.
- Đánh giá kiểu gen, phát hiện gen xấu, loại bỏ các gen xấu ra khỏi quần thể.
- Tạo dòng thuần chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai.
5). Bài toán: (4đ)
Theo đề bài : Bố bị bệnh mù màu nên có kiểu gen là : XmY, giảm phân cho 2 loại tinh trùng là: 
1 loại mang NST Xm và 1 loại mang NST Y.
Mẹ không bị bệnh mù màu nên kiểu gen có 2 khả năng : Hoặc XMXM hoặc XMXm.
	 vậy các con của họ có 2 khả năng sau: 
Khả năng thứ nhất: Khi mẹ có kiểu gen XMXM cho ra 1 loại trứng mang NST XM . Bố cho 2 loại tinh trùng. Các con của họ sẽ như sau:
P : Mắt mù màu	x	 Mắt bình thường
	XmY	XMXM
Gp :	Xm : Y	 XM
F1 : 	Con gái XMXm	:	Con trai XMY
Kết luận : Không có con nào bị bệnh mù màu.
Khả năng thứ 2: Khi mẹ có kiểu gen XMXm cho ra 2 loại trứng : 1 loại mang NST XM và 1 loại mang NST Xm . Bố cho 2 loại tinh trùng. Các con của họ có thể sẽ như sau:
P : Mắt mù màu	x	 Mắt bình thường
	XmY	XMXm
Gp :	Xm : Y	XM : Xm
F1 : Con gái XMXm: XmXm : Con trai XMY: XmY
Kết luận : 
+ Con gái : 50% bình thường : 50% bị bệnh mù màu.
+ Con trai : 50% bình thường : 50% bị bệnh mù màu.
ĐỀ II : thời gian 150 phút.
A/ trắc nghiệm (6đ).
Chọn và khoanh tròn đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau :
Trong nguyên phân có hiện tượng tiêu biến màng nhân để thuận lợi cho sự phân chia nhân và chất tế bào. Hiện tượng này diễn ra vào thời kì nào? 
a. Kì đầu	c. Kì trung gian và kì đầu.
b. Kì giữa.	d. kì đầu và kì giữa.
2) Nguyên phân là một quá trình :
a. Giúp tăng số lượng tế bào làm cho cơ thể đa bào lớn lên.
b. Giúp bổ sung cho những tế bào già và chết, tế bào bị tổn thương của cơ thể.
c. Duy trì bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ tế bào.
d. Cả a, b, c đều đúng.
3) Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân gây mỏi cơ chủ yếu là:
a. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều glucôzơ.
b. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều ôxi.
c. Các tế bào thải ra nhiều CO2.
d. Thiếu ôxi cùng với sự tích tụ axit lactic gây đầu độc cơ.
 4) Kết quả kì cuối của giảm phân I, các NST nằm gọn trong nhân với số lượng :
a. 2n(đơn).	b. n(kép).	c. n(đơn).	D. 2n(kép).
5) Tiểu cầu tăng khi:
a. Bị chảy máu. c. Bị bệnh thiếu máu ác tính.
b. Bị dị ứng. d. Hai câu a và b đúng.
 6) Hoạt động của các NST diễn ra như thế nào ở kì sau của Giảm phân I ?
a. 2n NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
b. Các cặp NST kép phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
c. Các cặp NST kép phân li đồng đều về hai cực của tế bào.
d. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
7) Số hồng cấu trong máu tăng lên khi:
a. Ôxi trong máu giảm như chảy máu cấp tính, sống ở nơi có áp suất ôxi trong khí quyển thấp.
b. Ôxi trong máu tăng như lao động nhiều, sống ở nơi có áp suất không khí cao.
c. Hai câu a và b đều đúng.
d. Hai câu a và b đều sai.
8)Thế nào là cặp NST tương đồng ?
a. Là cặp NST chỉ tồn tại trong tế bào sinh dưỡng.
b. Là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi.
c. Là cặp NST gồm 2 chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
d. Cả a & b.
9) Huyết tương khi mất chất sinh tơ máu (Fibrinogen) sẽ tạo thành:
a. Tơ máu.	c. Huyết thanh.
b. Cục máu đông.	d. Bạch huyết
10) Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội :
a. Giao tử 	b. Hợp tử.	c. Tế bào sinh dưỡng.	d. Cả a, b, và c.
11) Huyết áp cao nhất là ở:
a. Động mạch phổi.	c. Động mạch nhỏ.
b. Động mạch chủ.	d. Tĩnh mạch chủ.
12) Một gen có 2700 Nu và có hiệu số giữa A và G = 10% số Nu của gen. Số lượng từng loại Nu của gen là bao nhiêu ?
a. A = T = 405 NU & G = X = 270 Nu.	c. A = T = 1215 Nu & G = X = 810 Nu.
b. A = T = 1620 Nu & G = X = 1080 Nu.	d. A = T = 810 Nu & G = X = 540 Nu.
13) Làm cho tim đập nhanh và mạch co lại là chất:
a. Ađrênalin.	c. Insulin.
b. Axêtincôlin.	d. Glucagôn.
14) Bản chất của gen là gì ?
a. Là một đoạn phân tử ADN chứa thông tin di truyền.
b. Bản chất của gen là có khả năng tự nhân đôi.
c. Bản chất của gen là 1 đại phân tử gốm nhiều đơn phân.
d. Cả a & b.
15) Giảm phân là cơ sở cho quá trình nào dưới đây ?
a. Trao đổi chất.	 	c. Sinh sản
b. Sinh trưởng và phát triển.	d. Di truyền 	e. Cả c & d.
16) Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào có Hb kết hợp dễ dàng nhưng lỏng lẻo?
a. Hb + O2	à	HbO2. 	c. Hb + CO 	à 	HbCO.
b. Hb + CO2	à	HBCO2.	d. Hai câu a, b đúng.
17)Giảm phân ở động vật lưỡng bội có những ý nghĩa sinh học nào ?
a. Tạo ra giao tử với bộ NST đơn bội.
b. Tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
c. Duy trì ổn định bộ NST dăc trưng của loài trong các tế bào của cơ thể.
d. Cả a & b
18) Một tinh nguyên bào của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân liên tiếp 4 lần. Sau đó các tinh nguyên bào con đều tham gia giảm phân để tạo giao tử. Số giao tử dược tạo ra là bao nhiêu ?
a. 16.	b.32	c.64.	d.128.
19) Run là sự co cơ liên tiếp góp phần:
a. Giảm sinh nhiệt.	c. Tăng thoát nhiệt.
b. Tăng sinh nhiệt.	d. Làm cơ thể hạ nhiệt.
 20) Nếu phép lai ở thế hệ P là :( AB/AB x	ab/ab) thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào ? Biết rằng gen A và gen B cùng trong một nhóm gen liên kết, A trội hoàn toàn so với a, và B trội hoàn toàn so với b.
a. 1 : 1.	b. 3 : 1.	c. 1 : 2 : 1. 	d. 1 : 1 : 1 : 1.
21) Loại phân tử nào dưới đây đóng vai trò trung gian trong quá trình truyền thông tin di truyền từ các gen trong nhân ra nơi tổng hợp Protein ở chất tế bào ?
a. ADN. 	b. ARN	c. Protein 	d. Nuclêotit.
22) Một đoạn ADN có 3000 đơn phân. Chiều dài của đoạn này là bao nhiêu ?
a. 2040 Ǻ 	b 1020 Ǻ	c. 5100Ǻ	d. 10200Ǻ
23) Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NST. Đó là dạng đột biến cấu trúc NST nào dưới đây?
a. Mất đoạn.	b. Lặp đoạn	c. Chuyển đoạn.	d. Đảo đoạn.
24) Bộ NST của người bị bệnh Đao thuộc dạng nào dưới đây ?
a. 2n +1 	b. 2n – 1.	c. 2n +2	d. 2n -2.
B/Tự luận : (14đ).
Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (2đ).
So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trườg hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của hai hiện tượng trên ? (3đ).
Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là ( 2n+1) và ( 2n – 1). Hậu quả của hiện tượng dị bội thể ? ( 2đ).
Đột biến cấu trúc NST là gì? Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST ? ( 2đ)
Đem thụ phấn 2 thứ lúa đều có thân cao, hạt dài với nhau. Ở F1 thu được lúa thân thấp, hạt tròn.
Xác định kiểu gen hai cây lúa ở P. Viết sơ đồ lai. Cho biết cây thân cao, hạt dài trội hoàn toàn với thân thấp, hạt tròn.(2đ)
Đem thụ phấn cây thân cao, hạt dài ở F1 với cây than thấp, hạt tròn. Xác định tỉ lệ phân li ở F2.(3đ) 
Đáp án đề II:
Trắc nghiệm : (6đ). Mổi câu 0.25 đ)
1. a	2.d	3.d	4.b	5.d	6.b	7.a	8.c	9.c	10.a	11.b	12.d	13.a	
14.a	15.e	16.d	17.d	18.c	19.b	20.b	21.b	22.c	23.a	24.a	
B) Tự luận ( 14đ):
1/ (2đ).
 Phản xạ không điều kiện
 Phản xạ có điều kiện
Bẩm sinh, không qua luyện tập.
Hình thành trong đời sống qua luyện tập 
Có tính chất loài và di truyền
Có tính chất cá thể và không di truyền
Trung ương thần kinh nằm ở trụ não và tuỷ sống
Trung ương thần kinh ở vỏ đại não
Bền vững
Có tính tạm thời, mất đi nếu không củng cố
Xảy ra tương ứng với kích thích 
Xảy ra bất kì, khôg tương ứng với kích thích.
2/ (3đ)
a/ So sánh kết quả di truyền độc lập và lai phân tích : ( 2đ)
Giống nhau : F1 dị hợp hai cặp gen lai phân tích đều tạo ra sự phân tính ở con lai.
Khác nhau : 
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết 
F1 dị hợp hai cặp gen tạo ra 4 loại giao tử nên kết quả lai phân tích cho 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau.
F1 dị hợp 2 cặp gen tạo ra 2 loại giao tử nên kết quả lai phân tích cho 2 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau.
Con xuất hiện kiểu hình mới (biến dị tổ hợp)
Con không xuất hiện kiểu hỉnh mới so với bố mẹ, tức không xuất hiện biến dị tổ hợp.
 b/ Ý nghĩa : ( 1đ)
Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng dược quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
Di truyền phân li độc lập : Tạo ra BDTH là nguyên liệu qua trọng cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
3/ (2đ)
a/ Cơ chế dẫn đến hình thành thể dị bội ( 1đ).
Do một hoặc một vài cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình phân bào trong giảm phân. Kết quả : một giao tử có cà 2 NST của một cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó. Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với những giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là : (2n+1) hoặc (2n-1).
 b/ Hậu quả : Gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở TV, hoặc gây bệnh NST ở người : Bệnh Đao & bệnh Tớcnơ.
 4/ (2đ)
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST, thực chất của dạng đột biến này là sự tăng hay giảm số lượng gen trên NST, sự sắp xếp lại các gen trên NST. (0,75đ)
Nguyên nhân phát sinh : Do các tác nhân vật lí, hoá học là nguyên nhân của yếu. (0,25đ)
Tình chất : Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST gây đảo lộn cách sắp xếp nói trên gây các rối loạn trong hoạt động của cơ thể, dẫn đến bệnh tật, thậm chí gây chết. Một số đột biến cấu trúc NST có lợi. (1đ)
5/ (5đ) * Lập luận : (1đ)
Bố mẹ đều thân cao, hạt dài mà F1 thu được lúa than thấp, hạt tròn chứng tỏ hai thứ lúa ban đầu có kiểu gen dị hợp. ( dị hợp cả hai cặp gen).
Mà than cao, hạt dài là trội…
Quy ước : Gọi A là gen quy định than cao à lúa than cao có kiểu gen A_
 a là gen quy định lúa than thấp à lúa than thấp có kiểu gen aa
 B là gen quy định lúa hạt dài à lúa hạt dài có kiểu gen B_
 B hạt tròn à tròn 	bb
KG của hai cây lúa ở P sẽ là : (1đ)
P : Thân cao, hạt dài 	x	Thân cao, hạt dài.
	 AaBa	 AaBb
GP : AB : Ab : aB : ab	AB : Ab : aB : ab
F1 : 9A - B - : 3 A – bb : 3 aaB- : 1 aabb.
 9 cao, dài : 3 cao, tròn : 3 thấp, dài : 1 thấp. tròn. ( thoả mãn giả thiết)
b) Thụ phấn cây than cao, hạt dài ở F1 với cây thân thấp, hạt tròn. Tỉ lệ phân li ở F2 như sau :
Vì cây than cao, hạt dài ở F1 có 4 kiểu gen như sau : AABB; AABb; AaBB; AaBb à do đó xảy ra 4 trường hợp : ( mỗi trường hợp 0,75đ)
1: F1 : Cao, dài 	x	Thấp, tròn.
	 AABB	 aabb
GF1 	AB	ab
F2 : KG : AaBb
	KH : 100% lúa than cao, hạt dài.
2 : F1 : AABb	x	aabb
GF1 : AB : Ab	ab
F2 : KG : AaBb : Aabb
	KH : 50% than cao, hạt dài : 50% than cao, hạt tròn.
3: F1 : AaBB	x	aabb
GF1 : AB : aB	ab
F2 : KG : AaBb : aaBb
	KH : 50% than cao, hạt dài : 50% than thấp, hạt dài.
4: F1 : AaBb 	x	aabb
GF1 : AB : Ab : aB : ab	ab
F2 : KG : AaBb : Aabb : aaBb : aabb
	KH : 25% than cao, hạt dài : 25% than cao, hạt tròn 
	 25% than thấp, hạt dài : 25% than hấp, hạt tròn.

File đính kèm:

  • doc2 de thi hoc sinh gioi vong truong.doc