Đề 10 kiểm tra khảo sát học kì 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 10 kiểm tra khảo sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------------- ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) A.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Khoanh tròn vào ý kiến đúng nhất 1. Dòng nào sau đây là nội dung chính của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”? A. Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân B. Miêu tả tài sắc và dự báo số phận hai chị em Thúy Kiều. C. Miêu tả tài sắc của Thúy Kiều. D. Miêu tả nội tâm chị em Thúy Kiều 2. Trong câu thơ “ Hoa cười, ngọc thốt đoan trang”, từ hoa được dùng theo phép tu từ nào? A. so sánh B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. Ẩn dụ 3. Cụm từ “ Quạt nồng ấp lạnh” gọi là A. Thành ngữ B. Điển cố C. Tục ngữ D. Hình ảnh tượng trưng 4. Trong các đoạn trích sau đây, đoạn trích nào thể hiện nổi bật về nghệ thuật tả tâm trạng nhân vật ? A. Chị em Thúy Kiều. B. Kiều ở lầu Ngưng Bích. 5. Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thúy Kiều? “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng song kêu quanh ghế ngồi” A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương. C. Buồn nhớ người yêu. B. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình D. Xót xa cho duyên phận lỡ làng. 6. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả nào? A. Nguyễn Đình Chiểu C. Nguyễn Bỉnh Khiêm B. NguyễnTrãi D. Nguyễn Dữ .7. Trong bài thơ “ Đồng chí” , nhà thư Chính Hữu đã sử dụng bút pháp lãng mạn trong câu thơ A. Súng bên súng , đầu sát bên đầu B. Đầu súng trăng treo C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính D. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 8. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn với: A. Tinh thần dũng cảm , bất chấp khó khăn B. Niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ. C. Ý chí chiến đấu vì Miền Nam, có hoài bão cao đẹp. D.Tinh thần yêu nước, quả cảm, nghị lực vượt khó B. PHẦN TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Viết đoạn văn ( từ 8 đến 10 câu) thuyết minh về tác giả Chính Hữu theo cách quy nạp. Câu 2: ( 6 điểm) Đề bài: Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. --------------------------------------------------- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------------- HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT MÔN: NGỮ VĂN 9 A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm) Phần này gồm 8 câu, mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D A B B D B D B. Phần tự luận ( 8,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) HS cần giới thiệu những nét sau: - Tác giả Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. - Ông làm thơ từ năm 1947, thơ ông chỉ viết về hình ảnh người lính và chiến tranh. Tập thơ “ Đầu súng trăng treo” là tác phẩn chính. - Thơ ông toát lên cảm xúc, dồn nén, đắc sắc, ngôn ngữ hình ảnh chọn lọc, hàm súc( phong cách thơ). - Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Câu 2: ( 6 điểm) HS đảm bảo theo yêu cầu sau Mở bài : (1 đ) + Giới thiệu được giấc mơ xảy ra trong hoàn cảnh nào. + Người thân gặp trong giấc mơ là ai ? ( tên, mối quan hệ với người kể), khái quát mức độ thân thiết,và tình cảm của em dành cho người thân đó. Thân bài : (4 đ) + Nêu cụ thể hoàn cảnh nào khiến em có được giấc mơ đó và gặp người thân ra sao. + Những diễn biến của giấc mơ. + Sự việc nổi bật trong mơ mà em nhớ nhất. + Giấc mơ kết thúc như thế nào. Kết bài : (1 đ) Nêu tâm trạng, suy nghĩ của em về người thân đã gặp trong mơ. +Trên đây chỉ là gợi ý khi chấm bài, tùy tình hình làm bài cụ thể của HS mà GV có hướng chấm phù hợp hơn. +Khi làm bài có thể HS không theo trình tự của dàn bài đã gợi ý, miễn HS làm đúng thể loại văn tự sự và trình bày các diễn biến một cách hợp lý là được. +Chú ý yêu cầu của bài viết là phải có xen yếu tố miêu tả, nếu HS chỉ đơn thuần kể việc thì chỉ chấm ở thang điểm trung bình. +Chú ý các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, hình thức trình bày, bố cục, chữ viết,…Nếu sai quá 10 lỗi thì trừ điểm ( 0,25-0,5 đ ), tùy theo mức độ sai của HS. ---------------------------------
File đính kèm:
- van 9_ks1_10.doc