Đề 10 kiểm tra khảo sát học kì 2

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 10 kiểm tra khảo sát học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II

 
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I.Trắc nghiêm: (2 điểm)
 Chọn đáp án đúng nhất rồi ghi lại toàn bộ đáp án đó vào bài làm của mình.
1.Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” sử dụng phương thức biểu đạt giống văn bản nào?
A. Làng B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
C. Bàn về đọc sách D. Lặng lẽ Sa Pa.
2. Dòng nào nêu đúng về hình ảnh “con chim hót”, “cành hoa” , “nót trầm xao xuyến” trong bài thơ:”Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải?
A.Là những gì đẹp nhất của mùa xuân 
B.Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống .
C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
D.Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
3. Ý nào sau đây nói đúng nhất về nghệ thuật bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh
A. Sử dụng câu ngắn gọn , chính xác
B. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ.
C.Sáng tạo những hình ảnh mới mẻ mà vẫn quen thuộc, gợi cảm.
D.Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa triết lí.
4.Từ nhỏ bé trong câu: “ Người đồng mình thô sơ da thịt- Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” được dùng theo nghĩa nào?
A. Nghĩa thực B. Nghĩa so sánh
C. Nghĩa cụ thể D. Nghĩa ẩn dụ.
5.Trong dòng tâm tưởng đang đi trên bãi bồi bên kia sông, Nhĩ (Bến quê- Nguyễn Minh Châu) thấy mình giống nhân vật nào?
A. Một khách du lịch. B. Một nhà thám hiểm
C. Một nhà địa chất D.Một nhà khảo cổ.
6. Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?
A. Tôi đoán chắc chắn trời sẽ mưa. B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩa là sẽ muộn.D. Này, hãy đến đây nhanh lên!
7.Từ gach chân trong câu “Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá” là thành phần gì?
A. Khởi ngữ B. Thành phần biệt lập tình thái.
C. Thành phần biệt lập cảm thán D. Thành phần biệt lập phụ chú
8. Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
A. Suy nghĩ của em về hiện tượng vất rác thải bừa bãi.
B. Bàn về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”
C. Lòng biết ơn thầy cô giáo.
D. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
II.Tự luận: (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Viết đoạn văn từ 8-10 câu có nội dung Tác dụng của việc đọc sách. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ ( Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ đó)
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về những đức tính tốt đẹp của Người đồng mình qua lời người cha nói với con trong bài thơ: Nói với con của Y Phương.?


-----------------Hết--------------
















UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9

 


I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) 
Thí sinh ghi được 8 đáp án đúng, mỗi đáp án cho 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
C
D
B
C
B
D
II. Tự luận : (8.0 điểm)
Câu 1: 3đ.
Kiểu bài : Nghị luận xã hội
- Đúng hình thức một đoạn văn và đủ số câu theo quy định
- Sử dụng khởi ngũ, gạch chân khởi ngữ.
- Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi về dùng từ và câu
- Nội dung: Nêu được những tác động cơ bản của việc đọc sách đối với con người:
+ Cung cấp tri thức-hành trang cần thiết để vào đời.
+ Làm phong phú đời sống tâm hồn, tình cảm, từ đó hoàn thiện nhân cách con người.
( Hs có thể mở rộng thêm)
Câu 2: 5đ
Hình thức: 0.5 đ
- Biết vận dụng các thao tác làm bài văn NLVH.
- Bộc lộ được những cảm xúc mới mẻ, nhận thức của bản thân về đức tính tốt đẹp của người đồng mình.
- Kết hợp các phép lập luận: phân tích, tổng hợp...
- Bố cục mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
Nội dung: 4.5 đ
1.Mở bài: 0.5đ
- Giới thiệu nhà thơ.
- Giới thiệu bài thơ thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái, niềm tự trọng, tự hào với qh- cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
- Hình tượng người đồng mình hiện lên trong bài thơ với những phẩm chất tốt đẹp- vẻ đẹp truyền thống của con người quê hương.
2.Thân bài: 3.5đ
a.Vẻ đẹp của người đồng mình:
- Người đồng mình thơ mộng nghĩa tình: 0.75
+ con người y lao động, yêu cuộc sống và tài hoa, phóng khoáng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua công việc lao động và đời sống tinh thần
+ yêu qh, yêu con người: Y Phương đã chọn những hình ảnh cụ thể mà thân thương, gần gũi: rừng, con đường gợi lên tình cảm của con người với quê hương, điệp ngữ cho nhấn mạnh sự dâng hiến của quê hương. Quê hương ban tặng cho con người hoa thơm trái ngọt, qh là sự gắn kết tình cảm giữa những con người trong cùng một bản làng, xóm thôn..
- Người đồng mình thủy chung gắn bó với quê hương: 0.75đ
+ Nhà thơ đã chọn những hình ảnh: đá ghập ghềnh, thung nghèo đói để gợi tả cuộc sống còn vất vả, nhọc nhằn, gian lao
+ Điệp ngữ không chê, không lo nhấn mạnh khẳng định người đồng mình luôn gắn bó san sẻ với qh, vượt lên hoàn cảnh, sống mạnh mẽ..
- Người đồng mình tự lực tự cường, biết lo toan và mơ ước: 0.75đ
+ HÌnh ảnh cao đo nỗi buồn-xa nuôi chí lớn và đặc sắc là hình ảnh Người đồng mình tự đục đá kê cao qh => tinh thần tự tôn là gốc rễ của niềm kiêu hãnh và tự hào.
c. Đánh giá về vẻ đẹp hình thức và nội dung của bài thơ:
Nghệ thuật: 0.25
- Cảm xúc chân thành, yêu mến ,tự hào.
- Những hình ảnh sinh động giàu ý nghĩa.
- Giọng điệu tâm tình thủ thỉ.
Nội dung: 0.25
- Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của người đồng mình, người cha mong mốn con gìn giữ và phát huy những vẻ đẹp của qh.
3.Kết bài: 0.5đ
- bài thơ là lời trò chuyện với con, nuôi dưỡng tâm hồn con 1 ý thức cội nguồn.
- Vẻ đẹp cuả người đồng mình là bản sắc, là cốt cách có trong mỗi con người.
- bài thơ đem đến cho mỗi con người một thái độ tự tin, mạnh mẽ trước những giá trị bản sắc.Đây là điểu quan trọng trong thời đại hội nhập.

---------------Hết---------------








File đính kèm:

  • docvan 9_ks2_10.doc
Đề thi liên quan