Đề 12 khảo kiểm tra sát học kì 1

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 12 khảo kiểm tra sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
ĐỀ KHẢO KIỂM TRA SÁT HỌC KÌ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)


I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm).
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau?
1. Các văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em có điểm nào giống nhau?
A. Đều đề cập tới một vấn đề.
B. Đều là văn bản nhật dụng.
C. Đều là văn bản thuyết minh.
D. Đều sử dụng phương thức lập luận và tự sự.
2. Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương”?
	A. Là nguyên nhân dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Sinh.
	B. Nói lên nỗi nhớ thương chồng tha thiết.
	C. Là chứng cớ để minh oan cho Vũ Nương.
	D. Hoàn thành tính cách tốt đẹp của Vũ Nương.
3. Nhận xét nào sau đây đúng và đủ về giá trị của “Truyện Kiều”?
	A. Giá trị nhân đạo sâu sắc	B. Giá trị hiện thực lớn lao.
	C. Giá trị hiện thực và nhân đạo	D. Giá trị hiện thực và yêu thương con người
4. Nhân vật trữ tình trong hai bài thơ: “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là ai?
	A. Những người lính	B. Những người nông dân
	C. Những người công nhân	D. Những người trí thức
5. Đoạn văn: “Tiếng mụ chủ nhà….Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập mạnh thình thịch”. (Kim Lân, Làng)
Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu ngôn ngữ nào?
	A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật	
B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
D. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
6. Câu “Tiếng mụ chủ nhà” thuộc kiểu câu nào?
	A. Câu đơn	B. Câu rút gọn	C. Câu phức	D. Câu đặc biệt
Câu 2: Điền từ ngữ thích hợp cho khái niệm sau: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, (1)…………….và diễn biến (2)……………của nhân vật.
II. Phần tự luận (8 điểm):
Câu 1: 
	Vì sao “Những chiếc xe không kính” trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thơ độc đáo?
Câu 2: 
Đề bài:
	Một lần trót xem nhật kí của bạn.
 
 ………………………HẾT…………………….






































UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 9




I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): 
Câu 1 (1,5 điểm): 1. B ; 2. D ; 3. C; 4. A; 5. C ; 6. D.
Câu 2 (0,5 điểm): (1). cảm xúc; (2). tâm trạng
II. Phần tự luận (8,0 điểm):
Câu 1: 2 điểm.
Học sinh trả lời được các ý sau:
	- Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn của nhà thơ chiến sỹ Phạm Tiến Duật…(0,75 điểm).
- Qua hình ảnh đó, tác giả không chỉ tái hiện sự khốc liệt của chiến tranh mà còn ngợi ca những tay lái Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sẵn sàng vượt lên gian khổ, thiếu thốn, hiểm nguy và ấm áp trong tình đồng chí đồng đội. Đây là một hình ảnh thơ độc đáo để chạm khắc vào thời gian như một biểu tượng cho thời chiến tranh chống Mỹ…(1,25 điểm).
* Lưu ý: Học sinh trình bày rõ ràng; không gạch xóa và không mắc các lỗi, GV mới cho điểm tối đa.
Câu 2: 6 điểm.
A. Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: Tự sự.
- Nội dung: Kể về một lần trót xem nhật kí của bạn.
- Chọn ngôi kể và cách xưng hô cho phù hợp.
- Kể các sự việc theo trình tự hợp lí, lô gíc.
- Học sinh sử dụng tốt ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; đồng thời sử dụng linh hoạt yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Bố cục ba phần rõ ràng; phần thân bài có thể tách đoạn theo sự việc một cách hợp lý.
- Diễn đạt mạch lạc, đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; hạn chế tối đa các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
B. Dàn ý: 
1. Mở bài: (0.5 điểm).
- Giới thiệu câu chuyện sẽ kể...
2. Thân bài: (5 điểm).
- Tình huống xảy ra sự việc: (Ví dụ: Một hôm đến nhà bạn chơi, vô tình nhìn thấy nhật kí của bạn….; Buổi sáng đi học sớm vô tình thấy nhật kí của bạn…; Giờ ra chơi biết bạn hay viết nhật kí tò mò muốn đọc….) => 0.5 điểm.
- Điểm qua nội dung nhật kí của bạn (chú ý chi tiết gâycho bản thân sững sờ nhất hoặc ấn tượng nhất…); Tâm trạng, suy nghĩ của bản thân khi xem nhật ký của bạn (sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại và độc thoại nội tâm) => 1.75 điểm.
- Thái độ của bạn khi bắt gặp mình xem nhật ký...(miêu tả thái độ, lời nói, cử chỉ của bạn...) và suy nghĩ của bản thân trước thái độ của bạn => 0.5 điểm.
- Day dứt, ân hận, dằn vặt của bản thân sau khi xem nhật kí của bạn (miêu tả nội tâm) => 1.25 điểm.
- Sau đó đã xử sự với bạn những ngày sau đó (đấu tranh tư tưởng, can đảm đến xin bạn tha thứ...)  và rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người (Yếu tố nghị luận) => 1.0 điểm.
3. kết bài: (0.5 điểm).
- Cảm xúc, suy nghĩ…
- Rút ra bài học cho bản thân….
C. Biểu điểm cụ thể:
* Điểm 6: 
Bài viết đảm bảo các yêu cầu chung. Kể các sự việc theo một trình tự hợp lí. văn viết tự nhiên, cảm xúc chân thành; kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận và các kiểu ngôn ngữ tự sự. Bài làm không tẩy xóa. Mắc 1 lỗi các loại. 
* Điểm 5:
Bài viết bám sát yêu cầu chung. Kể các sự việc theo một trình tự hợp lí song có sự việc kể chưa hấp dẫn; biết kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận và các kiểu ngôn ngữ tự sự hợp lý. Diễn đạt đôi chỗ chưa thật mạch lạc. Mắc từ 2 lỗi các loại. Chữ đẹp cho 5 điểm.
* Điểm 4:
 Biết kể các sự việc theo một trình tự hợp lí song còn sơ sài. sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận và các kiểu ngôn ngữ tự sự còn vụng về. Bố cục 3 phần, diễn đạt tương đối mạch lạc song có chỗ còn rườm rà, tối ý. Mắc 3 lỗi các loại. Chữ rõ ràng cho 4điểm. 
* Điểm 3: 
	Bài viết đúng thể loại. Nội dung quá sơ sài; có ý thức vận yếu tố miêu tả nội tâm, lúng túng trong việc sử dụng nghị luận. Diễn đạt rườm rà, lủng củng. Trình bày bài không khoa học còn tẩy xóa; mắc 4 lỗi các loại. Chữ đọc rõ ràng cho 3 điểm.
* Điểm 1- 2: 
Học sinh viết được một đoạn hoặc một số câu kể về ân hận, dằn vặt khi đọc nhật kí của bạn song còn lan man và mắc nhiều lỗi.
* Lưu ý: Khuyến khích những bài làm sáng tạo, có chất văn chương. Với những bài không theo dàn bài trên cũng chấp nhận miễn là bám sát yêu cầu của đề. 
---------------------------------------------

File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_12.doc