Đề 13 kiểm tra khảo sát học kì 2

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 13 kiểm tra khảo sát học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II


 
 MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm):
 Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
.... Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...
 (SGK Ngữ văn 9, tập một)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào?
A. Nói với con
C. Đồng chí
B.Bếp lửa
D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Câu 2: Tác giả của văn bản có đoạn thơ trên là ại?
A. Phạm Tiến Duật
C. Bằng Việt
B.Chính Hữu
D.Y Phương
Câu 3:Phương thức biểu đạt chính của văn bản có đoạn thơ trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C.Biểu cảm
D.Nghị luận
Câu 4: Văn bản có đoạn thơ trên được sáng tác vào thời gian nào?
A.Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Thời kỳ sau của cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
D. Thời kỳ sau của năm 1975.
Câu 5: Nội dung chính tác giả muốn làm nổi bật đoạn thơ trên là gì?
A.Tình đồng chí bắt nguồn tự sự tương đồng về cảnh ngộ và hoàn cảnh xuất thân.
B. Biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở những người lính.
C. Hình ảnh những người lính cách mạng với tư thế hiên ngang, lạc quan, dũng cảm.
D. Hình ảnh những người lính cách mạng trẻ trung, sôi nổi.
Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc của văn bản có đoạn thơ trên là gì?
A.Giọng điệu trang trọng, tha thiết, hình ảnh đẹp và gợi cảm.
B. Những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn.
C. Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn.
D. Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thành, cô đọng và giàu sức biểu cảm..
Câu 7:Từ nào trong các từ sau có thể kết hợp với từ "cười" để tạo thành một cụm động từ?
A. Rất
B. Ấy
C. Những
D. Đang
Câu 8: Các từ "áo", "quần", "giày" thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Động từ
C.Tính từ
D. Quan hệ từ
II: Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
 "Không có kính rồi có xe không có đèn
 Không có mui xe thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim"
 Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên (trình bày thành một đoạn văn có độ dài từ 6 đến 10 câu, trong đó có một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó)
Câu 2: (6 điểm)
 Trong truyện ngắn "Làng: của nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
 Bằng hiểu biết của em về truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân, em hãy làm sáng tỏ điều đó.
------------ HẾT ------------





UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------

H ƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9


 

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
 Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
C
A
B
D
D
A
II. Phần tự luận (8 điểm - 2 câu):
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2đ)
*Viết đúng hình thức đoạn văn, đúng số câu quy định, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh.
*Viết được câu hỏi tu từ, gạch chân câu hỏi tu từ đó.
* Nêu được cảm nghĩ về đoạn thơ.có thể là những ý sau:
+ Là khổ thơ hay nhất bài thơ.
+ Hai câu đầu miêu tả hiện thực ác liệt của chiến tranh thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính. Phép liệt kê, điệp từ "không" được nhắc lại nhiều lần tô đậm hoàn cảnh thiếu thốn khó khăn...
+ Hai câu cuối sử dụng nghệ thuật tương phản khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang bất chấp khó khăn gian khổ quyết tâm chiến đấu giải phóng Miền Nam. Câu thơ cuối là câu thơ hay nhất bật sang chủ đề bài thơ, hình ảnh hoán dụ "trái tim" diễn tả tình yêu đất nước.lý tưởng chiến đấu vì Miền Nam ruột thịt của người chiến sĩ lái xe.
+ Khổ thơ trên thể hiện chiều sâu triết lí:sức mạnh của con người, của một dân tộc không phải ở những vũ khí tối tân hiện đại mà ở tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm của chính họ.
0,25

0,25


1, 5
2
(6đ)
A. Mở bài (0,5 điểm)
- Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân của truyện ngắn "Làng"
- Giới thiệu tâm trạng nhân vật, trích nhận xét.
B. Thân bài: (5 điểm)
- Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật ông Hai: tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông.Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệngnhững người tản cư dưới xuôi lên.
* Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai:
a. Khi nghe tin làng theo giặc (1,0 điểm)
+ Khi nghe tin đột ngột ấy, ông bàng hoàng sững sờ cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân ran. Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được.
+ Khi trấn tĩnh được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy.Nhưng khi cái tin ấy khẳng định từ chính miệng những người tản cư dưới xuôi lên thì ông không thể không tin.
+ Từ lúc ấy, tâm trạng bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội.Nghi tiếng chửi bọn Việt Gian ông chỉ cúi gằm mặt xuống mà đi.
b. Tâm trạng ông Hai khi về nhà (0,5điểm)
+ Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, nước mắt ông lão cứ giàn ra.Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư>
c. Tâm trạng ông Hai trong mấy ngày sau đó (2,5điểm)
+ Suốt mầy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài:Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ.
+ Lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến "cái chuyện ấy". Cứ thoáng nghe những ti tiếng Tây, Việt gian, cam - nhông ... là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!
+ Ông tủi thân, thương con, thương thân phận mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian nước mắt ông lão giàn ra.
- Ông Hai cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: đi đâu bây giờ, Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?
- Bị đẩy vào đường cùng tâm trạng ông vô cùng bế tắc.Mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm. Ông nghĩ: Hay là quay về làng, nhưng ông hiểu rõ Về làng tức là quay lại làm nô lệ cho thằng Tây, là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ.
- Ông dứt khoát lựa chọn theo chách của ông Làng thì theo thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Tình yêu nước của ông lớn hơn, bao trùm hơn tình cảm với làng, vì thế mà ông càng đau xót tủi hổ.
- Trong tình trạng bị dồn nén, bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng vào cách mạng, vào kháng chiến..
*Nghệ thuật: (0,5điểm)
- Tác giả miêu tảcụthể gợi cảm các diễn biến nội tâm quacác ý nghĩ, hành vi ngôn ngữ, đặc biệt diễn tả rất đúngvà gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu người nôngdân về thế giới tinh thần của họ.
- Các hình thức độc thoại, độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ ông Hai giàu tính khấu ngữ, vừa có nét chung của người nông dân vừa mang cá tính của nhân vật.
C. Kết bài (0,5đ)
- Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nền biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
- Khẳng định tài năng miêu tả và sự gắn bó, quý trọng người nông 
dân của nhà văn Kim Lân

0,25
0,25

0,5





0,5


0,25


0,25


0,5



0,5


0,25



0,25

0,25

0,25



0,5


0,5



0,25



0,25




0,25


0,25

----------Hết----------







File đính kèm:

  • docvan 9_ks2_13.doc
Đề thi liên quan