Đề 14 kiểm tra 1 tiết môn : ngữ văn ; lớp: 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 14 kiểm tra 1 tiết môn : ngữ văn ; lớp: 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS . . . . . . . . . . . . . . MÔN : NGỮ VĂN ; LỚP: 9 Đề số: ......... Tiết 155 ; Tuần 31 theo PPCT Họ và tên : ……………………… Lớp : ………… Điểm : Lời phê của Thầy ( cô ) Đề : I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất: Đọc kỹ đoạn văn sau: “… Tôi dùng xẽng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẽng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng …” (Trích “Những ngôi sao xa xôi” – Ngữ văn 9, tập II) Câu 1: Ai là tác giả của văn bản có đoạn trích trên? a. Kim Lân b. Nguyễn Thành Long c. Lê Minh Khuê d. Nguyễn Quang Sáng Câu 2: Đoạn trích được trần thuật theo ngôi kể nào? a. Ngôi thứ nhất b. Ngôi thứ hai c. Ngôi thứ ba d. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Câu 3: Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn trên là: a. Miêu tả ngoại hình nhân vật hấp dẫn b. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm c. Ngôn từ chọn lọc, tinh tế d. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; Dùng những câu ngắn, nhịp nhanh. Câu 4: Nhân vật “Tôi” trong đoạn trích trên là ai? a. Chi Thao b. Nho c. Phương Định d. Đại đội trưởng Câu 5: Ý nào tập trung thể hiện rõ nhất nội dung của đoạn văn ? a. Nhân vật “tôi” hồi tưởng về thời học sinh. b. Nhân vật “Tôi” tự đánh giá về mình. c. Nhân vật “tôi” và đồng đội sau lần phá bom. d. Hành động và tâm trạng của nhân vật “tôi” khi phá bom. Câu 6: Xét theo mục đích nói, câu văn : “Nhanh lên một tí!” trong đoạn trích trên thuộc loại câu nào? a. Câu nghi vấn b. Câu trần thuật c. Câu cầu khiến d. Câu cảm thán. II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1: Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu? (5điểm) Câu 2: Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long, vì sao tác giả không đặt tên cho tất cả các nhân vật mà chỉ gọi là anh thanh niên, bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kỹ sư …? (2điểm) Bài làm: ………………………………………………..……………………………………………….………………………………………………..………………………………………………..………………………………………………..…………………………………………………………………..…………………………………………………… PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS . . . . . . . . . . . . . . MÔN: NGỮ VĂN ; LỚP: 9 Đề số: ......... Tiết : 155 ; Tuần 31 theo PPCT I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm – mỗi câu đúng 0.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A D C D C II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: 5đ. Có thể học sinh trình bày theo nhiều cách, về cơ bản biết làm bài nghị luận phân tích một nhân vật dựa trên những dẫn chứng lấy từ trong tác phẩm. Cụ thể: - Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ. - Anh bỗng phát hiện thấy vẽ đẹp của bãi bồi ven sông ngay trước cửa nhà và khát khao đặt chân lên nò. - Những suy nghĩ của Nhĩ về hoàn cảnh trớ trêu của mình. - Tác giả muốn gởi gắm qua nhân vật Nhĩ. Câu 2: 2đ Dụng ý nghệ thuật : Tác giả muốn khẳng định có nhiều người thanh niên, có nhiều người kỹ sư, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà hoạ sĩ. Họ là những con người vô danh, họ lặng lẽ cống hiến cho đất nước. ---------***---------
File đính kèm:
- De 14.doc