Đề 14 Kiểm tra 45 phút môn : ngữ văn 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 14 Kiểm tra 45 phút môn : ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Huyện Đức Linh 	KIỂM TRA 45 PHÚT
Trường :........................	MÔN : NGỮ VĂN 9 
Đề Số : ................	TIẾT 129 TUẦN 26 THEO PPCT
	
Họ và tên : .........................
Lớp : ...................................
Điểm 
Lời phê của thầy cô giáo




I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (5 điểm)
 Câu 1 : Bài thơ “Sang Thu” là của tác giả nào ?
	a. Viễn Phương	b. Hữu Thỉnh	c. Y Phương	d. Thanh Hải
 Câu 2 : Tín hiệu nào cho biết sự chuyển mùa từ Hạ sang Thu ?
	a. Gió se	b. Sương	c. Hương ổi	d. Cả 3 ý trên
 Câu 3 : Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác từ năm nào ?
	a. Tự do	b. Thơ 5 chữ	c. Thơ 7 chữ	d. Thơ 8 chữ
 Câu 4: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết năm nào ?
	a. 1976	b. 1977	c. 1978	d. 1979
 Câu 5 : Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên được in trong tập :
	a. Điêu tàn	b. Aùnh sáng và phù xa
	c. Hoa ngày thường – Chim báo bão	d. Hái theo mùa
 Câu 6 : Y Phương là nhà thơ của dân tộc :
	a. Tày	b. Nùng	c. Thái	d. Dao
 Câu 7 : Hai dòng thơ “Đan lờ cái nan hoa
	 Vách nhà ken câu hát” thể hiện :
	a. Lòng yêu thương, chăm chút và mong chờ của cha mẹ đối với con.
	b. Con lớn lên trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình quê hương.
	c. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.
	d. Sức sống mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết của người đồng minh.
 Câu 8 : Bài thơ “Con Cò” được viết vào năm nào ?
	a. 1960	b. 1961	c. 1962	d.1963
 Câu 9 : Bài thơ “Viếng lăng Bác” sử dụng nghệ thuật nào là chủ yếu ?
	a. Nhân hóa	b. So sánh	c. Ẩn dụ	d. Hoán du
 Câu 10 : Bài thơ “Con cò” mang :
	a. Âm điệu lời hát ru	b. Giọng điệu êm ái, dịu dàng.
	c. giọng ngâm có cả triết lí	d. Cả 3 câu trên
II. PHẦN TỰ LUẬN : (5 điểm)
 Câu 1 : Chép lại khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (0,5 đ).
 Câu 2 : Nêu vài nét của tác giả Thanh Hải. (1 đ).
 Câu 3 : Cho biết câu thơ “Từng giọt long lanh rơi
	 Tôi đưa tay tôi hứng”.
	“Giọt” ở đây là giọt gì ? của ai ? (0,5 đ).
 Câu 4 : Bài thơ “Viếng lăng Bác” ra đời trong hoàn cảnh nào ? (0,5 đ)
 Câu 5 : Trình bày nội dung bài thơ “Viếng lăng Bác” (0,5 đ).
 Câu 6 : Em hiểu thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” (0,5 đ).
 Câu 7 : Em hiểu gì về nội dung 2 câu thơ :
	“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
	 mà sao nghe nhói ở trong tim” (0,5 đ).
 Câu 8 : Nêu cảm nhận của em về 1 câu thơ hoặc khổ thơ mà em thích (1 đ).







































Phòng GD Huyện Đức Linh 	 	HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT
Trường :........................	MÔN : NGỮ VĂN 9 
Đề số : ................	TIẾT 129 TUẦN 26 THEO PPCT	
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 5 điểm)

Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
b
d
a
a
c
a
c
c
c
d

II. PHẦN TỰ LUẬN : (5 điểm )
 Câu 1 : Khổ thơ đầu bài “Nùa Xuân nho nhỏ”
	Mọc giữa dòng sông xanh
	Một bông hoa tím biếc
	Ơi con chim chiền chiện
	Hót chi mà vang trời
	Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng.	(0,5 đ)
 Câu 2 : Thanh Hải (1930 – 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mĩ ông ở lại quê hương. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu. (1 đ)
 Câu 3 : Giọt âm thanh của chim Chiền Chiện. (0,5 đ).
 Câu 4 : Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976, khi tác giả ra miền Bắc đến Viếng lăng Bác. (0,5 đ)
 Câu 5 : Nội dung bài thơ “Viếng lăng Bác” : thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào lăng Viếng Bác. (0,5 đ)
 Câu 6 : “Mùa xuân nho nhỏ” : Tác giả muốn cống hiến một phần nhỏ sức lực của mình để làm nên một mùa xuân lớn của dân tộc, của đất nước. (0,5 đ)
 Câu 7 : Nội dung hai câu thơ muốn nói : Trời xanh là trường tồn mãi và Bác Hồ của chúng ta cũng thế. Bác mất đi nhưng trong lòng mọi người và hình ảnh Bác vẫn luôn mãi mãi trong lòng người dân Việt Nam. Biết là vậy nhưng khi nghĩ đến sự thật Bác không còn nữa tác giả cảm thấy đau xót đến tận cùng. (0,5 đ)
 Câu 8 : Học sinh tự làm (1 đ).

File đính kèm:

  • docDE 14.doc