Đề 14 kiểm tra khảo sát học kỳ 2

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 14 kiểm tra khảo sát học kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KỲ II



MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian :90 phút (Không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 ĐIỂM)
	Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả nào?
A. Bằng Việt C. Thanh Hải
B. Huy Cận D. Hữu Thỉnh 
Câu 2. Cách gọi “người đồng mình” trong bài thơ “Nói với con” dùng chỉ đối tượng nào?
A. Những người cùng làng.
B. Những người cùng thôn xóm.
C. Những người cùng nhà.
D. Những người sống cùng miền đất, quê hương.
Câu 3: Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” là gì?
 A. Hình ảnh cành hoa.	B. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.
 C. Hình ảnh con chim.	D. Hình ảnh nốt nhạc trầm.
Câu 4: Nhà thơ Thanh Hải viết: “Từng giọt long lanh rơi- Tôi đưa tay tôi hứng”
Hai câu thơ trên có sử chuyển đổi cảm giác từ:
Thính giác đến thị giác	 B.Thị giác đến xúc giác
 C. Thính giác, thị giác đến xúc giác	 D. Ba câu trên đều sai
Câu 5: Nghĩa tường minh là gì?
 A. Nghĩa được nhận ra bằng suy đoán.
 B. Nghĩa được diễn đạt trửc tiếp bằng những từ ngữ trong câu.
 C. Nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.
 D. Nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.
Câu 6. Câu nào sau đây có khởi ngữ ?
 A.Về trí thông minh thì nó là nhất.
Nó là một học sinh thông minh.
Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
Người thông minh nhất chính là nó.
Câu 7: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những cảm nhận đánh giá cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ . Kết luận này đúng hay sai?
A.Đúng B.Sai
Câu 8: Đâu là điều không cần thiết khi viết thân bài cho bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
 A.Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó.
 B. Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ.
 C.Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ.
 D. Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
II.TỰ LUẬN (8,0 ĐIỂM)
 Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày hiểu biết của em về tác giả Giắc Lân- đơn và văn bản Con chó Bấc.
 Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ “Nói với con” của Y Phương.(Ngữ văn 9 – tập 2)./.
----------- - Hết- --------------

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 9




 I.TRẮC NGHIỆM (2,0 ĐIỂM) Mỗi câu đúng cho 0.25 điểm 

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
C
B
A
A
C

II PHẦN TỰ LUẬN(8,0 ĐIỂM)

Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Câu 1: (3,0 điểm) Học sinh cần trình được nhứng nét chính sau:
Giắc Lân- đơn(1876- 1916) là nhà văn Mĩ. Ông trải qua thời thanh niên vất vả, từng phải pàm nhiều nghề để kiếm ăn và sớm tiếp cận với tư tưởng chủ nghĩa xã hội. Vì lẽ đó ông thường được so sánh với Mác- xim Go-rơ-ki của Nga. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Tiếng gọi nơi hoang dã(1903), Sói biển(1904)...
- Văn bản Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã. Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực đẻ kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua nhiều tay ông chủ độc ác. Chỉ riêng Thoóc- tơn là người đã có lòng nhân từ với nó, và nó được cảm hóa. Về sau khi Thoóc- tơn, nó hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.




1,5 đ





1,5đ




Câu 2
1.Mở bài: - Giới thiệu tác giả Y Phương và nêu ngắn gọn nội dung bài thơ 2.Thân bài:
a.Luận điểm 1: Mượn lời nói với con, Y Phương gợi nhớ về cội nguồn sinh dưỡng của con người lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và sử đùm bọc của quê hương: 
- Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ dìu con từ bước đầu tiên trong không khí hạnh phúc gia đình.
- Con lớn lên trong tình yêu thương, sử đùm bọc của quê hương.
b.Luận điểm 2: Mượn lời nói víi con của Y Phương gợi cho con niềm tử hào và nối tiếp sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương: 
- Người đồng mình có những nỗi buồn nhưng ý chí vươn xa và lớn.
- Sẵn sàng đón nhận khó khăn nghèo đói.
- Sống chan hòa, hồn nhiên với thiên nhiên.
- Không sợ cực nhọc, vượt lên khó khăn.
- Giản dị, thô sơ nhưng mạnh mẽ, lớn lao vô cùng.
- Chinh phục được thiên nhiên, làm nên những phong tục, tập quán tốt đẹp.
- Con hãy mang theo những phẩm chất đó lên đường để sống.
3.Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề: Bài thơ thể hiện tình cha con thiêng liêng sâu nặng luôn gắn bó với thiên nhiên, con người, quê hương.
- Liên hệ: mỗi người phải biết sống sao cho xứng đáng vớii tình cảm của cha mẹ. 
0,5 đ


(1,5 đ)

0,75đ

0,75đ


(2,5 đ)
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ


0,5 đ


Lưu ý
* Ghi chú Biểu điểm:
 Điểm 5 : đáp ứng tốt các yêu cầu trên; kĩ năng cảm thụ tốt; phần nêu cảm nhận tốt; không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp (1 – 2 lỗi)
 Điểm 4 : Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên: hệ thống lập luận rõ nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú; phần nêu cảm nhận chưa rõ; có thể mắc vài lỗi chính tả, ngữ pháp (3- 4 lỗi)
 Điểm 2: Đáp ứng ½ yêu cầu về nội dung; không khai thác nghệ thuật; có thể mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp.
 Điểm 1: Không nắm nội dung đoạn thơ, lập luận không rõ, diễn đạt yếu
 Điểm 0: Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.


 
-------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docvan 9_ks2_14.doc
Đề thi liên quan