Đề 14 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4016 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 14 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 120phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2. 0 điểm)
	Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
	Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
	Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
	Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
	(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
	Xác định và phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ được nhà thơ Chế Lan Viên sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2: (3.0 điểm)
Lỗi lầm và sự biết ơn
 Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiếm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”
 Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy miếng kim loại khắc lên đá:” Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
 Người kia hỏi:”Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?
 Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mong chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”
 Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
 (Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một NXB Giáo dục, 2009, tr.160)
 Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Câu 3: ( 5.0 điểm)
	"Một trong những thành công xuất sắc của truyện ngắn "Chiếc lược ngà" là việc sáng tạo tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí đã thể hiện một cách cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh".
	Bằng hiểu biết của em về văn bản "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 --------------- HẾT ---------------











































UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 9



Câu
Đáp án
Điểm
1
- Xác định được biện pháp tu từ so sánh: 
 Đối tượng so sánh : con gặp lại nhân dân
 Hình ảnh so sánh : nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim ém gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
 (Một đối tượng được so sánh với rất nhiều hình ảnh)
 - Phân tích được giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng: Với các hình ảnh so sánh cụ thể đã gợi được không gian, thời gian của sự gặp gỡ và còn khẳng định được sự gặp lại nầy là hợp với qui luật tự nhiên, xã hội; là cần thiết, đúng lúc, đúng thời cơ. 
 * Học sinh phải biết phân tích các hình ảnh so sánh để thấy được hiệu quả thẩm mỹ được tạo ra bởi biện pháp tu từ nầy. Tuỳ theo mức độ phân tích mà định điểm sao cho phù hợp
0,5 đ





1,5 đ







2
*Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết của bản thân về nội dung câu chuyện có những suy nghĩ về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống; có thể triển khai theo nhiều cách, song bài viết cần làm rõ các nội dung sau:
 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận. 
 2. Khái quát chung ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập. 
3. Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống được gợi lên từ câu chuyện:
 - Giải thích vấn đề cần bàn luận:
 + Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn: tha thứ là việc bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt, hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác; biết ơn là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình. 
 + Vì sao trong cuộc sống con người cần phải có sự tha thứ và lòng biết ơn? Trong cuộc sống ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người. Bởi chính sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được sự thanh thản, làm cho cuộc sống bớt sự căng thẳng, xung đột và có thêm sự hòa hợp, yêu thương, có nghĩa là phải biết viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát…Biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, là biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá,như cách ứng xử giữa những con người trong câu chuyện trên. 
- Suy nghĩ của bản thân:
 + Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong những phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một con người chân chính; bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân những đức tính tốt có một ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
 + Sự tha thứ và lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một bộ phận mà những đức tính đó cần phải được gắn kết và tạo thành những phẩm chất, đạo lý trong cuộc sống. Bởi đó chính là những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
 4. Bài học nhận thức và hành động: 
 - Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha, biết ghi ơn những con người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp.
 - Cần phải thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trong nhận thức và hành động cụ thể.








0,5 đ
0,5 đ




0,5 đ


0,5 đ









0,5 đ








0,5 đ



3
 *Yêu cầu về kĩ năng:
 - HS biết cách làm một bài văn nghị luận văn học dựa trên một tác phẩm truyện, có năng lực cảm thụ, giải thích, phân tích, chứng minh và đánh giá khái quát làm rõ ý kiến văn học.
 - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc.
 * Yêu cầu về kiến thức: 
 1.Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung cần làm sáng tỏ 
 2. Tình huống truyện 
 - Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật bất ngờ bé Thu lại không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm mãnh liệt thì ông Sáu lại phải đi chiến đấu.
 - Ở khu căn cứ ông Sáu tận tâm, tận lực làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con.
 Nhận xét: Tình huống truyện mang tính bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí nhằm khắc họa hoàn cảnh éo le trong chiến tranh đồng thời giúp nhân vật bộc lộ được thế giới tình cảm phong phú, đặc biệt là tình cha- con. 
 3.Tình cảm cha con
 a) Tình con đối với cha 
 - Khi bé Thu chưa nhận cha: nhìn cha với cặp mắt xa lạ, ngờ vực, thái độ lạnh nhạt, xa lánh thậm chí còn gay gắt.
 - Khi bé Thu nhận ra cha: nghe lời bà ngoại giải thích em ân hận, biểu lộ tình yêu cha cuống quít, mãnh liệt và hết sức tội nghiệp.
 Nhận xét: Thái độ và hành động củaThu trong hai thời điểm không đáng trách mà đáng thương chứng tỏ tình yêu thương sâu sắc, mãnh liệt mà cũng rất hồn nhiên, trong sáng trong em.
 b) Tình cha đối với con 
 - Khi về thăm nhà: nóng vội, khao khát được gặp con, dành hết tình thương yêu cho con mà không được đền đáp nên ông đau khổ và bất lực.
 - Khi trở lại chiến trường:day dứt, ân hận, dồn hết nỗi nhớ và tình yêu thương để làm chiếc lược ngà cho con.
 Nhận xét: Tình cảm của người chiến sĩ cách mạng ở ông Sáu thật cao đẹp và cảm động biết bao, tình cảm đó được đặt trong cảnh ngộ đau thương và éo le của chiến tranh. 
 4. Đánh giá chung: 
 - Khẳng định giá trị đặc sắc của tình hống truyện góp phần làm nổi bật tình phụ tử thiêng liêng, thắm thiết.
 -Từ đó gợi lên ở người đọc nỗi xúc động thấm thía về những đau thương mất mát, những cảnh ngộ éo le mà con người phải gánh chịu do chiến tranh.







0,75 đ

1 đ






0.5đ



0.5đ





0.5đ


0.5đ




0.5đ


0.75đ




 

--------------- HẾT ---------------

File đính kèm:

  • docvan 9_hsg_14.doc
Đề thi liên quan