Đề 14 thi học kỳ 2 môn : ngữ văn - Lớp 9 - thời gian 90’

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 14 thi học kỳ 2 môn : ngữ văn - Lớp 9 - thời gian 90’, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 14

ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’


PHẦN I TRẮC NGHIỆM(4đ)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn câu trả lời đúng:
“Nhưng tạnh mất rồi.Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẩn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó…Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố.Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
	Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bổng chốc, sau những cơn mưa đá, chúng xoái mạnh trong tâm trí tôi…
1. Phần trích trên nằm trong văn bản nào?
a. Bến quê	b. Chiếc lược ngà
c. Những ngôi sao xa xôi	d. Không phải a,b,c
2. Tác giả của đoạn trích trên quê ở đâu?
a. Nghệ An	 b. Quảng trị
c. Thanh Hoá 	d. Cao Bằng
3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
a. Tự sự 	b. Biểu cảm 	c. Miêu tả 	d. Nghị luận
4. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
a. Miêu tả cảnh quan xung quanh chân cao điểm
b. Kể về tuổi thơ của nhân vật Phương Định
c. Bộc lộ nỗi nhớ và những kỉ niệm tuổi thơ của Phương Định
d. Giới thiệu cuộc sống và công việc của Phương Định.
5. Vai kể trong đoạn văn trên là ai?
a. Tác giả 	b. Nhân vật Phương Định
c. Nhân vật chị Thao 	d. Cả a,b,c
6. Những chi tiết trong đoạn trích cho thấy phẩm chất gì của nhân vật?
a. Hồn nhiên và mơ mộng	b. Chín chắn và già dặn
c. Tinh nghịch và thích hài hước	d. Thông minh thích khám phá.
7. Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì?
a. Cách xây dựng tình huấng hấp dẫn
b. Cách bộc lộ tình cảm linh hoạt 
c. Sử dụng nhiều biện pháp ẩn dụ, nhân hoá.
d. Sử dụng các kiểu câu linh hoạt có giá trị biểu cảm
8. Câu văn “ Sao chóng thế?“ được dùng với mục đích gì?
a. Bày tỏ ý nghi vấn	b. Thể hiện sự cầu khiến
c. Bộc lộ cảm xúc	d. Trình bày một sự việc
9. Từ “rõ ràng” trong câu văn “ Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá” là thành phần gì?
a. Khởi ngữ	b. Thành phần biệt lập tình thái
c. Thành phần biệt lập phụ chú	d. Thành phần biệt lập cảm thán
10. Từ “ chúng” trong đoạn văn “ Ôi chao, có thể là…tâm trí tôi…”được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?
a. Bỗng chốc 	b. Một cơn mưa đá
c. Những cái đó 	d. Cả a,b,c
PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1(1đ) Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Hãy viết đoạn văn (5 câu) phân tích cảm xúc của nhà thơ về Bác.
Câu 2(5đ)
Người xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn”
Hãy giải thích câu tục ngữ trên. Ngày nay nhân dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó như thế nào?


-------------------------------------------------


ĐÁP ÁN ĐỀ 14

PHẦN I TRẮC NGHIỆM(4đ) Mỗi câu đúng 0.4đ

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
c
c
b
c
b
a
d
c
b
c

PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1: Về nội dung (0,5đ)
- Trình bày được cảm xúc: Không gian, thời gian như ngừng lại => miêu tả sự yên tỉnh trang nghiêm và lòng thành kính của tác giả.
- Nỗi xức động ghi nhận bằng hình ảnh ẩn dụ trời xanh và động từ “nhói”=> tả sự hoá thân của Bác, và nỗi xúc động của nhà thơ.
- Về hình thức (0,5đ) đủ số câu - đoạn văn gọn có sự liên kết.
Câu 2: Bài làm văn
* Yêu cầu về nội dung
- Giải thích được các hình ảnh nước, nguồn từ đó làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ: người được hưởng thụ, kế thừa những giá trị tinh thần vật chất quý báu của người trước phải biết trân trọng, ghi nhớ và đến đáp công ơn những lớp người đã làm nên các giá trị ấy.
- Dùng những hiểu biết của mình để nhận định và chứng minh được: Đạo lí tốt đẹp đó được kế thừa và phát huy trong đời sống xã hội ta ngày nay.
- Qua đó, thể hiện tình cảm thái độ của bản thân
* Về hình thức 
- Vận dụng được phép lập luận giải thích chứng minh
- Bố cục hợp lý, chặt chẽ, văn viết trong sáng mạch lạc
* Biểu diễn:
- Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên - viết có cảm xúc không mắc các lỗi thông thường 
- Điểm 4: Cơ bản đạt các yêu cầu nhất là các yêu cầu về nội dung- và lập luận rõ ràng. Có thể có vài sai sót nhỏ về lối diễn đạt.
- Điểm 3: Đạt trên mức trung bình
- Điểm 2,5:Cơ bản giải thích chứng minh được vấn đề, song có thể diễn đạt chưa tốt.
- Điểm 1-2: Tuỳ theo mức độ còn lại
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm được gì.
=========================================================================

File đính kèm:

  • docDe thi HK2NV9 14.doc
Đề thi liên quan