Đề 14 thi kiểm tra khảo sát học kì 1

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 14 thi kiểm tra khảo sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




ĐỀ THI KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I

 
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)


I. Trắc nghiệm (3 điểm)
 Chọn đáp án đúng nhất bằng cách chép đáp án đó vào bài làm của mình.
1. Nhận xét nào đúng nhất về nghĩa của từ trong tiếng Việt?
	A. Tất cả đều có một nghĩa.
	B. Tất cả các từ đều có nhiều nghĩa.
	C. Tất cả các từ đều có thể có một hoặc nhiều nghĩa.
	D. Có những từ một nghĩa và có những từ có nhiều nghĩa.
2. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh)
 Trong hai từ “ anh hùng” được dùng trong câu văn trên, từ nào được dùng với nghĩa sau:
	A. Người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nước.
	B. Có tính chất, phẩm chất của người anh hùng.
	C. Danh hiệu vinh dự cao nhất nhà nước tặng cho người, tập thể có thành tích, cống hiến đặc biệt xuất sắc trong lao động hoặc chiến đấu.
3. Dòng nào ghi đủ tên các các truyện Nôm đã học?
	A. Truyện Kiều – Thạch Sanh.
	B. Truyện Kiều – Lục Vân Tiên.
	C. Truyện Kiều – Nhị Độ Mai.
	D. Truyện Kiều – Phan Trần.
4. Câu thơ nào không có hình ảnh ẩn dụ?
	A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
	B.Thấy một mặt trời lăng rất đỏ.
	C. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
	D. Các ý B, C đều đúng.
* Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 5 đến 12:
	…Ngửa mặt lên nhìn Trăng cứ tròn vành vạnh
	 Có cái gì rưng rưng Kể chi người vô tình
	Như là đồng là bể Ánh trăng im phăng phắc
	Như là sông là rừng. Đủ cho ta giật mình.
5. Tác giả của đoạn thơ trên là ai?
	A. Chính Hữu.
	B. Nguyễn Duy.
	C. Huy Cận.
	D. Nguyễn Khoa Điềm.
6. Những nơi nào tác giả bài thơ trên đã sống và coi vầng trăng là tri kỷ?
	A. Đồng, sông, bãi, rừng.
	B. Đồng, sông,núi, rừng.
	C. Đồng, sông, bể, rừng.
	D. Bãi, đồng, sông, bể.
7. Trong khổ thơ “ Ngửa mặt… là rừng” tác giả đã sử dụng phép tu từ nào?
	A. Nhân hóa.
	B. Nói quá.
	C. So sánh.
	D. Liệt kê.
8. Khi đối mặt với vầng trăng, tác giả có cảm xúc như thế nào?
	A. Rưng rưng, cảm động.
	B. Ngại ngùng bẽn lẽn.
	C. Lạnh lùng, vô cảm.
	D. Hồi hộp, lo âu.
9.Trong các dòng sau, dòng nào có chứa từ không phải từ láy?
	A. Thình lình, rưng rưng, vành vạnh.
	B. Trần trụi, phăng phắc.
	C. Thiên nhiên, trần trụi, rưng rưng.
	D.Rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc.
10. Từ “vô tình”trong bài thơ có nghĩa nào sau đây?
	A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm.
	B .Không chủ định, không chú ý.
	C. Không có tội tình gì.
	D. Cả A và B đều đúng.
11.Hình ảnh “ trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
	A.Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
	B. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ.
	C.Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.
	D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.
12. Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ này là gì?
	A. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
	B.Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn, còn cuộc đời con người thì hữu hạn.
	C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người.
	D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần bất diệt.

II. Tự luận (7 điểm)
 Câu 1 (2 điểm)
 Giải thích nhan đề “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
 Câu 2 (5 điểm)
 Phân tích tình yêu làng, tình yêu nước của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc trong truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân.

--------------- HẾT ---------------




































UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9

 

I. Trắc nghiệm. (3,0 điểm) Thí sinh ghi được 12 đáp án đúng, mỗi đáp án cho 0,25 điểm.
1, D
2, C 
3, B 
4, A 
5, B
6, C 
7, A
8, A
9, C
10, D
11, B
12, A 

II. Tự luận. (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Học sinh cần nêu được một số ý sau:
 * Về kiến thức: Nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật thể hiện:
 - Nhan đề bài thơ dài như một câu văn xuôi với hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo, mới lạ. Nó lạ trong đời thường song không hề lạ trong cuộc chiến tranh ác liệt. ( 0,75 đ )
 - Thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính là vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trẻ trung, sôi nổi, lạc quan, dũng cảm và can trường. 
 (0,75đ). * Về diễn đạt: Văn viết trong sáng, rõ ràng, không sai các loại lỗi. (0, 50 đ)
 
Câu 2 (5 điểm)
 1. Về kỹ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận phân tích về nhân vật văn học.
 - Bố cục rõ ràng đủ ba phần, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt.
 - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, không mắc các loại lỗi.
 2. Về kiến thức: Đề bài yêu cầu phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai. Học sinh có thể có cách phân tích khác nhau, song cần đảm bảo những yêu cầu sau:
	* Trước khi nghe tin làng theo giặc:
	- Khoe về sự giàu đẹp của làng.
	- Khoe về tinh thần kháng chiến của làng.
	- ở vùng tản cư, ông rất nhớ làng, muốn quay về làng.
	* Khi nghe tin làng theo giặc:
	- Ông đau đớn, tủi hổ trước tin xấu.
	- Không dám đi đâu, trong ông có sự đấu tranh nội tâm vô cùng sâu sắc.
	 - Tuyệt vọng, sụp đổ, chán chường.
	 - Tâm sự với con: lòng yêu nước, yêu cụ Hồ, ủng hộ cách mạng.
	* Khi nghe tin làng theo giặc được cải chính:.
	- Vui mừng, phấn khởi, đi thông báo khắp nơi.
	- Chia quà cho các con.
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 5
Bài làm đáp ứng những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, cẩn thận (có thể còn một vài sai sót nhỏ).
Điểm
3 hoặc 4

Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt và chữ viết đọc được, có chỗ văn viết chưa thật gọn, mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 2
Nắm chưa chắc phương pháp phân tích một đoạn thơ. Bài làm có chép ở một tài liệu nào đó một vài đoạn nhưng tỏ ra không hiểu. Văn viết lủng củng, mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1
Lạc đề, không hiểu đề, sai lạc cơ bản về nội dung cũng như phương pháp. 

--------------- Hết ---------------

File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_14.doc