Đề 15 kiểm tra 1 tiết môn : ngữ văn lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 15 kiểm tra 1 tiết môn : ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG:……………………… MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9
Đề số:…… ( Tiết 129 Tuần 26 theo PPCT)
Họ và tên:……………………….
Lớp:……

 Điểm
Lời phê của thầy ( cô)
I. TRẮC NGHIỆM: ( 4đ) Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất
1. Bài thơ “ Aùnh trăng” là sáng tác của tác giả nào? (0.25đ)
 A. Chính Hữu B. Phạm Tiến Duật C. Nguyễn Duy D. Hữu Thỉnh
2. Hình ảnh “ Bếp lửa” trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt mang ý nghĩa nào? (0.25đ)
 A. Ý nghĩa tả thực. B. Ý nghĩa biểu tượng C. Cả A và B.
3. Nội dung nào sau đây của bài thơ “ Bếp lửa”? (0.25đ )
 A. Thể hiện niềm vui và niềm tự hào trước sự đổi thay của đất nước.
 B. Thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn sâu sắc với tổ quốc, với quê hương.
 C. Thể hiện tình cảm gia đình ấm áp, sức sống mạnh mẽ của quê hương.
 D. Thể hiện tình yêu thương, niềm tin, lòng mong ước.
4. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ra đời vào thời gian nào? ( 0.25đ )
 A. Cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ
 C. Miền Bắc hòa bình xây dựng CNXH. D. Khi đất nước đã thống nhất.
5. Tên thật của nhà thơ Thanh Hải? ( 0.25đ )
 A. Phan Ngọc Hoan. B. Phạm Bá Ngoãn C. Lê Trí Viễn. D. Hoài Thanh
6. Bài thơ “ Viếng lăng Bác” được viết vào thời gian nào? Của ai? ( 0.25đ )
 A. 1975- Tố Hữu. B. 1976- Viễn Phương. C.1977- Nguyễn Duy. D. 1978- Huy Cận.
7. Ý nào phù hợp nhất với tâm trạng của nhà thơ trong bài “ Sang thu”? ( 0.25đ)
 A. Ngạc nhiên. B. Rạo rực, say sưa. 
 C. Ngỡ ngàng, bâng khuâng, bất ngờ. D. Cả 3 ý trên.
8. Nối cột A với cột B sao cho hợp lí. ( 0.25đ )
 Cột A
 Cột B
 Cột (A + B)
1. Đồng chí
a. Vận dụng sáng tạo , giọng điệu lời ru của ca dao
1 +…
2. Con cò
b. Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực
2 +…
3. Nói với con
c. Cách nói giàu hình, gợi cảm, gợi ý sâu xa
3 +…
4. Viếng lăng Bác
d. Giọng điệu trang trọng và thiết tha
4 +…
9. Tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong bài thơ “ Đồng chí” được hình thành từ những cơ sở nào? ( 0.5 đ )
 A. Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
 B. Được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
 C. Nảy nở và bền chặt trong sự chan hòavà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui
 D. Tất cả các ý trên.
10. Nhà thơ nào trong các tác giả sau đã trưởng thành từ phong trào “ thơ mới”? ( 0.5đ )
 A. Huy Cận. B. Bằng Việt C. Chính Hữu D. Y Phương
11. Những đặc sắc nghệ thuật nào sau đây của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận? (0.5đ)
 A. Ngôn ngữ và giọng thơ khỏe khoắn, đậm chất khẩu ngữ.
 B. Hình ảnh thơ giàu chất sáng tạo, liên tưởng phong phú, âm hưởng khỏe khoắn hào hùng.
 C. Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
 D. Giọng điệu tâm tình, tự nhiên, bình dị.
12. Từ “ Lộc” trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được hiểu theo nghĩa nào? (0.5đ )
 A. Lợi lộc. B. May mắn C. Chồi non D. Đem mùa xuân tới cho mọi người
II. TỰ LUẬN: ( 6đ)
 1.Ghi lại khổ thơ thứ 3 trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” và phân tích cảm xúc của nhà thơ qua khổ thơ
 đo?ù( 2đ)
 2. Em hiểu thế nào về 2 câu thơ cuối trong bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh: 
“ Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”(2đ)
3. Chép lại những khổ thơ nói về ước nguyện chân thành muốn cống hiến cho đời của Thanh Hải? ( 2đ)






















 PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG:……………………… MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9
Đề số:…… ( Tiết 129 Tuần 26 theo PPCT)
 
TRẮC NGHIỆM: ( 4đ)
Từ câu 1 - câu 8 HS làm đúng mỗi câu đạt 0.25 đ
Từ câu 9 - câu 12 HS làm đúng mỗi câu đạt 0.5 đ 
1
2
3
4
5
6
7
9
10
11
12
c
c
b
d
b
b
c
d
a
b
c

Câu 8 : 1+ b ; 2+ a ; 3+ c ; 4 + d
TỰ LUẬN : ( 6 đ )
 ( 2 đ ) * HS chép lại đúng khổ thơ thứ ba: “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim” 
 * Phân tích đúng – diễn đạt tốt ý của khổ thơ 
2. ( 2 đ ) Nói đúng được ý: Mượn hình ảnh “sấm” , “ hàng cây đứng tuổi” và cụm từ “ bớt bất ngờ” 
 Để nói con người từng trải , kinh nghiệm ít ngỡ ngàng , choáng ngợp trước những rung động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. ( 1.5 đ )
 Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong bài là ẩn dụ ( 0.5 đ )
3. ( 2 đ ) Chép đúng mỗi câu đạt 0.25 đ 
 “ Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến

 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc”

File đính kèm:

  • docDE 15.doc
Đề thi liên quan