Đề 15 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3863 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 15 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 

MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 ( 1 điểm)
 Viết một đoạn văn trình bày về vai trò, ý nghĩa của chi tiết chiếc lược ngà trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng?
Câu 2: ( 3 điểm)
 “Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi cũng thành đường thôi”
(Cố Hương- Lỗ Tấn)
 Viết một bài văn ngắn nêu ý nghĩa của hình ảnh con đường ở cuối đoạn trích trên.
Câu 3: (6 điểm)
	Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
	Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

--------------- HẾT ---------------












UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 9



Câu
Đáp án
Điểm
1
- Học sinh phải trình bày trong một đoạn văn theo đúng quy ước.
- Các ý chính cần đạt:
 + Chi tiết “Chiếc lược ngà” (cũng được lấy làm tên truyện) có một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm. 
+ Chiếc lược ngà đã nối kết hai cha con ông Sáu và bé Thu trong sự xa cách của hai người và cả sau khi ông Sáu đã hy sinh. 
+ Chiếc lược ngà là biểu hiện cụ thể của tình yêu, nỗi nhớ mong của ông Sáu với con và nó trở thành kỷ vật thiêng liêng, thành biểu tượng của tình cha con sâu nặng.


 
 0,25đ

 
 0,5đ

 

 0,25đ











 2
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Cố hương
- Hình ảnh con đường là hình ảnh biểu tượng mang tính triết lí và suy ngẫm sâu sắc của tác giả.
2. Thân bài: Cần làm rõ các ý:
- Hình ảnh con đường theo nghĩa đen là con đường thực, con đường ra đi của gia đình và nhân vật tôi.
- Theo nghĩa bóng là con đường tương lai của cả dân tộc, của thế hệ trẻ. Con đường đó kì thực không có nhưng người ta đi mãi cũng thành đường thôi. Nghĩa là để thành con đường ấy trước hết phải có niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai phía trước. Sau đó phải có nhiều người cùng đi, cùng kiên trì một hướng mới có thể hình thành một con đường mới. 
- Phải chăng Lỗ Tấn đang ngầm muốn nói đến những phong trào dân chủ tiến bộ không ngăn cách giữa người và người sẽ được thế hệ trẻ đi theo để cứu cả dân tộc.
- Liên hệ thực tế cuộc sống về những tấm gương đã tạo nên những con đường thành công cho dân tộc ( Hồ Chí Minh…)
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa biểu tượng mang tính triết lí của hình ảnh con đường mà Lỗ Tấn đã đưa ra
Hình thức: - Đúng hình thức của một đoạn văn.
 - Có bố cục mạch lạc, rõ ràng


0,5điểm




0,5điểm



0,5điểm






0,5điểm


0,5điểm



0,5điểm
 3
*Về Kĩ năng:
- Học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, luận điểm khoa học, chặt chẽ, phép lập luận phù hợp.
- Lời văn chính xác, sinh động, có cảm xúc.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
*Về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng, miễn là phù hợp yêu cầu của đề. Với đề bài này cần đảm bảo những ý sau:
1. Mở bài: 
 - Hiện thực của đất nước ta từ 1945 đến 1975 là hiện thực của những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi lên chủ nghĩa xã hội của. 
- Hiện thực đó đã tạo nên cho dân tộc Việt Nam một vóc dáng nổi bật: vóc dáng người chiến sĩ luôn trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ thù, vóc dáng của con người mới xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 
- Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động mới hoà quyện tạo nên vẻ đẹp của con người dân tộc Việt Nam. Và điều này đã làm nên hơi thở, sức sống của văn học thời kì 1945 - 1975.
2, Thân bài: Chứng minh.
 +. Hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc: họ là những con người ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi và nổi bật với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, với tình đồng đội cao cả, sắt son, tinh thần lạc quan.:
	 - Họ là những con người ở mọi tầng lớp, lứa tuổi như: người nông dân mặc áo lính (Đồng chí của Chính Hữu), những chàng trai trí thức vừa rời ghế nhà trường (Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật), là em bé liên lạc (Lượm của Tố Hữu)...
 - Họ là những người lính, người chiến sĩ có lòng yêu nước sâu sắc, có ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. (dẫn chứng) 
 - Hoàn cảnh sống chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ song họ luôn có tinh thần lạc quan và tình đồng chí, đồng đội cao đẹp... (dẫn chứng) 
 +. Hình ảnh người lao động mới: họ xuất hiện với tư cách là những người làm chủ cuộc sống mới, họ lao động, cống hiến một cách hăng say, hào hứng, sẵn sàng hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì những lí tưởng cao cả và tương lai đất nước.
 - Người lao động trong "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy cận mang nhịp thở tươi vui, hăm hở, hoà mình cùng trời cao biển rộng: họ ra khơi với niềm hân hoan trong câu hát, với ước mơ trong công việc, với niềm vui thắng lợi trong lao động. Đó là những con người mang tầm vóc vũ trụ, hăm hở ra khơi bằng tất cả sức lực và trí tụê của mình.(Dẫn chứng).
 - "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lí tưởng, say mê, miệt mài trong công việc, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp (Dẫn chứng)
3. Kết bài:
	 - Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử và thời đại. Ở ngoài tiền tuyến khói lửa là hình ảnh của những người lính dũng cảm, kiên cường. Nơi hậu phương là những người lao động bình dị mang nhịp thở của thời đại mới. 
- Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động đã kết tinh thành sức mạnh của con người và dân tộc Việt Nam thế kỉ XX.
- Các tác giả văn học thời kì này họ đồng thời vừa là nhà văn, nhà thơ, vừa là người lính, người chiến sĩ, người lao động cầm bút để ngợi ca về con người dân tộc Việt với niềm say mê và tự hào. Họ đã làm nên vẻ đẹp và sức sống mới cho văn học Việt Nam.












(0,75đ)

 0,25đ


 0,25đ



 0,25đ

( 4,5đ)


 0,25đ



 0,5đ



 0,5đ


 0,5đ



 0,25đ


 

 0,5đ





 0,25đ


(0,75đ)

 0,25



 0,25đ


 0,25đ

------------------------------------













File đính kèm:

  • docvan 9_hsg_15.doc