Đề 15 thi học kỳ 2 môn : ngữ văn - Lớp 9 - thời gian 90’
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 15 thi học kỳ 2 môn : ngữ văn - Lớp 9 - thời gian 90’, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 15 ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’ Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, gồm 10 câu, thời gian 15 phút) Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất, ghi chữ cái ở đầu câu đó vào giấy làm bài (ví dụ: 1A, 2B,...) “Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu. -Gọi điện về đơn vị nhé !” (Ngữ Văn 9, tập 2) 1/Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? A-Lặng lẽ Sa Pa B-Những ngôi sao xa xôi C-Cố hương D-Bến quê 2/Nhân vật “Tôi” trong đoạn trích là ai? A-Nho B-Chị Thao C-Tác giả D-Phương Định 3/Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A-Tự sự B-Miêu tả C-Biểu cảm D-Nghị luận 4/Có bao nhiêu câu của đoạn trích có sử dụng thành phần phụ chú? A-Một B-Hai C-Ba D-Bốn 5/Tác giả của tác phẩm có chứa đoạn trích trên? A-Nguyễn Quang Sáng B-Nguyễn Thành Long C-Lê Minh Khuê D-Nguyễn Minh Châu 6/Từ gạch chân trong câu “Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm.” là thành phần gì? A-Khởi ngữ B-Thành phần biệt lập tình thái C-Thành phần biệt lập phụ chú D-Thành phần biệt lập cảm thán 7/Từ “lúng túng” thuộc loại từ nào trong các từ sau? A-Từ ghép B-Từ láy C-Từ đơn D-Từ đơn đa âm tiết 8/Câu: “ Gọi điện về đơn vị nhé!” có thành phần biệt lập nào? A-Thành phần tình thái B-Thành phần cảm thán C-Thành phần phụ chú D-Thành phần Gọi - Đáp 9/Nhân vật “Tôi” đã cảm nhận điều gì về chị Thao? A-Đảm đang, tháo vát C-Lo lắng nhưng không biết hành động, xử trí như thế nào B-Vất vả, giản dị D-Tần tảo và chịu đựng hi sinh 10/Quan hệ giữa các vế trong câu ghép “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” là quan hệ gì? A-Quan hệ nguyên nhân B-Quan hệ điều kiện C-Quan hệ tương phản D-Quan hệ nhượng bộ Phần II: Tự luận (6 điểm, thời gian 75 phút) Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. ------------------------------------------------- ĐÁP ÁN ĐỀ 15 Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm) 1B, 2D, 3A, 4A, 5C, 6B, 7B, 8D, 9C, 10A Phần II: Tự luận (6 điểm) *Về nội dung: Một vài định hướng chính: 1/Mỗi khổ giãi bày một nỗi niềm riêng: Khổ một thể hiện niềm xúc động khi nhìn thấy hàng tre ở lăng Bác. Khổ hai giãi bày niềm thương tiếc, tôn kính của nhân dân dành cho Bác. Khổ ba là nỗi xúc động nghẹn ngào khi nhìn thấy Bác như đang trong giấc ngủ bình yên thanh thản ngàn đời. Khổ bốn là niềm dạt dào xúc động muốn được ở mãi bên Người. 2/Nét xuyên suốt toàn bài thơ “Viếng lăng Bác” là tình yêu thương, niềm tôn kính vô hạn đối với Bác. Đó không chỉ là tình cảm của tác giả mà còn của toàn thể miền Nam, toàn thể đất nước... *Về nghệ thuật: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, xúc động, vừa thực vừa gợi nhiều liên tưởng. BIỂU ĐIỂM PHẦN TẬP LÀM VĂN: -5-6: Vận dụng tốt kĩ năng về kiểu bài. Cảm nhận đúng hướng. Mạch lạc. Có chất văn. Vài lỗi diễn tả nhẹ. -3-4: Vận dụng tương đối tốt kĩ năng kiểu bài, đảm bảo nội dung. Vài lỗi diễn đạt. -1-2: Sơ sài, tản mạn, tối nghĩa. -0 : Chưa làm được gì. =========================================================================
File đính kèm:
- De thi HK2NV9 15.doc