Đề 15 thi kiểm tra khảo sát học kì 1

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 15 thi kiểm tra khảo sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




ĐỀ THI KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I

 
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm: (2đ)
Chọn đáp án đúng nhất:
 "Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất.Còn người thì ai mà chả thèm hả bác? Mình sinh ra là gì? mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với cháu thế đấy."
 ( Lặng lẽ Sa Pa )
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của tác giả nào?
A. Nguyễn Thành Long. B. Lê Minh Khuê.
C. Kim Lân D. Nguyễn Minh Châu.
2. Đoạn văn trên có mấy hành động nói?
A. Ba hành động nói. B. Một hành động nói.
C. Hai hành động nói. D. Bốn hành động nói.
3. Nhận xét nào nói đúng về nhất về nội dung đoạn trích?
A. Anh thanh niên tâm sự với nhà họa sĩ già về công việc gian khổ nhưng là niềm vui sống của anh.
 B. Anh thanh niên tâm sự với nhà họa sĩ già về niềm vui của anh là làm việc và cống hiến cho đời.
C. Anh thanh niên tâm sự với nhà họa sĩ già về công việc là niềm vui của anh, bổn phận và tuổi trẻ làm việc để cống hiến cho nhân dân, đất nước, cuộc đời. 
A. Anh thanh niên tâm sự với nhà họa sĩ già về niềm vui của anh là làm việc.
4. Văn bản nào dưới đây không phải là thơ Đường?
A. Bạn đến chơi nhà. B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
C. Xa ngắm thác núi Lư D. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
5. Văn bản nào là văn bản nghị luận trung đại?
A. Ý nghĩa văn chương. B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
C. Bàn luận về phép học D. Tiếng nói của văn nghệ.
6.Trong các câu sau câu nào là câu ghép?
A. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi.
B. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể.
C. Các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích lại gây ho hen.
D. Không lạ gì sức khỏe của người nghiện thuốc lá ngày càng sút kém.
7. Dấu hai chấm trong câu văn: Thủa ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này" có ý nghĩa gì?
A. Đánh dấu( báo trước) phần bổ sung ý nghĩa cho phần đứng trước.
B. Đánh dấu( báo trước) lời dẫn trực tiếp.
A. Đánh dấu( báo trước) phần giải thích cho phần đứng trước.
A. Đánh dấu( báo trước) phần thuyết minh cho phần đứng trước.
8.Cho đề bài: Vẻ đẹp của con người trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Thể loại của bài văn trên là gì?
A. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
B. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
C. Nghị luận về một khía cạnh của đoạn thơ, bài thơ.
D. Nghị luận về một nhân vật văn học.
II. Tự luận (8 đ)
 Câu 1 (3đ)
 " Không có kính rồi xe không có đèn
 ........
a. Bằng trí nhớ, hãy viết tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ thơ .( 0.5điểm)
b. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? ( 0.5điểm)
c. Viết đoạn văn ( 8-10 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó. ( 2điểm)
Câu 2 (5đ)
 Phân tích tình yêu làng, tình yêu nước của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc trong truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân.

--------------- HẾT ---------------



UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9

 


I. Tr¾c nghiÖm. (2,0 ®iÓm) ThÝ sinh ghi ®­îc 8 ®¸p ¸n ®óng, mçi ®¸p ¸n cho 0,25 ®iÓm.
1, A
2, D 
3, C 
4, A 
5, C
6, C 
7, C
8, D
II. Tù luËn. (8 ®iÓm)
C©u 1 (2 ®iÓm)
a. Chép đúng, đủ khổ thơ: 
 Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
b. Nêu đúng tên bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính và tác giả Phạm Tiến Duật.
c. Viết đúng hình thức đoạn văn, đúng số câu quy định, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh.
 Viết được câu hỏi tu từ, gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó.
- Nêu cảm nghĩ được về đoạn thơ . Có thể là những ý sau:
+ Là khổ thơ hay nhất bài thơ.
+ Hai câu đầu miêu tả hiện thực chiến tranh ác liệt thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính.Phép liệt kê, điệp từ không được nhắc lại tô đậm hoàn cảnh thiếu thốn khó khăn.
+ Hai câu cuối sử dụng nghệ thuật tương phản khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang bất chấp khó khăn gian khổ quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam. Câu thơ cuối là câu thơ bật sáng chủ đề bài thơ, hình ảnh hoán dụ trái tim diến tả ty đất nước, lí tưởng chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của người chiến sĩ lái xe.
Câu 2 (5 điểm)
 1. Về kỹ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận phân tích về nhân vật văn học.
 - Bố cục rõ ràng đủ ba phần, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt.
 - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, không mắc các loại lỗi.
 2. Về kiến thức: Đề bài yêu cầu phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai. Học sinh có thể có cách phân tích khác nhau, song cần đảm bảo những yêu cầu sau:
	* Trước khi nghe tin làng theo giặc:
	- Khoe về sự giàu đẹp của làng.
	- Khoe về tinh thần kháng chiến của làng.
	- Ở vùng tản cư, ông rất nhớ làng, muốn quay về làng.
	* Khi nghe tin làng theo giặc:
	- Ông đau đớn, tủi hổ trước tin xấu.
	- Không dám đi đâu, trong ông có sự đấu tranh nội tâm vô cùng sâu sắc.
	 - Tuyệt vọng, sụp đổ, chán chường.
	 - Tâm sự với con: lòng yêu nước, yêu cụ Hồ, ủng hộ cách mạng.
	* Khi nghe tin làng theo giặc được cải chính:.
	- Vui mừng, phấn khởi, đi thông báo khắp nơi.
	- Chia quà cho các con.
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 5
Bài làm đáp ứng những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, cẩn thận (có thể còn một vài sai sót nhỏ).
Điểm
3 hoặc 4

Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt và chữ viết đọc được, có chỗ văn viết chưa thật gọn, mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 2
Nắm chưa chắc phương pháp phân tích một đoạn thơ. Bài làm có chép ở một tài liệu nào đó một vài đoạn nhưng tỏ ra không hiểu. Văn viết lủng củng, mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1
Lạc đề, không hiểu đề, sai lạc cơ bản về nội dung cũng như phương pháp. 
--------------- HẾT ---------------

File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_15.doc