Đề 16 kiểm tra 45 phút môn : ngữ văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 16 kiểm tra 45 phút môn : ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Huyện Đức Linh 	KIỂM TRA 45 PHÚT
Trường :........................	MÔN : NGỮ VĂN 9 
Đề Số : ................	TIẾT 129 TUẦN 26 THEO PPCT
	
Họ và tên : .........................
Lớp : ...................................
Điểm 
Lời phê của thầy cô giáo




I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (5 điểm)
	Khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau :
 1. Trong các bài thơ sau, bài nào không nói về tình mẹ con.
	a. Con cò	b. Mây và sóng	c. Nói với con
 2. Bài thơ nào dưới đây là dòng tâm sự của người lính cách mạng.
	a. Ánh trăng	b. Bếp lửa	c. Mùa xuân nho nhỏ
 3. Hình tượng con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là biểu tượng của ai ?
	a. Người nông dân vất vả, cực nhỏ.
	b. Người mẹ lúc nào cũng bên con.
	c. Người vợ đảm đang, tần tảo.
 4. Bài “Sang thu” gợi thời điểm giao mùa cuối hạ đầu thu ở vùng nào ?
	a. Nông thôn Nam Bộ	b. Nông thôn Bắc Bộ	 c. Nông thôn Trung Bộ
 5. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” nên hiểu là :
	a. Mùa xuân của một niền góp vào mùa xuân chung của đất nước.
	b. Tuổi thanh xuân của con người trong cuộc đời.
	c. những cái tinh tú, tốt đẹp dù nhỏ bé của mỗi người góp cho mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.
 6. Giá trị nội dung của bài “Nói với con” là gì ?
	a. Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng.
	b. Ca ngợi, tự hào về truyền thống cần cù và sức sống mạnh mẽ của quê hương.
	c. cả a,b.
 7. Bài thơ nào được nhà thơ sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt thể hiện khát võng làm đẹp cho cuộc đời ?
	a. Mùa Xuân nho nhỏ	b. Nói với con	c. Con cò
 8. Câu thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ ?
	a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
	b. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	c. Sương chùng chình qua ngõ.
 9. Tác giả nào sau đây là người nổi tiếng trong phong trào “Thơ mới”
	a. Thanh Hải 	b. Chế lan Viên	c. Viễn Phương
 10. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác vào thời kì nào ?
	a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
	b. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
	c. khi đất nước đã thống nhất.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
 1. Nêu những điều nguyện ước chân thành, tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” (1 đ).
 2. Thái độ tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào trước khi rời lăng Bác trở lại miền Nam ? (0,5 đ).
 3. Chép lại một đoạn thơ trong bài “Sang Thu” (0,5 đ).
 4. Nội dung của bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên (0,5 đ).
 5. Nêu giá trị nghệ thuật của bài “Viếng lăng Bác” (0,5 đ).
 6. Em nhận xét gì về cách dùng đại từ ở phần đầu và phần cuối của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ý nghĩa của cách dùng đại từ như thế ? (1 đ).
 8. Ghi lại tên các bài thơ ở chương trình lớp 9 viết trong giai đoạn chống Mĩ (1964 – 1975) (0,5 đ).


































Phòng GD Huyện Đức Linh 	 	HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT
Trường :........................	MÔN : NGỮ VĂN 9 
Đề số : ................	TIẾT 129 TUẦN 26 THEO PPCT	
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 5 điểm)

Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
c
a
b
b
c
c
a
b
b
c

II. PHẦN TỰ LUẬN : (5 điểm)
 1. Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải : 
	- Được sống có ích, cống hiến âm thầm, lặng lẽ, cống hiến suốt đời cho đất nước. (0,5 đ)
	- Góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho mùa xuân chung của đất nước, muốn mọi người cũng làm như thế (0,5 đ).
 2. Thái độ, tình cảm của Viễn Phương là thương nhớ Bác không nguôi; muốn làm những vật nhỏ bé, bình thường nhưng được ở gấn bên Bác, nguyện làm cây tre trung hiếu như người lính canh giấc ngủ của Bác được bình yên. (0,5 đ)
 3. Học sinh chép một đoạn trong 3 đoạn thơ (0,5 đ).
 4. Nộidung bài thơ “Con cò”
	- Ca ngợi tình mẹ (0,25 đ).
	- Nói lên ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người (0,25 đ)
 5. Giá trị nghệ thuật của bài “Viếng lăng Bác”.
	- Giọng điệu trang trọng và thiết tha, nhiều hình ảnh đẹp và gợi cảm (0,25 đ).
	- ngôn ngữ bình dị và cô đúc (0,25 đ)
 6. Ở phần đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả dùng đại từ nhân xưng “Tôi” nhưng sang đoạn cuối tác giả dùng đại từ “Ta” (0,25 đ).
	Ý nghĩa từ “Tôi” thể hiện những cảm nhận về mùa xuân của riêng tác giả, còn từ “Ta” tác giả muốn nhắn gửi rằng : không phải riêng một mình tác giả mà mọi người đều phải sống đẹp để góp phấn làm đẹp mùa xuân đất nước. (0,75 đ)
 7. Người cha trong bài “Nói với con” là người yêu con tha thiết vì ông luôn có ý thức dạy con nên người, muốn trang bị cho con vốn sống, nhắc con về tình cảm gia đình, niềm tự hào về quê hương, mong con trưởng thành trở thành người có ích cho quê hương, đất nước (0,5 đ).
 8. Những bài thơ ở giai đoạn chống Mĩ :
	- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (0,25 đ).
	- “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (0,25 đ).












File đính kèm:

  • docDE 16.doc