Đề 16 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 16 thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian:120 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (2 điểm): 
Trong câu ca dao sau:
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
 Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
a, Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì? Giải thích nghĩa?
b, Phân tích cái hay của câu ca dao do biện pháp tu từ đem lại.
Câu 2 (2 điểm):
Người xưa nói : ''Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm , đừng thấy việc ác nhỏ mà làm''
	Em có suy nghĩ gì về lời khuyên trên .
( bài làm không quá một trang giấy thi )
Câu 3 ( 6.0 điểm )
	Vân xem trang trọng khác vời 
	Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang.
	Hoa cười , ngọc thốt , đoan trang ,
	Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da .
	Kiều càng sắc sảo mặn mà ,
	So bề tài sắc lại là phần hơn :
	Làn thu thủy , nét xuân sơn ,
	Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh .
	Một hai nghiêng nước nghiêng thành ,
	Sắc đành đòi một , tài đành họa hai .
	Thông minh vốn sẵn tính trời ,
	Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm .
	Cung thương lầu bậc ngũ âm , 
	Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương .
	Khúc nhà tay lựa nên chương ,
	Một thiên “ bạc mệnh “ lại càng não nhân .
	( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )
	Phân tích đoạn thơ trên để thấy : Nguyễn Du không những dựng lên được hai bức chân dung xinh xắn, đẹp đẽ của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều mà dường như còn nói được cả tính cách, thân phận,... toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng .
……………………HẾT………………………


















UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 9


Câu 
Đáp án
Điểm
Câu 1(2 điểm):

a, Đây là từ láy chỉ mức độ cao.
- Giải nghĩa: Trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩ trở đi trở lại trong lòng con người, không thể ngồi yên. (1điểm)
1 điểm

b, Câu ca dao trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh: trạng thái mơ hồ, trừu tượng, được đưa ra hình ảnh cụ thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm
1 điểm
Câu 2 ( 2 điểm
- Học sinh giải thích, chứng minh và kết luận được:
+ Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng, mang lại niềm vui, tình cảm ấm áp cho mình và những người xung quanh, góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp.
+ Việc ác là những việc làm gây nên những mất mát tổn thương, những hậu quả tiêu cực...cho những người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi cho mình, nhưng lại có hại cho người khác...
+ ý nghĩa của câu nói: khẳng định một cách dứt khoát rằng:
Chớ làm điều ác, nên làm việc thiện
+ Làm việc thiện lương tâm luôn thanh thản, thoải mái. Làm việc ác lương tâm luôn bị day dứt, lo sợ, ám ảnh...
+ Đây là một lời khuyên có ý nghĩa thiết thực với mỗi người. Bởi vì ta thường cứ hay vô tình với những điều tưởng như nhỏ nhoi xung quanh nhưng thực ra trong cuộc sống việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ vẫn là ác, vẫn bộc lộ sự ích kỷ, dã tâm của người thực hiện và việc thiện dù là việc nhỏ hay lớn thì nó cũng luôn biểu hiện tấm lòng, cái tâm thơm thảo của con người.
+ Nhắc nhở mọi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất nguỵ biện của chính mình.
+ Có thái độ dứt khoát trong hành động, thái độ chỉ làm việc thiện không làm việc ác dù là nhỏ nhất.


Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế: Việc làm ác của Trịnh Hâm , Bùi Kiệm …Những con người tốt bụng ông Ngư , ô Tiều …


Liên hệ rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống về giá trị của việc thiện, có ý thức làm nhiều việc thiện, lên án những việc làm ác, có thái độ sống tích cực, biết quan tâm chia sẻ, cư xử độ lượng với những người xung quanh....
Điểm 2: Bài viết đạt đầy đủ những yêu cầu nêu trên, chỉ mắc một vài lỗi nhỏ
- Điểm 1,5 : Bài viết đáp ứng được phần lớn yêu cầu trên có mắc lỗi nhưng không nghiêm trọng.
- Điểm 1: Bài viết đáp ứng được 1/2 yêu cầu trở lên nhưng diễn đạt chưa rõ ý, có sai sót về lỗi từ, lỗi câu.
- Điểm - 0: Khả năng hiểu biết và cảm thụ văn chương còn yếu, viết lan man...

Câu 3 : 
MB : Giới thiệu đoạn trích , đưa nhận xét 
1 đ

TB :
Bài viết cần tập trung phân tích những hình ảnh mang tính chất ước lệ , nghệ thuật ẩn dụ , điển cố , ngôn từ ,... để làm nổi rõ hai bức chân dung Vân , Kiều :
- Chân dung Thúy Vân :
+ Khuôn mặt tròn trịa như vầng trăng 
+ Lông mày như lông mày con ngài 
+ Nụ cười như hoa , tiếng nói trong như ngọc .
+ Tóc mềm hơn mây , da trắng đẹp hơn tuyết .
Thúy vân có được vẻ đẹp của người con gái phúc hậu , đoan trang .
- Chân dung Thúy kiều :
	Sắc :
+ Cặp mắt trong như mặt nước hồ thu , mày như dáng núi mùa xuân .
+ Dung nhan đẹp đằm thắm khiến hoa ghen , liễu hờn 
+ Một tuyệt thế giai nhân - nghiêng nước nghiêng thành
	Tài :
+ Thông minh 
+ Tài hoa ( tài thơ , tài họa , tài đàn ,... tài nào cũng siêu tuyệt )
	Thúy Kiều có được vẻ đẹp “ sắc sảo mặn mà “ về cả tài lẫn sắc .
2.Hai bức chân dung đều đạt đến vẻ đẹp hoàn mỹ , thế nhưng Nguyễn Du đã tả Kiều sâu đậm hơn , tâm huyết hơn và đủ cả hai bình diện tài sắc , thể hiện :
+ Số lượng câu thơ để khăc họa chân dung 
+ Mục đích tô đậm khắc sâu : TV tả trước , Kiều tả sau 
+ Tả TV ở khuôn mặt , TK đôi mắt 
+ Cách dùng những từ ngữ có giá trị tuyệt đối .
3. Chức năng dự báo qua hai bức chân dung :
- Một người phúc hậu , đoan trang : số phận sẽ bình yên hạnh phúc , tạo hóa sẽ nhường bước cho nàng : Thua , nhường 
- Một con người tài , săc , tình ( tâm hồn ) : số phận đau khổ , tạo hóa ghen ghét : Hờn , ghen .
4. Nguyễn Du đã thông qua tả ngoại hình ( tức nhan sắc và biểu hiện của tài hoa ) mà nói đến phẩm chất tâm hồn . Ông không chỉ khắc họa hình vẻ bên ngoài mà còn tả cả tinh thần ,... khiến ta hiểu , hình dung và cảm nhận về nhân vật một cách thấu đáo .
KB: Khẳng định tài năng của Nguyễn Du và đoạn trích 
 



1đ






1đ










1đ








1đ

( 1 đ )

..................HẾT....................


File đính kèm:

  • docvan 9_hsg_16.doc
Đề thi liên quan