Đề 16 thi học kỳ 2 môn : ngữ văn - Lớp 9 - thời gian 90’
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 16 thi học kỳ 2 môn : ngữ văn - Lớp 9 - thời gian 90’, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 16 ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’ I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm ) Đọc ba khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế. (Trích Mùa xuân nho nhỏ-NV9-Tập2) Câu.1: Bài "Mùa xuân nho nhỏ "của tác giả nào? A.Thanh Hải B. Chế Lan Viên C. Nguyễn Duy D. Nguyễn Khoa Điềm Câu 2: Bài "Mùa xuân nho nhỏ" ra đời trong hoàn cảnh nào? A.Trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ C.Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng CNXH. D.Khi đất nước thống nhất. Câu 3: Sự sáng tạo đặc sắc nhất của tác giả trong bài thơ là: A.Hình ảnh cành hoa B.Hình ảnh con chim hót C .Hình ảnh nốt nhạc trầm D.Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ Câu 4: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ: "Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc" A. Ẩn dụ ; B. Hoán dụ ; C. Điệp ngữ ; D. So sánh Câu 5: Hàm ý là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp trong câu. A. Đúng B. Sai Câu 6: Hãy điền từ ngữ thích hợp vào dấu ba chấm của nhận xét sau: Thế giới sáng tạo của em bé thật diệu kì. Ở trò chơi thứ nhất, em là .................. Còn mẹ là ................... Ở trò chơi thứ hai, em đã hoá thành ...................còn mẹ là............... Tình mẫu tử quả là một thế giới lung linh, kì ảo, vĩnh hằng và bất diệt ( mây , trăng, sóng, bến bờ, sao, gió ) Câu7: Đọc mẫu đối thoại sau. Hãy chỉ ra câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó? Thầy giáo đang giảng bài thì một học sinh bước vào. Giáo viên: - Bây giờ là mấy giờ rồi em? Học sinh: - Em xin lỗi thầy, em bị hỏng xe. Nội dung của hàm ý: ............................................................................................................. Câu 8: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lýcủa các bước làm bài nghị luận. A. Viết bài ; B. Tìm hiểu đề và tìm ý ; C .Đọc và chữa bài D. Lập dàn ý . .................................................................................................... Câu 9: Câu nào sau đây là câu đặc biệt? A. Tôi, một quả bom trên đồi. ; B. Vắng lặng đến phát sợ. C. Cây còn lại xơ xác. D. Đất nóng. Câu 10: Phần gạch chân trong câu sau: "Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê." Là cụm từ gì? A. Cụm danh từ ; B .Cụm tính từ C . Cụm động từ ; D. Cụm chủ vị II PHẦN TỰ LUẬN : ( 6 Điểm ) Câu 1 : Chép khổ thơ cuối của bài thơ "Viếng lăng Bác" ( 2 điểm ) Câu 2 : (Phần tập làm văn ) Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm " Lặng lẽ sa pa " Của Nguyễn Thành Long ( 4 điểm ) ------------------------------------------------- ĐÁP ÁN ĐỀ 16 I.Phần trắc nghiệm: (4đ) Câu 1:Chọn A; Câu 2:Chọn D; Câu 3:Chọn D; Câu 4:Chọn C; Câu 5:Chọn B; Câu 10:Chọn A(Mỗi câu đúng 0,25đ) Câu 6:Điền theo thứ tự: Mây, trăng, sóng, bến bờ(Mỗi từ đúng được 0,25đ) Câu 7: Nội dung của hàm ý là: Sao em lại đi học muộn vậy?(0,5đ) Câu có chứa hàm ý là câu hỏi của thầy(0,5đ) Câu 8: A-B-D-C (0,5đ) Câu 9:Chọn B(0,5đ) II.Phần tự luận: (6đ) Câu1(2đ): Học sinh chép đúng ngyên văn đoạn thơ, nếu sai hai lỗi chính tả -0,25đ Câu 2:Yêu cầu về mặt nội dung: -Học sinh phải nêu được các ý sau : + Hoàn cảnh sống và làm việc : Một mình trên đỉnh núi cao, công việc " đo gió, đo mưa, đo nắng " dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, chiến đấu . Công việc đòi hỏi phải tỉ mĩ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao . + Có ý thức về công việc và lòng yêu nghề . + Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động . + Anh có nét tính cách và phẩm chất đáng mến : Sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm người người khác . Ngoài ra anh còn là người khiêm tốn thành thật . Yêu cầu về mặt hình thức : Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục . 0 –1 Điểm Bài làm quá sơ sài không thể hiện được nội dung yêu cầu đề hoặc có ý nhưng rất sơ sai 2 điểm có hiểu đề nhưng bài làm chưa sâu , chưa nêu nhiều dẫn chứng .bài làm sai quá ba lỗi diễn đạt hoặc chính tả 3 điểm bài làm có ý một số chỗ có phân tích nhưng chưa sâu sắc . Còn sai vài lỗi chính tả hoặc diễn đạt 4 điểm : bài làm hay súc tích thuyết phục . Không sai lỗi chính tả và diễn đạt . =========================================================================
File đính kèm:
- De thi HK2NV9 16.doc